Nhiễm các vùng nước ven bờ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 88 - 91)

- Ô nhiễm có nguồn gốc từ khí quyển

3.2.2. nhiễm các vùng nước ven bờ ở Việt Nam

Đối với Việt Nam, tình hình mang những đặc điểm tương tự. Xem xét theo các nguồn gây ô nhiễm, có thể kể:

- Ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền

Dầumỏ là hợp chất hữu cơ cao phâ tử phức tạp hầu như chỉ chứa hydrocarbon. Hợp chất hữu cơ dạng này được tìm thấy ở thể khí thường được gọi là khí thiên nhiên,ở thể lỏng gọi là dầu thô, ở thể rắn hoặc nửa rắn được tìm thấytrong dầu cát, dầu đá phiến. Khối lượng dầu mỏ nói chung khoảng từ 16g/mol đến 20.000g/mol. Các thành phần không thuộc hydrocarbon đi kèm là các acid hữu cơ, các hợp chất hữu cơ chứa S và N, các tạp chất vơ cơ khác và thậm chí cả nước.

Hydrocarbon của dầu mỏ thuộc 3 họ:

- Hydrocarbon parafinic: công thức tổng quát là CnH2n+2

-Hydrocarbon thơm:công thức tổng quát là CnH2n-6

Xét riêng về nước thải, với đa số các đô thị, nhà máy ở Việt Nam được xây dựng gần bờ biển hoặc các sông chính đãđưa một lượng lớn nước thải vào môi trường biển. Việt Nam có khoảng 2360 dòng sông có chiều dài từ 10 km trở lên với vô số cửa sông đổ ra biển (Vịnh Bắc Bộ -39, miền Trung- 46 và các tỉnh Nam Bộ - 27; trung bình khoảng 20 km bờ biển có 1 cửa sông). Tổng kết của Nguyễn Hồng Thao năm 2003 cho thấy hàng năm các hệ thống sông ở Việt Nam đã đưa vào biển khoảng 900 tỷ m3 nước (bao gồm cả nước tự nhiên và nước thải) mang theo 200 - 250 triệu tấn phù sa, hàng triệu tấn các chất hóa học (vô cơ và hữu cơ) từ các nguồn tự nhiên và nhân tạo. Theo ghi nhận của tác giả này hầu như toàn bộ các sông được đổ ra biển được quan trắc và phân tích đều bị ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng (N, P) cao hơn từ 4 đến gần 200 lần so với tiêu chuẩn nguồn nước mặt loại A và từ 2 đến 20 lần so với tiêu chuẩn nguồn nước mặt loại B.

Bảng 2.6. Lưu vực sông và lưu lượng của các lưu vực sông chính của Việt Nam Diện tích sông

(km2)

Lưu lượng trung bình hằng năm Lưu vực sông Tổng Ở Việt Nam Tỷ lệ (%) Tổng (tỷ km2) % của Việt Nam (*) % ở Việt Nam (**) Bằng Giang – Kỳ Cùng 12.880 11.220 87 8,9 1,0 81 Hồng/Thái Bình 169.000 86.660 51 137,0 15,6 68 Mã 24.490 17.810 63 20,1 2,3 78 Cả 27.200 17.730 65 24,2 2,7 80 Thu Bồn 10.496 10.496 100 19,3 2,2 100 Ba 13.900 13.900 100 10,4 1,2 100 Đồng Nai 42.655 36.261 85 30,6 3,5 95

Cửu Long (toàn bộ) 795.000 72.000 9 520,6 59,2 10

- Vùng châu thổ - Srepok - Sesan - Nơi khác - - - - 39.000 18.200 14.800 - - - - - - - - 108,0 - - - 12,3 - - - 100 Tổng - - - 879,00 100,0 49

(Nguồn: NHS/HP (1992) và MWR/Nippon Koeim 91992)/46, 48/; dẫn theo Nguyễn Hồng Thao, 2003)

