Giai đoạn 2: là giai đoạn xảy ra các phản ứng liên hợp/kết hợp Các chất không thể loại bỏ ở giai đoạn 1 sẽ được gắn kết với 1 số chất trong cơ thể như acetate, sulfate,

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 54 - 55)

loại bỏ ở giai đoạn 1 sẽ được gắn kết với 1 số chất trong cơ thể như acetate, sulfate, glycine, glutamine, glutathione,… để thải ra ngoài. Sự liên hợp được xem là cơ chế quan trọng của sự giải độc trong cơ thể. Ví dụ: trong giải độc Cianhidric hoặc Ciannua, có giai đoạn người ta dùng natri hyposunfit, chất này liên kết với gốc CN- để tạo thành phức chất sunfo-Cianua không độc thải qua nước tiểu.

b. Kết quả của sự chuyển hóa: Làm giảm hoặc mất tính độc của chất độc, đây là cơchế giải độc tự nhiên của cơ thể. Ví dụ: sự liên hợp phenol thành phenolglucuronic, chế giải độc tự nhiên của cơ thể. Ví dụ: sự liên hợp phenol thành phenolglucuronic, thải khỏi cơ thể; hoặc tạo thành chất chuyển hóa có tính độc ngang bằng tính độc của chất ban đầu; hoặc tạo ra chất độc mới, độc hơn chất độc ban đầu.Ví dụ: Rượu metylic bị oxy hóa bởi enzymes của gan và võng mạc tạo thành formandehit, gây mù (CH3OH → HCHO). 2-naphtylamin bị oxy hóa thành 2-naphtylhidroxilamin, có tác nhân gây

ung thư bàng quang. Chì tetraetyl bị oxy hóa thành chì trietyl là chất gây bệnh thần kinh [Pb(C2H5)4 → Pb(C2H5)3+ CH3CHO].

c. Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa chất độc ở thủy sinh vật

- Ảnh hưởng của môi trường: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính các enzymes và sinh lý của thủy sinh vật. Nhiệt độ càng cao thì quá trình chuyển hóa chất độc càng nhanh.

- Ảnh hưởng của bản chất sinh vật: (i) Loài thủy sinh vật: lượng và hoạt tính của enzymes khác nhau ở các loài khác nhau thì chức năng giải độc cũng khác nhau; (ii) Hoạt tính của enzymes: bị chất độc làm giảm hoạt tính thì khả năng giải độc cũng bị giảm; (iii) Tuổi và giai đoạn phát triển: Lượng & hoạt tính enzymes tăng sau khi sinh vật nở.

- Tình trạng sinh lý: (i) Mùa vụ sinh sản: enzymes có ảnh hưởng đến lượng hormone steroid tiết ra trong thủy sinh vật vào mùa sinh sản, vì vậy khả năng giải độc của thủy sinh vật trong mùa sinh sản cũng bị giảm; (ii) Tình trạng dinh dưỡng: thủy sinh vật dinh dưỡng kém làm giảm lượng và hoạt tính cytochrome P450 (CYP450).

- Tình trạng sức khỏe: nếu các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể bị giảm sút thì khả năng giải độc của thủy sinh vật cũng giảm và làm tăng khả năng nhiễm độc của chúng.

4.3.5. Loại bỏ chất độc (elimination)

Chất độc sau khi xâm nhập vào cơ thể và sau khi đãđược chuyển hóa, chúng sẽ được thải ra ngoài cơ thể bằng các con đường: Khuếch tán qua mang, da; Đào thải qua gan, mật: phân; Đào thải qua thận: nước tiểu; Tăng trọng cũng là một cách làm loãng nồng độ chất độc trong cơ thể sinh vật; Sinh sản cũng là cách làm loãng nồng độ do chất độc được chuyển tải cho con qua sữa, trứng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)