- Các nguồn vốn khác: Vốn tài trợ, vốn đầu tư phát triển, vốn ủy thác đầu tư để cho vay
c. Cung ứng dịch vụ ngân hàng
Bên cạnh hoạt động hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn, các NHTM còn cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng để tối đa hóa lợi nhuận. Thông thường các dịch vụ chủ yếu mà NHTM cung cấp bao gồm:
* Thu đổi ngoại tệ
Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi (mua bán) ngoại tệ, tức là một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn thực hiện vì những giao dịch này có mức độ rủi ro cao, đồng thời phải có trình độ chuyên môn cao.
* Dịch vụ trung gian thanh toán
Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách (còn gọi là séc), khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán đã phát triển như: Uỷ nhiệm chi, nhờ thu, thư tín dụng, thanh toán bằng thẻ,…
* Bảo lãnh
Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng nên ngân hàng có uy tín trong việc bảo lãnh cho khách hàng.Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hoá và thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác,..
* Cung cấp các dịch vụ uỷ thác và tư vấn
Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính của ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân và DN đã nhờ ngân hàng quản lý hộ tài sản, hoạt động tài chính. Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư, …
Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tài chính. Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, quản lý tài chính, về thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
* Cung cấp dịch vụ môi giới, đầu tư chứng khoán:
Ở một số nước, ngân hàng cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không cần nhờ đến người kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp mà điển hình là ở Việt Nam, các ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc các công ty môi giới chứng khoán để thực hiện các dịch vụ về chứng khoán.
4.3 NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (NHTW)4.3.1 Mô hình tổ chức NHTW 4.3.1 Mô hình tổ chức NHTW
Mặc dù, NHTW là một định chế công quản của Nhà nước, nhưng mối quan hệ của nó với Chính phủ không hoàn toàn giống với các Bộ, Ngành khác của Nhà nước. Mối quan hệ này ở các nước khác nhau cũng không giống nhau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm ra đời của NHTW, thể chế chính
trị, nhu cầu của nền kinh tế cũng như truyền thống văn hoá của từng quốc gia mà NHTW có thể được tổ chức theo mô hình trực thuộc hay độc lập với Chính phủ
4.3.1.1 Mô hình NHTW độc lập với Chính phủ
Mô hình NHTW độc lập với Chính phủ có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Quốc Hội
Theo mô hình này, quan hệ giữa NHTW và Chính phủ là quan hệ phối hợp. Chính phủ không được quyền can thiệp vào hoạt động của NHTW. NHTW dựa trên chỉ tiêu về tốc độ lạm phát do Quốc hội giao có toàn quyền quyết định về việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất mà không bị ảnh hưởng bởi áp lực chi tiêu của ngân sách hoặc các áp lực chính trị khác. Tuy nhiên, mức độ độc lập của mỗi NHTW đối với Chính phủ tuỳ thuộc vào cơ chế lập pháp và nhân sự của nó.
Các NHTW theo mô hình này là Cục dự trữ liên bang Mỹ, NHTW Thụy Sỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật (NHTW Nhật trước đây, trực thuộc Bộ Tài chính, tức là thuộc Chính phủ, nhưng từ tháng 6/1998 với sự cải cách tài chính, NHTW Nhật tách ra độc lập với Chính phủ) và gần đây là NHTW Châu Âu (ECB). Xu hướng tổ chức NHTW theo mô hình này đang ngày càng mở rộng ở các nước phát triển.
Thâm hụt ngân sách là căn bệnh kinh niên của các Chính phủ, do vậy nếu NHTW đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, khi thâm hụt ngân sách xảy ra, Chính phủ có thể buộc NHTW phát hành tiền để tài trợ. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ lạm phát, gây tổn hại lớn cho xã hội. Khi NHTW trực thuộc Chính phủ, Chính phủ có thể vì mục tiêu kinh tế chính trị trước mắt, chẳng hạn nhằm gây ấn tượng trước kỳ bầu cử, khiến cho NHTW theo đuổi các mục tiêu ngắn hạn thay vì các mục tiêu, chính sách dài hạn. Mặt khác, theo quan điểm dân chủ cổ truyền của Châu Âu thì mọi chính sách phải được phục vụ cho quyền lợi của công chúng và phải được quyết định bởi Quốc hội - cơ quan đại diện cho quyền lực của toàn dân chứ không phải một nhóm các nhà chính trị. Chính vì vậy, NHTW có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế nên không thể đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ mà phải do Quốc hội kiểm soát.
