Ưu, nhược điểm của chính sáchchiết khấu

Một phần của tài liệu những vấn đề cơ bản về tiền tệ (Trang 54 - 58)

+ Ưu điểm của công cụ chiết khấu là các khoản vay chiết khấu đều được đảm bảo bằng các giấy tờ có giá, nên NHTW chắc chắn thu hồi được nợ khi đến hạn.

+ Tuy nhiên, tác dụng của chính sách chỉ có thể phát huy khi các các tổ chức tín dụng có nhu cầu vay từ NHTW với mức lãi suất hợp lý. Với sự phát triển của thị trường tài chính, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàngcó thể tìm kiếm được các nguồn cho vay thay thế làm cho sự phụ thuộc vào các khoản vay NHTW giảm đi, do đó làm giảm mức độ phát huy hiệu quả của công cụ này.

+ Ngoài ra, NHTW khó có thể kiểm soát được hoàn toàn những tác động của công cụ này bởi vì NHTW chỉ có thể thay đổi được lãi suất chiếu khấu và các điều kiện cho vay mà không kiểm soát được việc các tổ chức tín dụng quyết định vay từ mình bao nhiêu.

+ Công cụ này cũng không dễ khắc phục được sai sót như nghiệp vụ thị trường mở. Chẳng hạn, nó cũng có thể gây ra những biến động lãi suất trên thị trường,…

Nhìn chung, thông qua các công cụ gián tiếp, cho phép NHTW điều hành chính sách tiền tệ một cách mềm dẻo, linh hoạt để đối phó với những đột biến của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ này đỏi hỏi các nhà quản lý phải nắm bắt chính xác những tín hiệu của thị trường, có được những dự báo, tiên đoán chính xác những biến động của nền kinh tế. Vì vậy, trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, trình độ quản lý và điều hành chính sách tiền tệ còn hạn chế thì việc sử dụng các công cụ gián tiếp khó chó khả năng mang lại kết quả như mong muốn.

Ở Việt Nam, những năm gần đây NHNN Việt Nam đã chủ động điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng và linh hoạt, phù hợp với diễn biến thực tế của nền kinh tế nhằm đảm bảo ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, NHNN thường được sử dụng một số công cụ như: tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ tiền tệ mở, lãi suất trần hoặc lãi suất cơ bản, công bố tỷ giá chính thức và biên độ giao động tỷ

giá.

Theo xu hướng chung, các công cụ gián tiếp ngày càng sử dụng nhiều hơn và được coi là những công cụ linh hoạt, hiệu quả hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam

Chương 5

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Theo quan quan điểm truyền thống, thị trường tài chính là môi trường vận động của các nguồn lực tài chính, thực hiện quá trình dịch chuyển các luồng vốn tiền tệ từ những chủ thể cung vốn sang những chủ thể cầu vốn để thực hiện các mục tiêu của các chủ thể trong nền kinh tế - xã hội. Thông qua hoạt động trên thị trường, các chủ thể kinh tế - xã hội (Nhà nước, doanh nghiệp tổ chức xã hội và dân cư) có thể huy động, tập trung vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động của mình và đầu tư sử dụng vốn nhằm đạt được các mục tiêu đã định của các chủ thể đó. Nghiên cứu thị trường tài chính sẽ giúp các chủ thể kinh tế xã hội tổ chức và quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường cũng như tham gia thị trường đạt được hiệu quả cao nhất.

Chương này cung cấp những vấn đề cơ bản nhất về thị trường tài chính trên các khía cạnh: khái niệm, đặc trưng cơ bản, phân loại, chức năng và vai trò của thị trường tài chính. Trên cơ sở đó, phần tiếp theo của chương sẽ đi sâu nghiên cứu nội dung của hai loại hình thị trường tài chính điển hình là thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

5.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (TTTC)5.1.1 Khái niệm. 5.1.1 Khái niệm.