Ghi chú:

(*) - % số lượng dòng chảy so với tổngsốcó ở Việt Nam

(**) - % số lượng dòng chảy hình thànhở Việt Nam đối với từng lưu vực sông

- Ô nhiễm do hoạt động của tàu thuyền

Việt Nam nằm cạnh tuyến đường hàng hải quan trọng của Thái Bình Dương với mật độ tàu thuyền qua lại lớn nên khả năng ô nhiễm biển do tàu thuyền gây ra cũng rất lớn. Theo tổng kết của Nguyễn Hồng Thao (2003), số lượng dầu chuyên chở qua biển Đông hàng năm khoảng 2,1 tỷ tấn và vào bất cứ thời điểm nào cũng có khoảng 51 tàu chở dầu cỡ lớn hoạt động trong khu vực. Nếu tính lượng rò rỉ l 1% thì hàng năm lượng dầu đi vào vùng biển khu vực lên đến 2 triệu tấn. Cùng với điều này là các tai nạn ngày càng tăng ở trên biển Viêt Nam.Từ năm 1989 đến năm 2003 đã xảy ra khoảng 50 sự cố tràn dầu với lượng ước tính

khoảng 120.00 tấn gây hậu quả nghiêm trọng cho các vùng biển địa phương (Nguyễn Hồng Thao, 2003). Ngoài các vụ ô nhiễm xác đinh được nguồn gốc, biển Việt Nam còn chịu tác động của ô nhiễm dầu không rõ nguồn gốc. Vấn đề này được phát hiện trên phạm vi cả nước nhưng thường tập trung ở những nơi có đầu mối giao thông. Nguồn gốc của loại hình ô nhiễm này có thể từ các vụ tràn dầu nhỏ không rõ nguồn gốc, hoặc các vụ cố ý thải dầu cặn…từ tàu thuyền, từ các thiết bị hoạt động trên biển hoặc từ các mỏ dầu. Bên cạnh đó, trong phạm vi vùng nước cảng, việc giữ gìn vệ sinh cũng chưa được chú ý.

Đối với Việt Nam, một vấn đề khác cần được kể đến là quản lý chất thải. Việc quản lý rác thải gặp rất nhiều khó khăn do chưa có một hệ thống thu gom, xử lý hợp vệ sinh rác thải sinh hoạt đô thị. Một lượng lớn chất thải nguy hại (rắn và lỏng) được thải trực tiếp vào các thủy vực và theo sông chảy ra biển. Theo tổng kết của Nguyễn Hồng Thao (2003), các số liệu quan trắc của Viện Hải dương học Nha Trang, Phân viện Hải dương học Hải Phòng cho thấy tùy theo địa phương một số yếu tố môi trường trong nước biển đã vượt quá giới hạn cho phép là kẽm (ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam), sắt ở vùng biển miền Nam, coliform ở biển Nha Trang, Định An…

Box 2.4. Tải lượng nguồn thải phân tán vùng đầm Thủy Triều, tỉnhKhánh Hòa

Đầm Thủy Triều, kéo dài từ xã Cam Hòa huyện Cam Lâm đến cầu Long Hồ - phường Cam Nghĩa thuộc thành phố Cam Ranh,có tọa độ 109°09.055’ – 109°12.667’E và 11°58.784 - 12°07.160°N. Các xã Cam Hải Đông, Cam Hòa, Cam Hải Tây, Cam Thành Bắc và thị trấn Cam Đứcthuộc huyện Cam Lâm nằm ven đầm Thủy Triều. Tổng dân số 5 xã/thị trấn ven biển huyện Cam Lâm lần lượt là 53.947 người vào năm 2007 và 49.625 người năm 2011. Mặc dù giá trị này đang giảm dần, nhưng sau khi tái cơ cấu địa giới hành chính, dân số của các địa phương này đang tăng lên. Theo quy hoạch, tổng dân số của các địa phương này đạt 50.040 người vào năm 2015 và 50.300 người vào năm 2020.

