Đánh giá kết quả giám sát

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 136 - 137)

- Màu biểu kiến là màu gây nên bởi những phần tử lơ lửng.

3.7.Đánh giá kết quả giám sát

d. Các ảnh hưởng pha tạp

3.7.Đánh giá kết quả giám sát

Sau khi tiến hành phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm, tất cả các thông số lý, hóa, sinh học phù hợp cho từng mục đích khảo sát, độ chính xác của các kết quả đo đạc cần được đánh giá theo các phương pháp thống kê. Việc đánh giá kết quả phân tích còn được tiến hành bằng cách kiểm tra chéo giữa các phòng thí nghiệm, đảm bảo loại bỏ các sai số hệ thống do thiết bị, phương pháp hoặc kỹ thuật thực hiện.

Trong trường hợp tự kiểm tra kết quả phân tích, cần nhớ một nguyên tắc là về mặt lý thuyết tổng đương lượng cac cation đúng bằng tổng đương lượng các anion trong cùng một mẫu nước. Nồng độ các chất hòa tan trong nước thường được thể hiện bằng mg/l hoặc mili đương lượng/l. Số mili đương lượng được tính bằng: meq = mg/l x F

Ca2+* 0,04990 SO42-* 0,02082 Mg2+* 0,08224 Cl-* 0,02820 Sr3+ (b) 0,02282 HCO3- * 0,01639 Na+* 0,04348 CO32- * 0,03333 K+* 0,02558 N-NO3- * 0,07143 N-NH4+** 0,07143 N-NO3- ** 0,0714 P-PO43- ** 0,09686 (Nguồn: Lê Trình, 1997) Ghi chú:

(*): Các ion bắt buộc phải tính trong cân bằng ion

(**); Các ion cần được xem xét nêu có mặt với nồng độ cao đến mức có thể gây thay đổi cân bằngrõ rệt

(1) Đánh giá độ tin cậy về mặt phân tích

Do trong mạng lưới các trạm giám sát chất lượng nước có nhiều phòng thí nghiệm tham gia nên việc kiểm tra chất lượng phân tích (Analytic quality controlAQC) cần được thực hiện.Mục đích AQC nhằm:

- Đánh giá sai số giữa các phòng thí nghiệm khi phân tích cùng một mẫu nước về các thông số lý, hóa, sinh.

- Chỉ rõ lý do gây sai số nếu có (sai số hệ thống do thiết bị hoặc sai số do phương pháp, hóa chất, kỹ thuật phân tích…) và đề ra chương trìnhđiều khiển để thống nhất về kết quả phan tích giữa các phòng thí nghiệm.

(2) Tính toán tải lượng tức thời

Trong trường hợp một mẫu nước với nồng độ chất gây ô nhiễm là C phân bố đều trong cả mặt cắt của một dòng sông có vận tốc dòng Q thì dòng khối (tải lượng ô nhiễm) tức thời của một chất được tính theo công thức:Qµ = K1.C.Q

Trong đó: - K1: hằng số (thường bằng 1)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 136 - 137)