Thị trường hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Với các đối tượng và phương thức hoạt động khác nhau nhiều loại thị trường được hình thành và phát triển song hành với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường: Thị trường tư liệu sản xuất; Thị trường tư liệu sinh hoạt; Thị trường thông tin; Thị trường lao động; Thị trường tài chính; … Vậy thị trường tài chính là gì? Có những đặc trưng nào khác biệt so với các thị trường khác trong hệ thống kinh tế thị trường thống nhất?

Trong nền kinh tế thị trường, luôn nảy sinh hiện tượng có những chủ thể có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn, trái lại những người có vốn nhàn rỗi lại không có cơ hội đầu tư. Từ nhu cầu khách quan này đã hình thành một cơ chế chuyển vốn từ những người có vốn nhàn rỗi sang những người cần vốn kinh doanh theo các nguyên tắc thị trường. Từ đó, tạo nên một loại hình thị trường mới được gọi là thị trường tài chính (TTTC). Dưới các góc độ nghiên cứu và tiếp cận khác nhau có thể có những khái niệm về TTTC khác nhau

Các quan điểm về TTTC :

- Thị trường tài chính là nơi diễn ra quá trình dịch chuyển vốn tiền tệ từ chủ thể cung vốn sang chủ thể cầu vốn .

- TTTC - là thị trường trong đó các nguồn tài chính được dịch chuyển từ người thừa vốn sang người thiếu vốn, là tổng hoà của các mối quan hệ cung cầu về vốn (1). Dù tiếp cận ở những góc độ khác nhau thì các khái niệm về thị trường tài chính đều có điểm chung thống nhất nói lên bản chất của nó, đó là, TTTC là tổng hoà của các mối quan hệ cung cầu về vốn tiền tệ, giá cả, phương thức giao dịch, phương thức thanh toán. Hoạt động của thị trường tài chính có những hiệu ứng trực tiếp tới mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội.

Từ đó có thể khái quát về TTTC như sau: Thị trường tài chính là loại thị trường thực hiện việc chuyển giao các nguồn vốn từ người cung vốn sang người cầu vốn theo các nguyên tắc thị trường, là tổng hoà của các mối quan hệ hàng hoá-vốn tiền tệ, cung cầu, giá cả phương thức giao dịch và phương thức thanh toán.

5.1.2 Các đặc trưng cơ bản của TTTC

Thị trường tài chính có các đặc trưng cơ bản như sau:

Về bản chất, hàng hoá lưu thông trên TTTC là một loại hàng hoá đặc biệt – “Quyền sở hữu vốn tách rời quyền sử dụng vốn” song việc giao dịch chúng lại được thực hiện thông qua các sản

phẩm tài chính (được gọi là các công cụ tài chính). Các công cụ tài chính có chức năng chuyển tải

những lượng giá trị (vốn tiền tệ) cần giao dịch nhằm dịch chuyển quyền sở hữu hay quyền sử dụng chúng từ người cung vốn sang người cầu vốn. Những chủ thể cầu vốn phát hành lần đầu các công cụ tài chính này bán cho những chủ thể cung vốn để huy vốn phục mục đích kinh doanh của mình. Các công cụ tài chính bao gồm: trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán phái sinh, phương tiện thanh

toán, … Việc giao dịch các nguồn tài chính- vốn tiền tệ đã trở thành giao dịch các công cụ tài chính nói trên nhằm các mục đích huy động vốn hoặc kiếm lời.

- Sự khác biệt mang tính đặc thù của các chủ thể tham gia TTTC so với các chủ thể tham gia các thị trường thông thường khác là ở chỗ: nếu trên thị trường hàng hoá, dịch vụ người mua tham gia với mục đích có thể là tiêu dùng trực tiếp các hàng hoá dịch vụ mua được, song trên thị trường tài chính thì mọi chủ thể tham gia thị trường chỉ với mục đích duy nhất là thu lợi nhuận và tránh rủi ro. Người cầu vốn - người được quyền sử dụng vốn sau giao dịch thành công trên thị trường đóng vai trò người phát hành các công cụ tài chính giao dịch sơ cấp, hoặc bán, chuyển nhượng chiết khấu các công cụ tài chính trên thị trường thứ cấp. Trái lại người cung vốn lại là người mua hoặc chiết khấu các công cụ đó vì mục đích thu lợi nhuận.

