Oxy hòa tan (D O dissolved oxygen):

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 110 - 111)

- Màu biểu kiến là màu gây nên bởi những phần tử lơ lửng.

10) Oxy hòa tan (D O dissolved oxygen):

Oxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ, áp suất, đặc tính của nguồn nước (bao gồm thành phần hóa học, vi sinh và thủy sinh vật)... Nước ngầm thường có lượng oxy hòa tan thấp do các phản ứng oxy hóa – khử xảy ra trong lòng đất đã thiêu hao phần lớn oxy.

chất hữu cơ có trong nước. Về mặt hóa học, nước càng bị ô nhiễm thì hàm lượng hữu cơ càng cao. Nước bị ô nhiễm (có độ oxy hóa cao) làm giảm hiệu quả của các quá trình xử lý nước và tiêu tốn nhiều hóa chất trong vấn đề tẩy trùng.

Xác định độ õy hóa hóa học bằng các chất oxy hóa mạnh là KMnO4 hoặc K2Cr2O7 trong môi trường acid đun nóng ở 150oC.

- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD - Biological Oxygen Demand): là lượng oxy cần thiết khi vi khuẩn sử dụng trong quá trình phân hủy chất hữu cơ có khả năng bị oxy hóa sinh hóa trong điều kiện hiếu khí. BOD được tính bằng mg O2/l – là một trong những thông số quan trọng nhất để kiểm soát sự ô nhiễm nguồn nước bởi nước thải sinh hoạt và công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp thực phẩm) nhằm đánh giá khả năng tự làm sạch nguồn nước. BOD càng lớn chứng tỏ mức độ ô nhiễm hữu cơ càng lớn.

Trong thực tế thường sử dụng BOD520 (sau 5 ngày ủ ở 20oC). BOD520 được xem là

BODht (hoàn toàn một cách tương đối).BOD5chỉ là một phần của BOD tổng cộng. Nước thải sinh hoạt và nhiều loại nước thải công nghiệp có BOD5 chiếm 70%-80% của BOD tổng cộng.

Đối với nước thải sinh hoạt, BOD thường dao động trong khoảng 80-240 mg/l; còn đối với nước thải công nghiệp, BOD dao động trong phạm vi rất rộng tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất.

Vì dựa trên cơ sở xác định oxy hòa tan nên độ chính xác của thí nghiệm xác định BOD bị ảnh hưởng và phụ thuộc nhiều vào hoạt động của vi khuẩn và nhiệt độ. Nước thải có nồng độ cao phải được pha loãng và bảo đảm oxy hòa tan trong suốt giai đoạn thí nghiệm.

11) Phosphat:

Phosphat là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Thông thường, phosphat được biết đến dưới dạng orthor PO43- hoặc các liên kết vô cơ của nó như P2O5 hay P2O74- (pyrophosphat)…Phosphat hữu cơ ít được nhắc đến hơn nhưng lại có mặt ở khắp mọi nơi. Trong môi trường tự nhiên phosphat hữu cơ hầu hết là những chất có độc tính dưới dạng các thuốc diệt côn trùng. Trong hoạt động nông nghiệp, phosphat được sử dụng để bón cho cây dưới dạng phân lân. Trong công nghiệp, phosphat là chất tạo bọt cho hầu hết các loại bột giặt tổng hợp, vì vậy phosphat gây những tác động khó lường trong công tác bảo vệ môi trường. Có thể nói phosphat là một trong những thành phần gây nên hiện tượng phú dưỡng các nguồn nước; khi kết hợp với nitơ, phosphat kích thích sự tăng trưởng của nhiều loại phiêu sinh vật. Trong quá trình xử lý nước thải, phosphat lại là một yếu tố quan trọng giúp tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh vật bùn hoạt tính. Chính vì vậy, việc kiểm soát và duy trì phosphat ở giới hạn cho phép rất cần thiết trong việc phát triển các vi sinh vật có ích và việc bảo vệ môi trường ở mức độ cao hơn.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 110 - 111)