Nhiễm có nguồn gốc từ đất liền

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 83 - 84)

- Ô nhiễm từ khí quyển 39%

Theo cách phân loại này (khác với cách phân loại cổ điển theo Bảng 2.3.), việc xác định nguồn gây ô nhiễm gắn liền với các lĩnh vực, khu vực hoạt động của con người trong một tổng thể thể hiện sự cần thiết quản lý tổng hợp nhằm ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

Bảng 2.4. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển (phân loại theo tiêu chuẩn lý- hóa của các chất gây ô nhiễm)

STT Nguồn hoặc các hoạt động gây ô nhiễm biển

Các tác động liên quan

1 Khí CO2 Biến đổi khí hậu làm thay đổi nhiệt độ và mực nước biển

2 Các kim loại nặng Tác động độc hại tiềm tàng 3 Vi sinh vật Tác hại đến sức khỏe cộng đồng 4 Đổ chất thải phóng xạ Tác hại đến sức khỏe cộng đồng 5 Các hóa chất mới Độc hại cho con người và cho sinh vật 6 Sản xuất năng lượng Thay đổi hoặc làm xáo trộn môi trường sống 7 Khai khoáng Tăng độ đục, xáo trộn đáy biển

(Nguồn: Đỗ Đức Dương và các tác giả; dẫn theo Thao, 2003)

Theo Thao (2003), khác với đại dương, vùng ven biển bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hoạt động của con người và nếu chúng ta không tiến hành những biện pháp phòng ngừa thì tổn hại sẽ rất đáng ngại.

- Ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền

Biển thu nhận phần lớn các chất thải từ hoạt động của con người. Các hoạt động chặt phá rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn làm tăng lượng phù sa đổ ra biển và làm tăng xói lở bờ biển. Chất thải công nghiệp, hóa chất và chất thải nông nghiệp, nước và rác thải đô thị, hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản, lấn biển, xây dựng và hoạt động cảng biển, thăm dò và khai thác khoáng sản...đều là những nguồn và hoạt động gây ô nhiễm tiềm tàng. Tùy theo quan điểm về đất liền và biển, các nguồn gây ô nhiễm biển từ đất liền thay đổi từ 50 – 70%. Báo cáo GESAMP năm 1990 đánh giá 44% ô nhiễm biển có nguồn gốc từ đất liền trong khi Chương trình hành động 21 của Hội nghị Rio de Janeiro về Môi Trường và Phát triển năm 1992 đánh giá các nguồn từ đất liền chiếm 70% ô nhiễm biển trong khi các hoạt động giao thông vận tải biển và nhận chìmở biến đóng góp 10% đối với mỗi hoạt động.

Các tác nhân gây ô nhiễm đe dọa đến môi trường biển khác nhau về tầm quan trong theo thứ tự và phụ thuộc vào hoàn cảnh quốc gia bao gồm nước thải, các chất dinh dưỡng, các thành phần hữu cơ tổng hợp, các chất trầm tích, rác thải, kim loại, dầu mỡ và phóng xạ... Dù các số liệu chưa được thống nhất nhưng có thể khẳng định các nguồn từ đất liền đóng góp phần lớn tác nhân gây ô nhiễm cho môi trường biển. Hậu quả quan trọng nhất là sự tích tụ của các tác nhân. Chúng dần sẽ làm thay đổi chất lượng nước biển, tính chất vật lý của môi trường biển ven bờ dẫn đến suy thoái các hệ sinh thái.

Trong thực tế, ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền rất đa dạng, xuất phát tử nhiều hoạt động khác nhau. Việc xác định nguồn ô nhiễm từ đất liền, do vậy, không đơn giản.

Thông thường các đô thị và các khu công nghiệp được xây dựng dọc theo các tuyến sông và vùng ven biển. Chính các dòng sông mang nước thải sinh hoạt và công nghiệp từ lục địa đổ vào biển. Trong nhiều trường hợp nước ngầm và nước chảy tràn cũng góp phần làm ô nhiễm biển và đại dương.

Trung bình hàng năm có khoảng 200.000 km3 nước chảy từ lục địa ra biển qua các cửa sông. Bên cạnh các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, nước sông mang từ lục địa ra biển nhiều thành phần hóa học có trong nước thải công nghiệp. Các nhà khoa học cho rằng gần 2/3 lượng DDT (khoảng 1 triệu tấn) do con người sản xuất hiện vẫn tồn tại trong nước biển (Khoa và cộng sự, 2002). Ước tính lượng sắt đổ vào biển hàng nămbằng một nửa sản lượng thép cán được sản xuất trên thế giới (khoảng 230 triệu tấn). Khoảng 4,5 x 1011 m3/năm các vật liệu có trong khí quyển xâm nhập vào nước đại dương trực tiếp hoặc gián tiếp qua mưa, lượng này lớn hơn so với lượng chất hòa tanđược mang ra biển từ các dòng sông. Các công trình nghiên cứu về biển Baltic cho thấy nước biển Baltic chứa hàm lượng cao các hợp chất DDT, PBC, methyl thủy ngân, ethyl chì…. Mức độ ô nhiễm rất cao ở các vùng gần các cảng (Phần Lan, Saint Pertesburg, Kopenhagen, Helsinki, Stockholm…). Tầng nước sâu các vùng biển này xảy ra hiện tượng thiếu oxy hòa tan một cách nghiêm trọng, lượng phosphor và khí sulphur cao. Dọc biển đen và Địa Trung Hải cũng bị ô nhiễm tương tự như vậy (Yêm và cộng sự, 1998).

Các dòng nước thải chảy qua các vùng sản xuất nông nghiệp thường mang dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và cả phân bón hóa học vào sông ngòi và cuối cùng đổ ra biển. Ước tính, riêng ở Mỹ hàng năm dòng chảy bề mặt đã mang ra biển khoảng 0,1% tổng lượng DDT được sản xuất trên thế giới. Cũng cần chú ý rằng thuốc bảo vệ thực vật còn được đưa vào biển do nước thải từ các nhà máy sản xuất và bụi khí quyển theo mưa đổ xuống.

Bảng 2.5. Một số tác nhân ô nhiễm công nghiệp và nông nghiệp trong môi trường biển Tác nhân ô nhiễm Thời gian khảo sát: 1970- 1975

Đơn vị; tấn

Nguồn thải

Dầu và hydrocarbon 3.405.000 Giếng dầu, tàu chở dầu, rác công nghiệp

Hơi hydrocarbon 15.000.000 Giao thông, công nghiệp,

nhà máy điện

Hơi chì 350.000 Giao thông

Thủy ngân 100.000 Công nghiệp

Hexachlorua benzen 50.000 Nông nghiệp và y tế

DDT 25.000 Nông nghiệp và y tế

(Nguồn: Yêm và cộng sự, 1998)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 83 - 84)