HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu những vấn đề cơ bản về tiền tệ (Trang 32 - 35)

- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật: nhận uỷ thác và làm đại lý trong lĩnh vực

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

Hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân được ví như hệ thống huyết mạch của một cơ thể sống. Nó thực hiện chức năng tập trung, thu gom, phân bổ và lưu chuyển các nguồn tài chính trong xã hội để nuôi dưỡng và kích thích sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Với mục đích cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về hệ thống ngân hàng, chương này đề cập đến các vấn đề: Quá trình ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng; chức năng, vai trò và các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại (NHTM) và ngân hàng trung ương (NHTW).

4.1 QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG4.1.1 Lịch sử ra đời của ngân hàng 4.1.1 Lịch sử ra đời của ngân hàng

Ngân hàng được hình thành và phát triển trải qua một quá trình lâu dài gắn liền với sự phát triển của nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau.

Lịch sử cho thấy, nghề ngân hàng đã xuất hiện từ thời Trung cổ. Trong thời kỳ này, mỗi quốc gia, mỗi địa phương đều có một loại tiền riêng và loại tiền đó chỉ sử dụng trong phạm vi địa phương, quốc gia của mình. Điều này đã gây trở ngại và khó khăn cho việc trao đổi, buôn bán giữa các địa phương, các quốc gia. Trong tình hình đó, xuất hiện một số thương nhân chuyên làm nghề đổi tiền(tiền đúc) cho các nhà buôn.

Khi tích lũy được một khối lượng vốn khá lớn đủ để tạo niềm tin, những người làm nghề đổi tiền này nhận tiền gửi bằng vàng và cung cấp cho những người gửi tiền giấy biên nhận làm căn cứ để xác định quyền sở hữu số vàng đã gửi. Giấy biên nhận này có thể dùng để thanh toán thay tiền vàng và dễ dàng chuyển đổi ra vàng.

Những người nhận giữ tiền vàng cũng phát hiện ra rằng trong cùng một khoảng thời gian nhất định, có một số người mang giấy biên nhận (chứng thư) đến đổi lấy vàng nhưng một số khác lại gửi tiền vào, do đó xuất hiện một lượng tiền nhàn rỗi. Điều này chứng tỏ người nhận giữ vàng giờ đây chỉ cần dự trữ một lượng tiền vàng để thanh toán với một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền đã nhận gửi, phần còn lại có thể sử dụng để cho vay cùng với số vốn của bản thân họ tích lũy được.

Sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa đã làm cho những quan hệ giao dịch tiền tệ ngày càng mở rộng và phát triển. Bên cạnh nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay lấy lãi, những thương nhân đổi tiền đã kiêm cả việc thanh toán thay cho khách hàng, giúp họ tránh khỏi rủi ro khi mang tiền từ địa phương này đến địa phương khác để thanh toán. Ban đầu, việc thanh toán cho khách hàng được thực hiện miễn phí. Sau đó, hoạt động này được phát triển thành các dịch vụ thanh toán có thu phí.

Như vậy, sự phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện những một tầng lớp thương nhân mới chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Đó chính là tiền thân của nghề ngân hàng. Khi những người làm nghề đổi tiền thực hiện cả ba nghiệp vụ là nhận gửi, cho vay và làm dịch vụ thanh toán thì ngân hàng xuất hiện và nghề đổi tiền được chuyển thành nghề ngân hàng.

4.1.2 Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng trên thế giới

Thời kỳ đầu, các ngân hàng chỉ thực hiện những nghiệp vụ đơn giản như: đổi tiền, nhận tiền gửi, cho vay, bảo quản hộ tiền, thanh toán, chuyển tiền trong đó nghiệp vụ cho vay mang tính chất nặng lãi là chủ yếu và do nhiều chủ thể thực hiện như các thương nhân, nhà thờ,... Cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, số lượng tổ chức kinh doanh tiền tệ cũng như các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ phát triển khá nhanh. Có thể chia quá trình phát triển của các ngân hàng trên thế giới thành các giai đoạn sau:

* Giai đoạn từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XVII

Giai đoạn này các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng được phát triển và hoàn thiện như nghiệp vụ ghi chép sổ sách, hình thành các số hiệu tài khoản, theo dõi quản lý chi tiết đến từng đối tượng cho vay, mục đích cho vay cũng như nguồn vốn cho vay. Hoạt động thanh toán bù trừ ở dạng sơ khai trong cùng một ngân hàng đã bắt đầu phát triển, đồng thời hoạt động này cũng được mở ra giữa các ngân hàng. Nghiệp vụ chuyển tiền và bảo lãnh hình thành vào cuối thế kỷ thứ X, sau đó là nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu ra đời và phát triển. Sang thế kỷ XVII, các nghiệp vụ cơ bản của mỗi ngân hàng đã tương đối hoàn thiện, bao gồm:

- Nhận tiền gửi, cho vay

- Phát hành tiền giấy có khả năng chuyển đổi ra vàng - Chiết khấu thương phiếu

- Chuyển tiền, thanh toán bù trừ và bảo lãnh.

