THỊ TRƯỜNG VỐN 1 Khái niệm trường vốn.

Một phần của tài liệu những vấn đề cơ bản về tiền tệ (Trang 61 - 64)

- Trung tâm lưu ký chứng khoán Trung tâm thanh toán bù trừ

5.3 THỊ TRƯỜNG VỐN 1 Khái niệm trường vốn.

5.3.1. Khái niệm trường vốn.

Thị trường vốn là bộ phận của thị trường tài chính, tại đó diễn ra quá trình giao dịch phát hành, mua bán, chuyển nhượng các công cụ tài chính trung và dài hạn (có thời hạn từ một năm trở lên), là nơi cung ứng vốn đầu tư trung và dài cho nền kinh tế, đồng thời cũng là thị trường đầu tư hấp dẫn và quan trọng của những nhà đầu tư chứng khoán.

Thị trường vốn có nhiều bộ phận hợp thành và tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu tổ chức quản lý điều hành mà được chia thành những bộ phận khác nhau. Nếu căn cứ vào đối tượng giao dịch trên thị trường, thị trường vốn được chia thành: thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường các công cụ phái sinh

Thị trường trái phiếu được phân thành thị trường trái phiếu Chính phủ và thị tường trái

phiếu doanh nghiệp. Thị trường trái phiếu chính phủ là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại trái phiếu Chính phủ phát hành để huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước. Đây là nơi Nhà nước huy động vốn vay của xã hội để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đã xác định, đồng thời cũng là nơi huy động vốn khắc phục thâm hụt Ngân sách Nhà nước, chống lạm phát, thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thị trường trái phiếu Chính phủ thường rất ổn định vì trái phiếu Chính phủ thường ít rủi ro nhưng có mức lợi nhuận thấp. Thị trường trái phiếu doanh

nghiệp là thị trường giao dịch các loại trái phiếu doanh nghiệp trung và dài hạn do các doanh

nghiệp phát hànhđể huy vốn đầu tư. Thị trường này cũng phát triển ổn định nhưng độ rủi ro cao hơn thị tường trái phiếu Chính phủ.

Thị trường cổ phiếu:Là bộ phận cơ bản nhất của thị trường vốn hay thị trường chứng khoán

nói riêng, tại đây các loại cổ phiếu - một công cụ huy động vốn quan trọng đặc biệt của doanh nghiệp- được phát và lưu thông trên cả hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, đã hình thành và phát triển thị trường cổ phiếu riêng biệt (Anh, Mỹ, Nhật Bản, Đức...)và là một kênh tạo vốn quan trọng đặc biệt của nền kinh tế, đồng thời là môi trường đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư tài chính. Mặt khác, do cổ phiếu là loại sản phẩm tài chính có mức thu nhập phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần phát hành, vì vậy, giá trị của nó (những lợi ích tài chính mà nhà đầu tư nhận được từ việc sở hữu cổ phiếu) phụ thuộc vào chính hiệu quả kinh doanh của tổ chức phát hành.

Thị trường cổ phiếu chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các yếu tố môi trường kinh tế - xã hội của các quốc gia và thế giới như: giá cả các đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp, lạm phát, đình công, thất nghiệp, chiến tranh khủng bố,… chính các yếu tố đó có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các yếu tố này tác động đến giá trị cổ phiếu trên thị trường. Có thể khẳng định, thị trường cổ phiểu phản ánh đầy đủ sự thăng trầm của đời sống kinh tế xã hội

5.3.2.Các công cụ lưu thông trên thị trường vốn:

Cổ phiếu

Cổ phiếu là bằng chứng pháp lý xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn góp vào tổ chức phát hành là công ty cổ phần.

Theo quy định tại khoản1 điều 6 chương I của luật chứng khoán (Luật số 70/2006 /QH 11 do quốc hội nước ta thông qua), cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

Nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu được gọi là cổ đông và trở thành đồng chủ sở hữu công ty cổ phần.

Mức độ sở hữu cũng như quyền và lợi ích của cổ đông phụ thuộc vào tỷ lệ cổ phần (hay số cổ phiếu) mà họ nắm giữ. Là cổ đông, họ phải chấp nhận nguyên tắc đầu tư lời ăn lỗ chịu theo điều lệ hoạt động của công ty cổ phần. Trong trường hợp xấu nhất, công ty cổ phần bị phá sản nhà đầu tư có thể mất toàn bộ số vốn gúp của mình.

Cổ phiếu có nhiều loại theo tính chất của các quyền và lợi ích mà cổ phiếu mang lại cho cổ

đông thì có hai loại cổ phiếu: cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.

Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiểu có mức cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của

công ty cổ phần, ngoài ra nếu công ty cổ phần kinh doanh đạt hiệu quả cao, giá trị công ty tăng lên thì giá cổ phiếu của cổ đông cũng tăng lên. Vì vậy, cổ đông hay các nhà đầu tư cổ phiếu nói chung rất quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần.

