Nhiễm nước mặt ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 79)

- Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp: Trong một nghiên cứu gần gây tại các quốc giá vùng ven biển Địa Trung Hải, so sánh với các nguồn đô thị và công nghiệp, nông nghiệp là ngu ồn

a. nhiễm nước mặt ở thành phố Hồ Chí Minh

Với hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt khoảng 3.000 km, việc xử lý, cải tạo có những khó khăn trước tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Thời gian qua, TP.HCM đã hoàn thành cơ sở hạ tầng ven kênh Tàu Hũ- Bến Nghé và đang tiếp tục triển khai dự án cải thiện môi trường nước tại các lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi - kênh Tẻ. Tuy nhiên, đến tháng 7/2012, có 41 vị trí kênh bị lấn hoặc lấp để xây dựng nhà cửa. Rạch Hàng Bàng (quận 5), kênh Đen (Bình Tân)... đã bị tắc dòng chảy hoàn toàn vì rác. Ô nhiễm kênh rạch là nguyên nhân gây nhiều bệnh, đặc biệt là sốt xuất huyết và tay chân miệng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013).

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), trên địa bàn TP.HCM có khoảng 450 doanh nghiệp xả nước thải ra hệ thống kênh rạch, trong số này khoảng 60% nước thải chưa đạt yêu cầu. Kết quả quan trắc môi trường 9 tháng đầu năm 2012, 5 tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hũ - Bến Nghé và kênh Đôi - kênh Tẻ đều có các chỉ số ô nhiễm vượt quy chuẩn rất nhiều lần (Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM, 2012). Chỉ tiêu coliform tại các tuyến kênh đều vượt hàng trăm lần, cao nhất là kênh Tân Hóa - Lò Gốm vượt chuẩn từ 340- 510 lần. Nồng độ COD kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vượt chuẩn từ 1,3 - 2,5 lần; BOD5 vượt từ 1,04 - 2,08 lần; coliform vượt từ 130 - 210 lần. Điều gây lo ngại là mức độ ô nhiễm gia tăng 2 - 3 lần so với năm 2011. Trung bình mỗi ngày kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè vẫn phải hứng chịu khoảng gần chục tấn rác thải.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 79)