Trong giai đoạn này, một số ngân hàng thương mại đã được hình thành ngân hàng đầu tiên được thành lập ở Hà Lan vào năm 1609, sau đó là ngân hàng Thụy Điển được thành lập vào năm 1656, Ngân hàng Anh Quốc ra đời từ năm 1694, ngân hàng Hoa Kỳ được hình thành vào năm 1791, Ngân hàng Pháp thành lập vào năm 1800.

* Giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX

Ở giai đoạn này, hoạt động lưu thông hàng hóa được mở rộng và phát triển. Các ngân hàng bắt đầu sử dụng ưu thế của mình để phát hành một lượng lớn các loại tiền tách rời khỏi lượng dự trữ vàng để cho vay, thay vì trước đây phải có một lượng vàng thực gửi vào ngân hàng. Lúc này, tất cả các ngân hàng đều có quyền phát hành tiền nên Nhà nước không thể kiểm soát được tính chất đảm bảo của lượng tiền trong lưu thông. Mặt khác, mỗi ngân hàng có quy mô hoạt động, uy tín và khả năng ảnh hưởng khác nhau nên công chúng bắt đầu có sự lựa chọn và sử dụng tiền được phát hành bởi các ngân hàng khác nhau. Kết quả là tiền do các ngân hàng lớn có uy tín phát hành dần dần chiếm lĩnh thị trường và đẩy tiền của các ngân hàng nhỏ ra khỏi lưu thông. Tình trạng này đã gây sự bất ổn định trong lưu thông tiền tệ và Nhà nước buộc phải can thiệp nhằm thiết lập trật tự và thống nhất cho việc phát hành tiền. Kết quả của sự can thiệp là các ngân hàng được chia thành hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là các ngân hàng được phép phát hành tiền giấy, được gọi là các ngân hàng phát hành.

- Bộ phận thứ hai bao gồm các ngân hàng không được phép phát hành tiền mà chỉ làm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán trong nền kinh tế, được gọi là các ngân hàng trung gian.

Ở Anh Quốc, năm 1826 ngân hàng cổ phần tư nhân Anh quốc được phép độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng trong phạm vi London với bán kính 65 dặm, những ngân hàng khác muốn được quyền phát hành tiền phải ở ngoài phạm vi nói trên. Đến năm 1833, Ngân hàng Anh Quốc được độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng trên toàn xứ Anh (England), và đến năm 1844, ngân hàng này được độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng trên toàn vương quốc Anh

Ở Hoa Kỳ, năm 1864, để giới hạn bớt quyền phát hành của các ngân hàng, Quốc hội Hoa Kỳ áp dụng chế độ đánh thuế trên các loại giấy bạc do ngân hàng phát hành ra. Mức thuế đầu tiên áp dụng là 1%, rồi tăng lên 2%, và năm 1865 là 10%. Đến năm 1914, Quốc hội Hoa Kỳ nhập 12 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ thành hệ thống dự trữ liên bang và giao cho nó được độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng trên toàn đất Mỹ.

*Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến nay

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã để lại nhiều bài học quý giá về việc phát hành tiền tệ và tác động của chính sách tiền tệ đến các động thái của nền kinh tế vĩ mô như sự tăng trưởng và suy thoái, thất nghiệp và hữu nghiệp, ổn định giá cả và lạm phát,… Lúc này, Nhà nước của các quốc gia nhìn thấy vai trò cực kỳ to lớn của ngân hàng phát hành độc quyền thâu tóm nó để nắm lấy một phương tiện cơ bản của nền kinh tế thị trường, đó là tiền tệ để giải quyết những bất ổn của nền kinh tế. Giải pháp cho vấn đề này là các nước lần lượt quốc hữu hoá ngân hàng phát hành độc quyền. Ví dụ, ở Canada, việc quốc hữu hoá ngân hàng phát hành đã được thực hiện vào năm 1938, Đức năm 1939, Pháp và Anh năm 1946.

Trong giai đoạn này, khái niệm NHTW đã ra đời thay thế cho khái niệm “Ngân hàng phát hành độc quyền”. Đây không chỉ thay đổi thuần tuý về tên gọi, mà còn bao hàm cả sự thay đổi về chức năng hoạt động. Nếu ngân hàng phát hành độc quyền chức năng phát hành giấy bạc vào lưu thông thì NHTW, ngoài chức năng đó, còn có chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ - tín dụng - ngân hàng. Tuy nhiên, ở một số nước vẫn tồn tại ngân hàng thực hiện chức năng phát hành và quản lý vĩ mô về tiền tệ - tín dụng - thanh toán nhưng không thuộc sở hữu Nhà nước mà vẫn do tư nhân nắm giữ.