- Kết quả giao dịch trên thị trường có thể làm thay đổi quyền sở hữu các nguồn vốn một cách dễ dàng, trong khi đó quyền sử dụng các nguồn vốn có thể không thay đổi. Đây chính là một đặc điểm khác biệt rõ nét nhất phân biệt giao dịch trên thị trường tài chính khác với giao dịch trên các thị trường hàng hoá dịch vụ thông thường.

5.1.3 . Phân loại thị trường.

Phân loại TTTC là việc phân chia tổng thể thị trường thành những bộ phận hợp thành của nó theo một tiêu thức nhất định nhằm nghiên cứu, tổ chức quản lý, điều hành và kiểm soát thị trường phục vụ tốt nhất cho các chủ thể tham gia thị trường. Dựa trên những tiêu thức phân loại khác nhau mà có thể nghiên cứu thị trường tài chính theo những cấu trúc khác nhau dưới đây là một số cách phân loại thường gặp:

+ Căn cứ vào thời hạn thu hồi vốn đầu tư, TTTC được chia thành hai loại: thị trường tiền tệ và thị

trường vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị trường tiền tệ là một bộ phận của TTTC tại đó các nguồn vốn có thời gian luân chuyển không quá một năm thông qua hoạt động giao dịch, phát hành, mua bán các công cụ tài chính có thời hạn đầu tư không quá một năm (gọi tắt là các công cụ tài chính ngắn hạn). Các công cụ tài chính lưu thông trên thị trương tiền tệ bao gồm: tín phiếu kho bạc ngắn hạn, thương phiếu (hối phiếu hoặc kỳ phiếu thương mại), kỳ phiếu ngân hàng, các chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn,… Hoạt động của thị trường tiền tệ chủ yếu được thực hiện qua hệ thống tổ chức tín dụng, ngân hàng và các trung gian tài chính khác.

Thị trường vốn là bộ phận thị trường tài chính thực hiện việc di chuyển các nguồn vốn có thời gian sử dụng và luân chuyển từ một năm trở lên. Các công cụ tài chính lưu thông trên thị trường vốn bao gồm: trái phiếu dài hạn, cổ phiếu,…

+ Căn cứ vào thời hạn giao nhận và thanh toán, thị trường tài chính được chia thành: thị

trường giao ngay và thị trường có kỳ hạn.

Thị trường giao ngay là thị trường mà ở đó việc ký kết hợp đồng giao dịch các công cụ tài chính và việc thanh toán, giao nhận được thực hiện ngay trong ngày giao dịch hoặc trong thời gian thanh toán bù trừ theo quy định.

Thị trường có kỳ hạn là thị trường mà tại đó việc ký kết hợp đồng giao dịch mua bán các công cụ tài chính diễn ra tại một thời điểm nhất định, nhưng việc giao nhận và thanh toán chúng được thực hiện sau ngày giao dịch một thời gian nhất định.

+Căn cứ vào cơ chế hoạt động: Thị trường tài chính được chia thành: thị trường có tổ chức

và thị trường tự do.

Thị trường có tổ chức là loại thị trường mà tại đó các hoạt động của nó chịu sự quản lý, điều hành kiểm soát về mặt pháp lý và điều tiết của Nhà nước nhằm đảm bảo tính hiệu quả của thị trường.

Thị trường có tổ chức lại được lại được chia thành thị trường tập trung và thị trường bán tập trung. Thị trường tập trung là thị trường có tổ chức và có địa điểm hoạt động xác định, chịu sự quản lý giám sát của cơ quan tổ chức thị trường theo quy định của pháp luật, hoạt động như tổ chức tự định chế không vì mục tiêu lợi nhuận. Thị trường bán tập trung là loại thị tường có tổ chức nhưng không có địa điểm giao dịch thống nhất, địa điểm giao dịch là các sàn giao dịch của các công ty chứng khoán thành viên của thị trường. Các hoạt động giao dịch trên thị trường này được thực hiện thông qua hệ thống máy vi tính và điện thoại kết nối giữa các chủ thể tham gia.