Trên thị trường vốn hay thị trường cổ phiếu, giá cả của cổ phiếu chịu sự tác động rất mạnh của kết quả kinh doanh của công ty cổ phần, nếu công ty làm ăn có tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu cao thì giá của nó càng cao. Theo đó, thu nhập của cổ đông sẽ càng cao do chênh lệch giá mua bán cao và cổ tức được chia cũng cao lên và ngược lại. Đây cũng là lý do tại sao đầu tư vào cổ phiếu phổ thông, thường có lợi nhận kỳ vọng cao nhưng cũng gặp những rủi ro cao. Nếu thiếu hiểu biết về cổ phiếu và thị trường cổ phiếu, đặc biệt là đầu tư vốn vào một thị trường thiếu minh bạch và sự kiểm soát hiệu quả của nhà tổ chức thị trường cũng như của Chính phủ.

Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu có mức cổ tức cố định và được ghi rõ trên chứng chỉ cổ

phiếu. Người sở hữu cổ phiếu ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Với việc sở hữu cổ phiểu này nhà đầu tư có thu nhập ổn định và hầu như không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty phát hành. Về mặt này, cổ phiếu ưu đãi tương đối giống với trái phiếu doanh nghiệp. Tính ưu đãi của cổ phiếu này cũng được thể hiện ở một số nội dung như: được chia cổ tức trước cổ phiếu phổ thông, được hoàn vốn trước cổ phiếu phổ thông khi công ty bị thanh lý, được phép chuyển thành cổ phiếu phổ thông theo quy định của công ty. Tuy nhiên lại không được hưởng một số quyền như cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông. Chẳng hạn cổ đông ưu đãi không có quyền ứng cử, bầu cử các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát công ty cổ phần, không có quyền biểu quyết các vấn đề quan trọng của công ty tại đại hội cổ đông.

Trái phiếu

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với phần vốn vay của tổ chức phát hành (Luật chứng khán Việt Nam năm 2006).

Trái phiếu là công cụ huy động vốn vay của tổ chức phát hành, người mua trái phiếu là người cho vay vốn, tổ chức phát hành trái phiếu là người vay vốn cam kết sẽ trả cho người sở hữu trái phiếu những khoản thu nhập nhất định theo những kỳ hạn đã được xác định trước trong trái phiếu. Khác với cổ phiếu phổ thông, trái phiếu có lợi tức cố định và thường thấp hơn thu nhập của cổ phiếu phổ thông nhưng ít rủi ro và thanh khoản thấp hơn cổ phiếu.

Nhằm mục tiêu quản lý và nâng cao hiệu quả huy động vốn nhàn rỗi cho phát triển kinh tế xã hội, thông qua trái phiếu, tổ chức huy động vốn có thể phát hành nhiều loại trái phiếu khác nhau. Nếu căn cứ vào chủ thể phát hành trên thị trường vốn, gồm có các loại trái phiếu sau:

+ Trái phiếu Chính phủ: do kho bạc Nhà nước phát hành nhằm huy động vốn cho phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước và bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước. Đặc trưng cơ bản nhất của trái phiếu Chính phủ là nhà đầu tư sở hữu nó có mức lợi nhuận hợp lý và hầu như không có rủi ro về thanh khoản và phá sản.

+ Trái phiếu chính quyền địa phương: do chính quyền địa phương phát hành nhằm mục

đích huy động vốn hỗ trợ ngân sách địa phương. Mức rủi ro của loại trái phiếu này rất thấp.

+ Trái phiếu công trình: được phát hành gắn liền với các công trình, dự án đầu tư phát triển

kinh tế - xã hội cụ thể của Chính phủ, của chính quyền địa phương. Chủ thể phát hành là Chính phủ trung ưng, chính quyền địa phương hoặc các chủ dự án đầu tư. Trái phiếu laoij này có thể có rủi ro lớn hơn so với hai loại trên.

+ Trái phiếu doanh nghiệp: do các doanh nghiệp phát hành nhằm mục đích huy động vốn

trái phiếu doanh nghiệp là chủ nợ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Mức độ an toàn của trái phiếu doanh nghiệp thấp hơn trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương, nhưng thường có thu nhập cao hơn.

Trên thị trường vốn có nhiều loại trái phiếu doanh nghiệp lưu hành, phổ biến nhất là các loại sau:

- Trái phiếu có bảođảm bằng tài sản thế chấp: cụ thể của đơn vị phát hành hoặc đảm bảo

bằng tài sản của tổ chức bảo lãnh phát hành (thường là của các ngân hàng bảo lãnh hoặc của công ty chứng khoán có uy tín tài chính lớn )

- Trái phiếu không có bảo đảm (còn gọi là trái phiếu tín chấp). Đây là loại trái phiếu doanh

nghiệp phát hành nhờ vào uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường hoặc của một công ty cổ phần đại chúng có uy tín cao đối với khách nợ.

- Trái phiếu chuyển đổi: Là loại trái phiếu có điều khoản quy định cho phép người nắm giữ

nó được chuyển đổi thành chứng khoán khác (nhưng phổ biến và hấp dẫn nhà đầu tư nhất là chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông). Loại trái phiếu này sẽ cho thu nhập cao khi công ty phát hành tăng trưởng mạnh.

