Lắng (Sedimentation)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 142 - 143)

- hi: đô sâu tại thủy vự c

b.Lắng (Sedimentation)

Lắng là phương pháp thường dùng nhất để tách huyền phù và chất keo (được hợp lại dưới dạng cục vón sau giai đoạn đông tụ- kếtbông)

Người ta phân biệt các loại lắng theo chất/thành phần có thể lắng được như sau: - Các phần tử kết hạt lắng độc lập với nhau với tốc độ lắng không đổi.

- Các phần tử kết bông ít nhiều có kích thước và tốc độ lắng thay đổi. Khi nồng độ nhỏ, tốc độ lắng tăng dần như gia tăng kích thước của các cục vón do va chạm với các phần tử khác.

Các loại bể lắng thường được dùng để xử lý sơ bộ nước thải trước khi xử lý sinh học hoặc như một công trình xử lý độc lập nếu chỉ yêu cầu tách các loại cặn lắng khỏi nước thải trước khi xả ra nguồn nước mặt.

Trong công nghệ xử lý nước thải, theo chức năng, các bể lắng được phân thành: bể lắng cát, bể lắng cấp I và bể lắng trong (cấp II). Bể lắng cấp I có nhiệm vụ tách các chất rắn hữu cơ (60%) và các chất rắn khác, còn bể lắng cấp II có nhiệm vụ tách bùn sinh học ra khỏi nước thải. các bể lắng đều phải thỏa mãn yêu cầu: có hiệu suất lắng cao và xả bùn dễ dàng.

dạng, kích thước, trọng lượng riêng và bản chất xuất sứ. Tính chất cơ bản của chất dạng huyền phù là không có khả năng giữ nguyên tại chỗ ở trạng thái lơ lửng. Thời gian tồn tại của chúng tùy thuộc vào kích thước hạt. Các hạt lớn sẽ lắng hoặc nổi lên mặt nước dưới tác dụng của trọng lực. Trong quá trình lắng, kích thước, mật độ, hình dạng của các hạt và cả tính chất vật lý của hệ bị thay đổi. Ngoài ra, khi hòa nhập vào nước thải có thành phần hóa học khác nhau cũng có thể tạo thành các chất rắn, trong đó có các chất đông tụ. Những quá trình này sẽ làmảnh hưởng tới hình dạng và kích thước hạt, gây phức tạp cho việc thiết lập qui luật thực của quá trình lắng.

Tách các tạp chất nổi

Trong một số loại nước thải sản xuất có chứa dầu, mỡ có khối lượng riêng nhở hơn nước. Đó là những chất nổi, chúng sẽ gây ảnh hưởng xẩu tới các công trình thoát nước (mạng lưới và và các công trình xử lý). Vì vậy, người ta phải thu hồi những chất này trước khi xả vào hệ thống thoát nước sinh hoạt và sản xuất. Các chất mỡ sẽ bịt kín lỗ hổng giữa các hạt vật liệu lọc trong các bể lọc sinh học.... và chúng cũng sẽ phá hủy cấu trúc bùn hoạt tính trong bể aroten, gây khó khăn trong quá trình lên men cặn.

Theo tiêu chuẩn dòng thải, không cho phép xả nước thải chứa dầu, mỡ vào nguồn tiếp nhận nước vì chúng sẽ tạo thành một lớp màng mỏng phủ lên diện tích mặt nước khá lớn, gây khó khăn cho quá trình hấp thụ oxy của không khí vào nước, làm cho quá trình tự làm sạch của nguồn nước bị cản trở. Mặt khác, dầu mỡ trong nước thải là một nguyên liệu có thể chế biến và dùng lại trong sản xuất và công nghệ. Vì vậy nước thải chứa dầu mỡ với hàm lượng 100 mg/l trở lên (như nước thải của các nhà ăn, xưởng chế biến thức ăn, xí nghiệp chế biến thực phẩm,...) trước khi xử lý phải cho qua bể tách dầu mỡ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 142 - 143)