Chất có hoạt tính bề mặt

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 114 - 119)

- Màu biểu kiến là màu gây nên bởi những phần tử lơ lửng.

15) Chất có hoạt tính bề mặt

Các chất có hoạt tính bề mặt (CHTBM) là các chất hóa học có chứa một gốc hóa học “kỵ nước”. CHTBM xâm nhập vào nguồn nước qua nước thải sinh hoạt hay từ chất thải của các nhà máy xà phòng, bột giặt tổng hợp, các chất tẩy rửa hóa học...Hoạt tính của các chất này thể hiện qua việc chúng tích tụ ngay trên bề mặt tiếp xúc giữa vật thể và nước sau đó tách vật thể ra dưới dạng bọt khí, các hạt nhũ tương, chất khuyếch tán, chất lơ lửng...CHTBM thường là các phân tử mang gốc hydrocarbon (-R) với 10 – 20 nguyên tử C phân làm hai nhóm mà nhóm ion hóa tạo phản ứng “tách” vật thể nêu trên. Các CHTBM ở dạng cation mang gốc có điện tích âm tiêu biểu như RSO3-Na+ hoặc các CHTBMở dạng anion mang gốc có điện tích dương đại diện là (RMe3N)+Cl-....và cũng có thể là các phân tử không mang điện tích như R-O(CH2)2-O(CH2)2-...-O(CH2)2-OH, có công thức tổng quát là Ren. 2/3 các CHTBM thường gặp là các chất không mang điện tích. Trong nước thải sinh hoạt thành phố, CHTBM được tìm thấy có hàm lượng trung bình từ 1- 20 mg/l thường ở dạng hòa tan hoặc bị hấp thụ bởi vật khác.

Bên cạnh các chỉ tiêu nêu trên, để quản lý chất lượng nước còn cần phải chú ý đến một số thành phần khác như Cl- (muối clorua), SO4

2-

, Fe2+/ Fe3+, Mn2+, H2S, NH3…

Theo Lê Trình (1997), tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước được quy định dựa vào mục tiêu sử dụng: nước uống cần độ tinh khiết cao về mặt hóa, lý, sinh học; nước thủy lợi cần đảm bảo về độ mặn và một số nguyên tố dưới mức có hại cho cây trồng; trong khí đó nước phục vụ nuôi trồng thủy sản cần nước sạch nhưng phải có độ mặn phù hợp với yêu cầu của đối tượng. (Tham khảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia năm 2008 về chất lượng nước)

Bảng 3.3. Giá trị giới hạn của các thông số trong nước biển ven bờ Giá trị giới hạn TT Thông số Đơn vị Vùng nuôi trồng thuỷ sản, bảo tồn thủy sinh Vùng bãi tắm, thể thao dưới nước Các nơi khác

3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l 50 50 -

4 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 5 ≥ 4 -

5 COD (KMnO4) mg/l 3 4 - 6 Amôni (NH+4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,5 0,5 7 Florua (F-) mg/l 1,5 1,5 1,5 8 Sulfua (S2-) mg/l 0,005 0,01 0,01 9 Xianua (CN-) mg/l 0,005 0,005 0,01 10 Asen (As) mg/l 0,01 0,04 0,05 11 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,005 12 Chì (Pb) mg/l 0,05 0,02 0,1 13 Crom III (Cr3+) mg/l 0,1 0,1 0,2 14 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,02 0,05 0,05 15 Đồng (Cu) mg/l 0,03 0,5 1 16 Kẽm (Zn) mg/l 0,05 1,0 2,0 17 Mangan (Mn) mg/l 0,1 0,1 0,1 18 Sắt (Fe) mg/l 0,1 0,1 0,3 19 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 0,002 0,005 20 Váng dầu, mỡ mg/l Không có Không có - 21 Dầu mỡ khoáng mg/l Không phát hiện thấy 0,1 0,2 22 Phenol tổng số mg/l 0,001 0,001 0,002 Hoá chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ

Aldrin/Diedrin µ g/l 0,008 0,008 - Endrin µ g/l 0,014 0,014 - B.H.C µ g/l 0,13 0,13 - DDT µ g/l 0,004 0,004 - Endosulfan µ g/l 0,01 0,01 - Lindan µ g/l 0,38 0,38 - Clordan µ g/l 0,02 0,02 - 23 Heptaclo µ g/l 0,06 0,06 - Hoá chất bảo vệ thực vật phospho hữu cơ 24

2,4D mg/l 0,45 0,45 - 2,4,5T mg/l 0,16 0,16 - Paraquat mg/l 1,80 1,80 - 26 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1 0,1 27 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0 1,0 28 Coliform MPN/ 100ml 1000 1000 1000

Ghi chú: Dấu (-) là không quy định.

(Nguồn: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ, 2008)

Do việc xác định các thành phần hóa, lý được thực hiện tin cậy, ổn định với độ chính xác cao nên các tổ chức quốc tế và các quốc gia đều sử dụng các thông số hóa, lý để quy định tiêu chuẩn môi trường nước. Ngược lại, thành phần thủy sinh vật ít biên đổi tức thời khi chất lượng nước thay đổi và rất khó đánh giá nên chưa có tiêu chuẩn quy định mà thường chỉ xem xét bổ sung, đặc biệt là các loại thủy sinh vật nhạy cảm với sự thay đổi chất lượng nước và ô nhiễm nguồn nước (thủy sinh vật chỉ thị).

3.2. Quan trắc chất lượng môi trường nước3.2.1. Mục tiêu quan trắc 3.2.1. Mục tiêu quan trắc

Việc thu thập thông tin về sự tồn tại và nồng độ các chất trong môi trường phát sinh ra từ nguồn thiên nhiên hay nhân tạo phải được thực hiện bằng đo lường các chất đó. Tuy nhiên các phép đo lường đơn (đo lường một lần) hoặc cách quãng thời gian đối với một thành phần/tác nhân nào đó chưa đủ giá trị để có thể đưa ra sự đánh giá về phân bố của thành phần/tác nhân theokhông gian và thời gian (Lê Quốc Hùng và cộng sự, 2006). Hơn nữa, sự giám sát (monitoring) các thông số môi trường cũng tương tự như các phép đo trong một số ngành là sự đo đạc hay quan trắc nhắc lại các phép đo thực hiện với mật độ mẫu đủ lớn về cả không gian và thời gian để từ đó có thể thực hiện được đánh giá có hiệu quả các biến đổi và xu thế. Giám sát môi trường là phức hợp các biện pháp khoa học công nghệ và tổ chức nhằm bảo đảm thu nhận được các thông tin mức độ hiện trạng hay xu thế biến đổi các chất ô nhiễm phát thải vào môi trường hay nhiễm vào các cơ thể sống của hệ sinh thái trên mặt đất.Nói cách khác, giám sát được lập kế hoạch để kiểm soát môi trường một cách có hệ thống trạng thái và xu thếphát triển của các quá trình tự nhiên trong đó có bàn tay của con người. Do vậy, thuật ngữ giám sát chất lượng môi trường, ở đây cần được hiểu là quan trắc, đo lường, ghi nhận một cách thường xuyên, liên tục và đồng bộ chất lượng môi trường và các yếu tố có liên quan đến chúng. Theo UNEP, giám sát môi trường có thể được tiến hành để nhằm một số mục tiêu sau đây:

(1) Để đánh giá các hậu quả ô nhiễm đến sức khỏe và môi trường sống của con người, như vậy sẽ xác định được mối quan hệ nguyên nhân và hậu quả của nồng độ chất ô nhiễm, ví dụ như giữa sức khỏe và biến đổi khí hậu.

(2) Để đảm bảo sự an toàn của việc sử dụng tài nguyên (không khí, nước, đất, sinh thái …) vào các mục đích kinh tế.

nguyên trong tương lai.