Cũng trong thời kỳ đó, các ngân hàng trung gian phát triển mạnh ở các nước Âu - Mỹ, các nước thuộc địa, bán thuộc địa ở các châu lục Á, Phi và Mỹ - La tinh. Các ngân hàng này có thể tổ chức dưới hình thức một công ty kinh doanh đa năng, đa ngành, đa lĩnh vực hoặc chỉ chuyên hoạt động ở một lĩnh vực, một ngành kinh tế như: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng địa ốc...Với xu hướng khuyến khích cạnh tranh, chống độc quyền và nhất thể hóa các thị trường tài chính, việc tổ chức thành các ngân hàng các ngân hàng kinh doanh tổng hợp (gọi chung là ngân hàng thương mại) đã trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới.

Thời kỳ đầu, các ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động như: nhận tiền gửi không kỳ hạn hoặc có thời hạn ngắn, cho vay ngắn hạn và thực hiện các dịch vụ thanh toán. Về sau, ngân hàng thương mại mở rộng các nghiệp vụ huy động vốn với thời gian dài hơn, thực hiện các khoản tín dụng trung, dài hạn và đầu tư tài chính. Cùng với sự ra đời của thị trường tài chính, để thích ứng với môi trường mới, ngân hàng thương mại phát triển theo hướng tổng hợp với nghiệp vụ kinh doanh ngày càng đa dạng. Theo xu hướng phát triển đó, NHTM tồn tại ở nhiều hình thức sở hữu khác nhau như: NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, NHTM liên doanh, chi nhánh NHTM nước ngoài, NHTM tư nhân.

Như vậy, từ thế kỷ XX đến nay, hệ thống ngân hàng ở hầu hết các nước được phân thành hệ thống ngân hàng hai cấp: ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại.

4.1.3 Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam

Trước thế kỷ 19, nền kinh tế Việt Nam còn kém phát triển, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ nên quy mô vốn không lớn, quan hệ mậu dịch quốc tế kém phát triển. Vì vây, ở Việt Nam hầu như chưa có hoạt động ngân hàng, trong giai đoạn này nghề kinh doanh tiền tệ kém phát triển, hoạt động tự phát, phân tán, chủ yếu là hoạt động đổi tiền và cho vay nặng lãi.

Từ nửa cuối thế kỷ 19, cùng với việc xâm chiếm và thống trị của thực dân Pháp, ở Việt Nam đã xuất hiện những ngân hàng hiện đại như Ngân hàng Đông Dương với tư cách là ngân hàng phát hành và một số các NHTM do người nước ngoài và người Việt Nam sở hữu như ngân hàng Pháp - Hoa, ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải, ngân hàng An Nam... Các NHTM này cùng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam tuy không hợp thành một hệ thống thống nhất nhưng đều phải tuân theo luật pháp của chính quyền thực dân Pháp.

Từ năm 1945 đến năm 1975, trên đất nước Việt Nam tồn tại hai hệ thống ngân hàng thuộc hai chế độ chính trị khác nhau. Một hệ thống ngân hàng của chính quyền cách mạng, một hệ thống ngân hàng của chính quyền thực dân Pháp và chính quyền Nam Việt Nam.

Sau cách mạng tháng 8/1945 do thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, nên hệ thống ngân hàng của chính quyền thực dân Pháp vẫn được duy trì ở Việt Nam. Từ tháng 5/1955 đến tháng 4/1975, chính quyền Nam Việt Nam đã tạo dựng một hệ thống ngân hàng của nền kinh tế thị trường. Hệ thống ngân hàng này được phân chia thành hai cấp rõ rệt: ngân hàng quốc gia Việt Nam đóng vai trò là ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại cùng các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng. Đến 30/4/1975, hệ thống ngân hàng của chính quyền Nam Việt Nam sụp đổ hoàn toàn.

Hoạt động tiền tệ, tín dụng của chính quyền cách mạng được hình thành ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập với các định chế như: Nông nghiệp tín dụng thuộc Bộ canh nông (1945), kinh tế tín dụng thuộc Bộ Kinh tế (1945), Nha tín dụng sản xuất (1947).

Ngày 6/5/1951 Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập. Đến tháng 9/1960 đổi tên thành ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo mô hình một cấp, tức là vừa quản lý, vừa kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và thanh toán.

Như vậy, từ năm 1945 đến 1975 trên đất nước Việt Nam tồn tại hai hệ thống ngân hàng thuộc hai chế độ chính trị khác nhau: một hệ thống ngân hàng của chính quyền cách mạng, một hệ thống ngân hàng của chính quyền thực dân Pháp và giai đoạn sau là chính quyền Nam Việt Nam.

Ngày 26/3/1988, bằng Quyết đinh 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ), hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự chuyển đổi sâu sắc từ hệ thống ngân hàng một cấp của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thành hệ thống ngân hàng hai cấp của nền kinh tế thị trường. Đó là ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại.

4.2. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

4.2.1 Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại4.2.2.1 Chức năng của ngân hàng thương mại 4.2.2.1 Chức năng của ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại có các chức năng cơ bản sau:

Một phần của tài liệu những vấn đề cơ bản về tiền tệ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w