Hệ tiêu hóa

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 50 - 51)

- Khuếch đại sinh học: sự tăng lên về nồng độ của một chấ tô nhiễm từ một bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn đến một bậc dinh dưỡng khác.

d. Hệ tiêu hóa

Việc hấp thụ các chất độc qua con đường tiêu hóa đại diện một con đường hấp thụ chủ yếu của các động vật đa bào. Hấp thụ ở mức tế bào là, sau tất cả, chức năng chính

của hệ thống dạ dày - ruột, hệ thống này chuyên hóa cho mục đích này. Diện tích bề mặt ruột non con người (240 m2) xấp xỉ 2 lần diện tích bề mặt tiếp xúc của phổi. Con đường tiêu hóa có thể được xem xét như là sự mở rộng của môi trường ngoài và tất cả những gì nó chứa đựng có thể xem như ở bên ngoài cơ thể. Hấp thu hóa học có thể thực hiện dọc theo toàn bộ chiều dài của hệ thống tiêu hóa bao gồm miệng và trực tràng, mặc dù ở lớp thú phần lớn quá trình hấp thu xảy ra ở ruột non. Con đường dạ dày - ruột sở hữu hệ thống vận chuyển chuyên hóa đối với các thành phần dinh dưỡng cụ thể như là amino acids, fatty acids, carbonhydrates, sắt, natri và calci, mặc dù phần lớn các chất thành phần hóa học được hấp thu thông qua sự khuếch tán. Theo con đường dạ dày-ruột, các hóa chất như một phương tiện ngậm nước với pH thay đổi, và sự xâm nhập của chúng có thể chịu ảnh hưởng lớn bởi pH. Nếu hóa chất (tác nhân gây ô nhiễm) là acid hoặc base hữu cơ, nó phần lớn sẵn sàng được hấp thu với tính chất là dạng không phân cực hoặc không bị ion hóa của acid hoặc base kết hợp (conjugate pair). Các acid hữu cơ. AH, phân ly tạo ra anion A-, và các base hữu cơ kết hợp với ion H+ hình thành các cation BH+.

Đối với một acid yếu như acid benzoic với hằng số phân ly pKa= 4, tỷ lệ giữa dạng không ion hóa và dạng ion hóa ở dạ dày (pH 2) là 100 và thúc đẩy sự hấp thu. Tỷ lệ cân bằng ở ruột non (pH 6) là 0,01 và, do vậy, không thúc đẩy sự hấp thu. Tuy nhiên, diện tích bề mặt khổng lồ của ruột non vẫn tạo sự thuận lợi cho việc hấp thụ một lượng quan trọng acid benzoic.

Các hạt có kích thức vài nanometer có thể được hấp thụ theo con đường dạ dày - ruột bởi sự ẩm bào và được đưa đến hệ thống tuần hoàn qua hệ bạch huyết.

Tóm lại, thức ăn vào trong cơ thể phải qua con đường đi từ miệng qua dạ dày đến ruột. Vì vậy, chất độc từ thức ăn có thể xâm nhập qua mang khi đi ngang qua miệng. Khi vào trong cơ thể, trong quá trình tiêu hóa chất độc xâm nhập chủ yếu bằng cách khuếch tán xuyên qua màng tế bào thành ruột.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 50 - 51)