(4) Để nghiên cứu và đánh giá các chất ô nhiễm và hệ tiếp nhận chúng (xu thế tiềm năng ô nhiễm).

(5) Để đánh giá các biện pháp kiểm soát về mặtluật pháp về phát thải. (6) Để tiến hành các biện pháp khẩn cấp tại những vùng có ô nhiễm đặc biệt.

Hình 3.1 Các bước thiết kế chương trình quan trắc môi trường

(Nguồn: Lê Quốc Hùng và cộng sự, 2006) Mục tiêu

Vị trí và số lượng điểm đo Thông số quan trắc Độ dài giám sát

Phương pháp lấy mẫu

Lựa chọn thiết bị

Kỹ thuậtphân tích

Phương pháp hiệu chuẩn

Phương pháp ghi số liệu

Phương pháp trình bày kết quả

thân đã đòi hỏi rất nhiều các yếu tố cần và đủ để có một chương trình giám sát. Ví dụ, số lượng của lưới điểm lấy mẫu, độ dài/thời gian của quan trắc, tần suất lấy mẫu, kỹ thuật lấy mẫu và phân tích mẫu và đồng thời nó cũng là các số liệu đầu ra của chương trình quan trắc. Sự quyết định quan trắc cái gì, khi nào,ở đâu, và như thế nào được vạch ra chỉ khi mục tiêu quan trắc đã được xác định. Do vậy, điều quan trọng nhất của thiết kế một chương trình quan trắc là phải thiết lập được mục tiêu quan trắc. Đây là bước cần thiết để quy định loại thông tin mà chương trình quan trắc (hệ thống chỉ tiêu chất ô nhiễm quan trắc) phải cung cấp và quyết định thể loại quan trắc (thể loại quan trắc).

Trong hình 3.1, 3.2 là các sơ đồ khối các xem xét được đưa ra để quyết định thiết kế một chương trình quan trắc.

Hình 3.2 Sử dụng thông tin của hệ thống quan trắc môi trường

(Nguồn:Lê Quốc Hùng và cộng sự, 2006) Chất lượng môi trường

Hiểu biết chính xác về chất lượng môi trường

Thu thập mẫu Phân tích trong phòng thí nghiệm Xử lý số liệu Phân tích số liệu Lập báo cáo Sử dụng thông tin

hoạch định chiến lược phê duyệt.Báo cáo này cần phải bao gồm các cơ sở và luận cứ xác đáng, ví dụ như cơ sở thiết lập hệ thống quan trắc và phân tích, thông số đo, tần suất đo, hệ thống đánh giá bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá, công cụ đánh giá, công cụ trình bày số liệu v.v. Ngoài ra, một số vấn đề quan trọng khác như tổ chức thực hiện chương trình quan trắc liên quan đến nhân sự, trách nhiệm và vấn đề tài chính v.v.

Tóm lại, một thiết kế chương trình quan trắc phải bao gồm cácvấn đề sau:

(1) Chiến lược quan trắc.

(2) Mạng lưới quan trắc bao gồm cả hệ thống điểm đo, thông số đo và phân tích, việc sử dụng các tiêu chuẩn v.v.

(3) Hình thức trình bày và thể hiện kết quả.

(4) Hệ thống tổ chức về nhân lực và vật lực của từng công đoạn trong toàn bộ hệ thống.

(5) Kế hoạchvà chi phí– hiệu quả. (6) Phân tích rủi ro (nếu có).

3.2.2 Các dạng quan trắc môi trường nước

Các nguồn gốc phát thải ô nhiễm có thể do hoạt động con người hoặc có thể do các hoạt động thiên nhiên làm tổn hại đến môi trường nước cũng như đến chất lượng cuộc sống của con người. Phân loại quan trắc môi trường nước cũng vì thế được chia ra làm hai thể loại khác nhau, đó là:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 114 - 119)