Giám sát chất lượng nước

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 119 - 120)

- Màu biểu kiến là màu gây nên bởi những phần tử lơ lửng.

b. Giám sát chất lượng nước

Các tác nhân ô nhiễm trong môi trường nước luôn luôn biến đổi cả về chất lẫn về lượng. Trong môi trường nước, quá trình biến đổi của các chất phức tạp hơn so với sự biến đổi trong môi trường không khí. Ngoài các quá trình biến đổi dưới tác dụng của các nhân tố vật lý và hóa học còn có biến đổi do các sinh vật gây ra mà sự biến đổi này của các chất ô nhiễm lại phụ thuộc vào các yếu tố khác ví dụ như nhiệt độ nước; ví dụ người ta thấy rằng, quá trình phân hủy dầu và các sản phẩm dầu do sinh vật sẽ tăng cường độ lên khoảng hai lần khi nhiệt độ nước tăng lên 10oC. Quá trình biến đổi các chất trong môi trường nước có thể xảy ra theo hai chiều ngược nhau tùy theo các điều kiện cụ thể (Phạm Thượng Hàn, 2009).

Ô nhiễm nước bắt nguồn từ các chất ô nhiễm khí, ô nhiễm đất và trực tiếp từ các nguồn thải lỏng (đô thị, công, nông nghiệp). Các hậu quả của ô nhiễm nước sẽ dẫn đến:

• Kích thích sự phát triển của thủy thực vật dẫn đến phú dưỡng mà hậu quả của nó là dẫn đến sự phân hủy oxy sẽ mang lại sự thay đổi về sinh thái nước.

Có hai lý do gây sự phân bố không đồng nhất chất lượng nước, đó là:

- Hệ thống nước được cấu tạo từ hai hoặc nhiều hơn loại nước làm cho chúng không xáo trộn được hoàn toàn, ví dụ như phân tầng nhiệt tại các hồ hay tại vị trí thấp hơn nguồn xả nước thải ra sông.

- Tác nhân ô nhiễm phân bố không đồng đều trong một hệ thống nước không đồng nhất (đa hệ), ví dụ như dầu mỡ có xu thế luôn nổi trong khi chất rắn lơ lửng luôn có xu thế chìm. Những phản ứng hóa học hay sinh học cũng có thể xảy ra không đồng nhất tại những phần khác nhau ngay trong một hệ thống nước làm thay đổi hoặc biến đổi nồng độ chất ô nhiễm. Khi mức độ xáo trộn là chưa biết, một khảo sát ngắn có thể cần phải tiến hành trước khi ra quyết định vị trí trạm lấy mẫu.

Quan trắc chất lượng nước thiên nhiên có thể phục vụ cho mục đích sau: • Thu thập các thông tin chung về chất lượng nước sông, hồ, cửa sông và biển.

• Để đánh giá ảnh hưởng sự tham gia làm biến đổi chất lượng nước từ các nguồn thải khi chúng gia nhập.

• Để kiểm tra chất lượng nước tại nơi mà chúng được khai thác sử dụng là nguồn nước cấp.

• Để đánh giá như một chỉ thị ô nhiễm tích lũy (sử dụng trầm tích và chỉ thịsinh học).

3.3. Các thành phần môi trường trong hệ thống quan trắc môi trường nước

Lê Trình (1997) cho rằng việc đánh giá diễn biến chất lượng nước nhất, là đánh giá tác động của sự ô nhiễm nguồn nước, cần phải được thực hiện qua 3 thành phần tạo nên môi trường nước:

- Thủy văn

- Thành phần thủy hóa - Thành phần thủy sinh

Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng nước và dự báo diễn biến ô nhiễm nước, không thể đo đạc tất cả các thông số thủy văn, hóa, lý, sinh vật mà phải chọn các thông số đặc trưng, được công nhận và sử dụng trong các văn bản, tài liệu quốc gia và quốc tế. Thông thường, các thông số sau đây được lựa chọn:

(1) Các thông số thủy văn: dòng chảy (m/s), mực nước (m), lưu lượng (m3/s)

(2) Các thông sốlý-hóa học:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (WATER POLLUTION) (Trang 119 - 120)