Tổng lượng chất thải rắn phân tán không thu gom ở vùng ven bờ đầm Thủy Triều là 275 tấn/tháng năm 2007, giảm xuống còn 183 tấn/tháng năm 2011, nhưng khối lượng sẽ tăng lên 213 tấn/tháng vào năm 2015 và 275 tấn/tháng năm 2020. Đến năm 2015 và 2020, trong khi chất thải rắn từ chăn nuôi không tăng, thì lượng phát sinh từ sinh hoạt tăng gấp đôi. Nguồn thải này ảnh hưởng trực tiếp môi trường đầm Thủy Triều. Sự gia tăng nguồn thải này trong tương lai sẽ gây áp lực lên việc thu gom và xử lý chất thải rắn để bảo vệ môi trường.

Tổng lượng nước thải từ nguồn thải phân tán, có thể là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môi trường nước đầm Thủy Triều. Nguồn thải này của năm 2011 giảm mạnh so với năm 2007 và biến động không đáng kể trong tương lai đối với BOD5 và COD, trong khi đó TN và TP trong tương lai lại tăng mạnh so với năm 2011. Trong năm 2011, hàng tháng, đầm Thủy Triều có thể tiếp nhận một lượng nước thải phân tán tương đương 116,5 tấn BOD5; 269,7 tấn COD; 22,2 tấn N và 5,3 tấn P. Đến năm 2020, hàng tháng tổng lượng thải này tăng lên đến 119,6 tấn BOD5; 270,3 tấn COD; 26,3 tấn N và 8,3 tấn P.

Bảng 2.7. Lượng dầu hàng năm xâm nhập vào biển Việt Nam (tấn) Năm

Nguồn

1992 1995 2000

Khai thác và thăm dò ngoài khơi 200 270 550

Có nguồn gốc từ đất liền 4.040 5.300 7.500

Sự số hàng hải 500 500 1.500

Tai nạn 2.300 3.500 7.500

Giao thông đường thủy (bao gồm cả tàu và thuyền)

340 450 600

Tổng 7.380 10.020 17.650

(Nguồn: Cục Môi trường, TRIMAR – AB, Thụy Điển; dẫn theoThao, 2003)

Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng Việt Nam vẫn chưa có một hệ thống dữ liệu quan trắc đầy đủ và toàn diện về những biến đổi của chất lượng nước ở vùng biển và ven biển. Khả năng kiểm soát và quản lý của Việt Nam còn hạn chế đối với những khối lượng chất thải ngày càng tăng của sự phát triển đô thị, sản xuất của các cơ sở công nghiệp ven biển, sản xuất nông nghiệp và hoạt động tàu thuyền.

- Ô nhiễm từ các hoạt động liên quan đến đáy biển

Ở Việt Nam, việc nhận chìm các chất thải và các chất khác không phải là hiện tượng phổ biến (Thao, 2003). Tuy nhiên, hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí cũng là nguyên nhân không nhỏ gây ô nhiễm. Theo thống kê, lượng mùn khoan do một giếng sâu 4.000m ở mỏ Bạch Hổ là 900 tấn (350 m3). Từ 1984 đến 1997 có khoảng 200 giếng khoan được thực hiện tại hai mỏ Bạch Hổ và Rồng với khoảng 85.000 m3 dung dịch khoan (12.000 tấn) được thải xuống biển. Sau khi các dàn khoan đi vào khai thác, nước thải khai thác sẽ là nguồn ô nhiễm chính. Sự gia tăng lượng dầu và các kim loại nặng trong trầm tích đáy biển xung quanh các khu vực mỏ cho thấy đã có những ảnh hưởng nhất định của việc thải mùn khoan, dung dịch khoan và nước thải vào môi trường biển.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 88 - 91)