Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống xã hội.

Một phần của tài liệu những vấn đề cơ bản về tiền tệ (Trang 27 - 28)

- Các tổ chức tài chính trung gian đảm nhận những hoạt động trung gian như:

d. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống xã hội.

Các tổ chức tài chính trung gian mang lại lợi ích cho cả người tiết kiệm và người đi vay. Qua đó, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống xã hội. Điều này được thể hiện trên các khía cạnh:

- Lợi ích đối với người tiết kiệm: Bằng việc tập trung nguồn vốn nhàn rỗi của những người

tiết kiệm, biến nó thành đồng vốn sinh lời, sự tồn tại của các tổ chức tài chính trung gian khắc phục những khó khăn mà vốn dĩ từng người tiết kiệm thường gặp phải khi thực hiện đầu tư trực tiếp như: thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin, khả năng tiếp cận thị trường bị hạn chế, thiếu những công cụ tài chính có quy mô nhỏ và chi phí giao dịch tốn kém. Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính trung gian

còn tạo ra kinh tế quy mô và đa dạng hóa các sản phẩm tài chính từ đó phân tán rủi ro cho những người tiết kiệm.

- Lợi ích đối với người vay vốn: Thông qua các nghiệp vụ cụ thể, các tổ chức tài chính trung

gian đã đem lại lợi ích cho người vay vốn trên các khía cạnh: làm giảm chi phí giao dịch; gắn kết chặt chẽ nhu cầu của người tiết kiệm và người đi vay; chuyển hoá nguồn vốn tiết kiệm ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn dài hạn của các doanh nghiệp; đa dạng hoá các sản phẩm tài chính với nhiều loại quy mô và kỳ hạn khác nhau; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ tiếp cận để vay vốn.

3.2. MỘT SỐ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN CHỦ YẾU TRONG NỀN KINH TẾ TẾ

3.2.1. Ngân hàng

Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện các hoạt động ngân hàng và cung cấp các dịch vụ tài chính có liên quan. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, các ngân hàng phát triển thành 2 loại hình: Ngân hàng trung ương và ngân hàng trung gian.

Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng chủ yếu là phát hành tiền và kiểm soát cung tiền trong nền kinh tế. Còn các ngân hàng trung gian thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán.

Ngày nay, ngân hàng trung gian phát triển rất đa dạng về loại hình sở hữu và các lĩnh vực chuyên doanh. Từ đó, hình thành nên các loại hình ngân hàng khác nhau như: NHTM, ngân hàng chính sách,…Mạng lưới hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng nên đã tạo điều kiện mở rộng khả năng thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Để duy trì và mở rộng hoạt động, ngoài vốn tự có, các ngân hàng trung gian đã đa dạng hóa nguồn vốn huy động, bao gồm các nguồn vốn chủ yếu sau: vốn huy động từ tiền gửi thanh toán - tiền gửi có thể phát séc, nguồn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn; nguồn vốn huy động qua thị trường liên ngân hàng; nguồn huy động qua phát hành các chứng từ có giá như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu,…

Ngân hàng trung gian sử dụng vốn chủ yếu để cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính, cung cấp các dịch vụ tài chính và tiến hành các hoạt động đầu tư.

3.2.2. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng:

Một phần của tài liệu những vấn đề cơ bản về tiền tệ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w