Ảnh hưởng của nước thải đối với nguồn tiếp nhận 1 Đối với sông

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 71 - 72)

- Yếu tố sinh vật: (i) Chủng loại sinh vật khác nhau có cơ chế hấp thụ, chuyển hóa và đào thải khác nhau nên cùng một loại chất độc nhưng tính độc của nó lên các chủng

2. Ảnh hưởng của nước thải đối với nguồn tiếp nhận 1 Đối với sông

2.1. Đối với sông

Sông thường được sử dụng để pha loãng nguồn nước thải. Về nguyên tắc, điều này phụ thuộc vào khả năng làm sạch tự nhiên của dòng sông. Khả năng này được xác định bởi đặc trưng của dòng sông bao gồm cả điều kiện khí hậu – thời tiết.

Vùng thu nhận nước thải đối với dòng sông là vùng không thể tránh khỏi bị ô nhiễm. Nồng độ của tác nhân gây ô nhiễm sau khi pha trộn nước thải với nước sông có thể tính theo công thức: 1 1 2 2 1 2 CQ CQ C Q Q + = + Trong đó:

- C: Nồng độ tác nhân gây ô nhiễm trong nước sông tại điểm thải - Q1: lưu lượng dòng sông

- C1: Nồng độ của tác nhân gây ô nhiễm trong dòng Q1 - Q2: Lưu lượng của dòng thải xả vào sông

- C2: Nồng độ của tác nhân gây ô nhiễm trong dòng nước thải

Dòng sông bị ô nhiễm do các hợp chất hữu cơ được phân chia thành 4 vùng: vùng phân hủy, vùng phân hủy mạnh, vùng tái sinh và vùng nước sạch. Cần thiết phải đánh giá khả năng tự làm sạch của một dòng sông để xác định khả năng dung nạp (tải trọng) chất thải ở những điều kiện khác nhau.

2.2. Đối với ao/hồ

Ảnh hưởng của sự ô nhiễm đối với ao/hồ khác với ảnh hưởng của ô nhiễm đối với sông về một số khía cạnh. Hai yếu tố cần được quan tâm đối với hồ là ánh sáng và nhiệt độ.

- Ánh sáng là nguồn năng lượng trong các phản ứng quang hợp. Thông thường phản ứng quang hợp chỉ diễn ra ở lớp nước nhất định gần mặt thoáng. Vì vậy sự xuyên sâu của ánh sáng vào nước hồ có vai trò vô cùng quan trọng.

- Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến tính chất của hồ do đặc trưng nhiệt của nước. Tuy nhiên, nhiệt độ của nước hồ dao động rất đa dạng theo mùa. Tùy theo độ sâu mà nước hồ có thể phân tầng nhiệt và tạo nên sự hiện tượng đối lưu nước hồ khi chuyển mùa.

Nước thải sinh hoạt, đặc biệt là nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp gây ra hiện tượng phú dưỡnglàm tảo “nở hoa” dẫn đến các kết quả bất lợi đối với chất lượng nước hồ và nguồn lợi thủy sản trong hồ. Các chất dinh dưỡng đối với tảo bao gồm: C, N, P, S, Ca, Mg, K, Na, Fe, Mn, Zn, Cu,…(Trần Yêm và cộng sự, 1998). Theo Morgan (1981; dẫn theo Trần Yêm và cộng sự, 1998), phương trình quang hợp của tảo như sau:

106 CO2 + 16 NO3- + HPO42-+ 122 H2O + 18 H+ C106H263O110N16P + 38 O2 Từ cân bằng trên có thể rút ra tỷ số: N/P = 7,2. (Redfield value) Từ cân bằng trên có thể rút ra tỷ số: N/P = 7,2. (Redfield value)

Theo Trần Yêm và cộng sự (1998), phương pháp thực tiễn duy nhất là tập trung kiểm soát nồng độ phospho và nitơ trong nước. Tuy nhiên đây là vấn đề khó khăn.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 71 - 72)