Trái phiếu có thể mua lại

Chứng chỉ quỹ đầu tư. Đây là loại tài sản tài chính do các quỹ đầu tư phát hành để huy động vốn thực hiện mục tiêu đầu tư tập thể để thu lợi nhuận tránh rủi ro. Có hai mô hình thành lập quỹ đầu tư:

Một là, quỹ đầu tư dạng công ty có tư cách pháp nhân, có hội đồng quản trị - cơ quan quản lý điều hành cao nhất được phép phát hành cổ phần ra công chúng để huy động vốn đầu tư. Thực chất, mô hình này giống một công ty cổ phần.

Hai là, quỹ đầu tư dạng hợp đồng, quỹ đầu tư dạng này không có tư cách pháp nhân do một công ty quản lý quỹ huy động vốn bằng cách lấy tổng lượng vốn dự kiến để huy động chia nhỏ thành những phần bằng nhau và phát hành chứng chỉ tương ứng với phần vốn đó bán cho ra công chúng như là một đơn vị đầu tư. Công ty quản lý quỹ đảm nhiệm cả hai chức năng huy động vốn và đầu tư kiếm lời cho chủ sở hữu vốn. Ưu điểm nổi bật của việc đầu tư vào chứng chỉ quỹ là giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ vốn ít, không có kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán. Trên thị trường vốn chứng chỉ quỹ cũng có tính thanh khoản cao, thậm chí đầu tư vào chứng chỉ quỹ vẫn thu được chênh lêch giá cao ngoài cổ tức được chia theo điều lệ của quỹ đầu tư.

Chứng khoán phái sinh:

Quyền mua cổ phiếu: Đây là loại chứng phát sinh từ chứng khoán cơ sở là cổ phiếu phổ

thông. Loại chứng khoán này cho phép các cổ đông hiện tại của công ty cổ phần được mua một số số lượng cổ phiếu của đợt phát hành cổ phiếu phổ thông mới tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty với một mức giá xác định thấp hơn mức giá chào bán ra công chúng trong một thời hạn xác định thường là một tháng trở lại, đôi khi chỉ vài tuần.

Chứng quyền: là loại chứng khoán cho phép người sở hữu nó được mua một số lượng xác

định một loại chứng khoán nào đó, thường là cổ phiếu phổ thông của tổ chức phát hành với một mức giá và thời gian xác định trước. Chứng quyền được phát hành khi tổ chức lại công ty hoặc công ty có nhu cầu lớn về vốn cần khuyến khích nhà đầu tư mua trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi của công ty phát hành.

Khác với quyền mua cổ phiếu, chứng quyền có thời hạn dài có khi là vĩnh viễn, về giá mua cổ phiếu ghi trong chứng quyền bao giờ cũng cao hơn giá trị hiện tại của cổ phiếu được mua nhưng do thời hạn hiệu lực của chứng quyền dài, nên đến một thời hạn nhất định, giá cổ phiếu đơn vị phát hành tăng quá mức giá ghi trong chứng quyền thì chứng quyền trở thành công cụ tài chính có giá. Trên thị trường vốn, chứng quyền và quyền mua cũng được gia dịch rất nhộn nhịp và được các nhà đầu cơ rất quan tâm.

Quyền chọn:Một quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ quyền được mua

(nếu là quyền mua) hoặc được bán (nếu là quyền bán) một khối lượng nhất định hàng hoá cơ sở tại một mức giá và trong một thời hạn được xác định trước, hàng hoá cơ sở ghi trong hợp đồng có thể là cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán,…

Hợp đồng quyền chọn có các nội dung cơ bản sau:

Loại quyền được thực hiện: có thể là quyền chọn mua (call option contracts) hoặc quyền chon bán (put option contracts). Người nắm giữ quyền sẽ được chọn thực hiện quyền đó theo những điều khoản đã được quy định sẵn trong hợp đồng quyền chọn.

Tên hàng hoá (còn gọi là hàng hoá cơ sở của hợp đồng quyền chọn) và khối lượng được giao dịch.

Thời hạn hiệu lực của quyền: Đây là khoảng thời gian mà quyền chọn có hiệu lực, theo đó, trong khoảng thời gian này, người nắm giữ quyền chọn được quyền chọn thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ và mất phí

Giá (giá mua hoặc bán của hàng hóa cơ sở) thực hiện của hợp đồng: Đây là mức giá xác định trước làm căn cứ để bên nắm giữ quyền chọn đưa ra quyết định thực hiện hay hủy bỏ hợp đồng Giá của quyền chọn (còn gọi là phí chọn - call premium): đây là giá mua quyền chọn, theo đó, bên mua hay nắm giữ quyền chọn phải trả cho người bán khi ký hợp đồng.

Trên thị trường vốn đây là một công cụ tài chính phái sinh khá hấp dẫn, bởi lẽ nó vừa là công cụ dự phòng, phòng ngừa rủi ro, vừa là công cụ để đầu tư kiếm lợi.

Một phần của tài liệu những vấn đề cơ bản về tiền tệ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w