Nhiễm do hoạt động của tàu thuyền

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 84 - 86)

Theo Thao (2003), ô nhiễm do tàu thuyền gây ra chiếm 12% ô nhiễm môi trường biển. Tàu thuyền có thể gây ra ô nhiễm không khí do hoạt động chức năng như đốt nhiên liệu, thiêu hủy rác trên biển, sử dụng các chất CFC và halons trong các thiết bị lạnh và các thiết bị phòng cháy chữa cháy, sự bay hơi của các chất chuyên chở trên tàu....Theo Egard Gold (dẫn theo Thao, 2003), ô nhiễm biển từ tàu thuyền có thể được chia làm 5 nhóm sau:

•Các hoạt động xả đáy từ tất cả các loại tàu, •Tràn dầu và chất độc hại do sự cố trên biển,

•Tràn dầu và chất độc hại trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển và nhập kho,

•Thải bỏ các chất thải có chủ ý.

Box 2.2. DDT,(Tetra) Ethyl chì….

1. DDT: Dichloro-diphenyl-trichloroethane; 1,1,1-trichloro-2,2-bis (p-chlorophenyl) ethane… Sau năm 1972, việc sử dụng DDT đã khôngđược cho phépở Mỹ trừ những trường hợpkhẩn cấp về sức khỏecộng đồng.

2. Methyl thủy ngân: CH3Hg+ (MeHg))là dạng hữu cơ của thủy ngân và dạng thủy ngân phần lớn dễ tích lũy sinh học trong cơ thể sinh vật, một dạng độc thần kinh(Griesbauer, 2007); Hầu hết thủy ngân có trong cá là dạng methyl thủy ngân, một hợp chất có độc tính cao mà có thể hình thànhở cádữ (predatory fish) ... Sự tích lũy sinh học của methyl thủy ngân (được tích lũy vào trong cơ thể sinh vật nhanh hơn bị đào thải) và khuếch đại sinh học (sự tăng lên về nồng độ khi mà nóđi qua qua chuỗi thức ăn)(Erwin and Munn, 1997). Thủy ngân xuất hiện với một vài dạng địa hóa khác nhau bao gồm thủy ngân “cơ bản” [Hg(0)], thủy ngân ionhóa (hay oxi hóa) [Hg(II)], và mộtloạt các dạng hữu cơ, dạng quan trọng nhất của nó là methyl thủy ngân (CH3Hg+). Methyl thủy ngân là dạng hầu hếtsẵn sàngđược kết hợp vào trong các mô sinh vật và phần lớn độc với con người.Sự chuyểndạng từ thủy ngân cơ bản thành methyl thủy ngân là một quá trình sinhđịa phức tạp đòi hỏi ít nhất 2 bước: (1) Quá trình oxi hóa Hg(0) thành Hg(II),được tiếp tục bởi (2) Quá trình chuyển dạng từ Hg(II) thành methyl thủy ngân (CH3Hg+); bước 2 được đề cập với tính chất là quá trình methyl hóa (Alpers and Hunerlach, 2000). Sự chuyểndạng của thủy ngân vô cơ thành methyl thủy ngânmang tính quan trọng bởi hai lý do: (1) methyl thủy ngâncó độc tính cao hơn thủy ngân vô cơ, và (2) các sinh vật cầnthời gian dài hơn đáng kể để đào thải methyl thủy ngân.Với quan điểm này, vi khuẩn chứa methyl thủy ngân có thể bị tiêu thụ bởi những bậc cao hơn kế tiếp trong chuỗi thức ăn, hoặc các vi khuẩn này có thể đào thải methyl thủy ngân vào trong nước nơi mà nó có thể hấp thu nhanh vào thực vật phù du, chúng cũng được hấp thu bởi các bậc kế tiếp trong chuỗi thức ăn (Krabbenhoft and Rickert, 2009).

(Nguồn:http://toxics.usgs.gov/definitions/ddt.html (DDT),

http://toxics.usgs.gov/definitions/methylmercury.html (Methyl thủy ngân); accessed 23/04/2013_

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 84 - 86)