Thị trường tự do có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời nhất, tại đây các hoạt động của nó mang tính phân tán, nhỏ lẻ không có địa điểm giao dịch cụ thể thiếu sự kiểm soát của Nhà nước và có nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư.

+ Căn cứ vào đối tượng giao dịch trên thị trường, thị trường tài chính bao gồm: Thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường các công cụ phái sinh.

Thị trường trái phiếu là thị trường thực hiện giao dịch phát hành mua bán các loại trái phiếu như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và các hợp đồng vay nợ. Đặc trưng cơ bản của thị trường này là đối tượng giao dịch trên thị tường là các công cụ tài chính có kỳ hạn xác định do con nợ phát hành để vay tiền của các chủ nợ, giá cả giao dịch được niêm yết là lãi suất vay vốn, sự biến động của thị trường chịu tác động rất lớn bởi lãi suất của ngân hàng công bố.

Thị trường cổ phiếu là thị trường có đối tượng giao dịch phát hành, mua bán, chuyển nhượng là các cổ phiếu do các công ty cổ phần phát hành. Đặc trưng cơ bản nhất của thị trường này là hàng hoá giao dịch không có kỳ hạn. Nhà đầu tư cổ phiếu chỉ có thể thu hồi vốn bằng việc bán nó tại thị trường thứ cấp. Đầu tư trên thị trường cổ phiếu rất hấp dẫn, có thể thu được lợi nhuận cao song cũng chịu rủi ro cao hơn đầu tư trên thị trường trái phiếu.

Thị trường các công cụ phái sinh có đối tượng giao dịch là những công cụ tài chính được phát hành trên cơ cở hoạt động giao dịch các công cụ tài chính cơ bản như cổ phiếu, trái phiếu đang lưu hành nhằm các mục đích khác nhau như phát hành chứng khoán bổ sung tăng vốn điều lệ, phân tán rủi ro, bảo vệ hoặc tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư

Ngoài những cách phân loại trên, có thể phân loại thị trường theo các giai đoạn vận động của các công cụ tài chính trên thị trường, theo đó TTTC bao gồm thị trường sơ cấp và trường thứ cấp.

- Thị trường sơ cấp (Primary market) là thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch các chứng khoán mới phát hành lần đầu . Thị trường này có các đặc điểm:

+ Chủ thể phát hành là những tổ chức phát hành các công cụ tài chính để gọi vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của họ, còn người mua là các nhà đầu tư

+ Phương tiện huy động vốn là các công cụ tài chính do các tổ chức huy động vốn bán ra thị trường như trái phiếu, cổ phiếu,…

+ Kết quả giao dịch trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho tổ chức phát hành, đồng thời làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế

- Thị trường thứ cấp (Secondary markret): là thị trường diễn ra hoạt động mua bán lại các công cụ tài chính đã phát hành trên thị trường sơ cấp.

Thị trường thứ cấp có những đặc điểm chủ yếu sau:

+ Công cụ tài chính lưu thông trên thị trường này chỉ là các công cụ đầu tư sinh lời hoặc di chuyển vốn nhằm tránh rủi ro, tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Lúc này, các công cụ lưu thông trên thị trường thứ cấp không còn là phương tịên huy động vốn cho các tổ chức phát hành.

+ Chủ thể giao dịch trên thị trường là các nhà đầu tư, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. + Kết quả giao dịch trên thị trường không làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế mà chỉ đóng vai trò di chuyển vốn của các nhà đầu tư nhằm phân tán rủi ro và vì mục tiêu lợi nhuận

Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau. Việc phân loại và nghiên cứu thị trường theo cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong trong việc phân tích quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế, đánh giá hiện trạng của nền kinh tế cũng như uy tín và vị thế của các tổ chức phát hành trên thị trường.

5.1.4 Chức năng và vai trò của thị trường

Một phần của tài liệu những vấn đề cơ bản về tiền tệ (Trang 54 - 58)