Tuy nhiên, không phải tất cả các NHTW được tổ chức theo mô hình này đều được đảm bảo sự độc lập hoàn toàn với Chính phủ khi điều hành chính sách tiền tệ. Mức độ độc lập của mỗi NHTW phụ thuộc vào sự chi phối của người đứng đầu Nhà nước vào cơ chế lập pháp và nhân sự của NHTW. Tính độc lập của NHTW đối với Chính phủ thể hiện ở 3 yếu tố: nhân sự, tài chính, nghiệp vụ. Thực tế cho thấy, sự độc lập của NHTW đối với Chính phủ càng cao thì các biến số vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng kinh tế,…) sẽ càng vận động tích cực. Chính vì vậy, nhiều quốc gia đang cố gắng thực hiện mô hình NHTW độc lập với Chính phủ.
Điểm bất lợi chủ yếu của mô hình này là khó kết hợp hài hoà giữa chính sách tiền tệ - do NHTW thực hiện và chính sách tài khoá - do Chính phủ chi phối để quản lý vĩ mô nền kinh tế một cách có hiệu quả. Không có một mô hình nào có thể được coi là thích hợp cho mọi quốc gia. Việc lựa chọn mối quan hệ thích hợp giữa NHTW và Chính phủ phải tuỳ thuộc vào chế độ chính trị, yêu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc điểm lịch sử và sự phát triển của hệ thống ngân hàng từng nước. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó nó cũng bị ảnh hưởng bởi trào lưu của thế giới.
4.3.1.2 Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ
Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ có thể khái quát qua sơ đồ sau
Theo mô hình này, NHTW chịu sự chi phối trực tiếp của Chính phủ về nhân sự, về tài chính, đặc biệt là các quyết định có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ. Các nước áp dụng mô hình này phần lớn là các nước Đông Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Indonesia, Việt Nam,…). Theo mô hình này, Chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ của NHTW đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ. Mô hình này
Quốc hội
Chính phủ
được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để kkhai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển.
Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình này là NHTW sẽ mất đi sự chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Sự phụ thuộc vào Chính phủ có thể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài hạn của mình là ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự lớn mạnh nhanh chóng của các nước thuộc nhóm NIEs như: Singapo, Hàn Quốc, Đài Loan,…nơi NHTW như một guồng máy Chính phủ là một bằng chứng có sức thuyết phục về sự phù hợp của mô hình tổ chức này đối với văn hóa truyền thống Á Đông.
Như vậy, giữa hai mô hình tổ chức của NHTW có những điểm khác biệt nhất định. Trong mô hình tổ chức NHTW độc lập với Chính phủ, về mặt xã hội NHTW là một định chế còn về phía nền kinh tế, nó là tác nhân điều tiết, hướng dẫn và hoạch định. Trong mô hình tổ chức NHTW trực thuộc Chính phủ, về mặt xã hội NHTW là một cơ quan hay bộ phận cấu thành của bộ máy chính quyền, còn về phía nền kinh tế, nó là công cụ để thực hiện chính sách kinh tế của Chính phủ.
4.3.2 Chức năng và vai trò của Ngân hàng Trung ương4.3.2.1. Chức năng của Ngân hàng Trung ương 4.3.2.1. Chức năng của Ngân hàng Trung ương
Ở tất cả các nước đều có một NHTW thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán và một số hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, khác với tính chất quản lý Nhà nước của các Bộ và các Tổng cục, NHTW thực hiện việc quản lý Nhà nước qua các nghiệp vụ mang tính kinh doanh, song tính chất kinh doanh chỉ là phương tiện nâng cao hiệu quả của công tác quản lý mà Nhà nước giao phó, chứ không phải là mục đích của NHTW. Như vậy, mục đích hoạt động của NHTW không phải là tìm lợi nhuận mà là cung ứng và điều hoà khối lượng tiền tệ, điều khiển hệ thống tiền tệ và tín dụng, kiểm soát hệ thống ngân hàng, bảo vệ giá trị đồng tiền trong nước nhằm đảm bảo lưu thông tiền tệ ổn định, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy, tăng trưởng kinh tế. Để đạt được các mục tiêu này, NHTW đảm nhận các chức năng sau: