Vai trò của TTTC:

Một phần của tài liệu những vấn đề cơ bản về tiền tệ (Trang 59 - 60)

- Trung tâm lưu ký chứng khoán Trung tâm thanh toán bù trừ

5.1.4.2. Vai trò của TTTC:

Vai trò của TTTC được biểu hiện thông qua hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường có thể nêu lên những vai trò chủ yếu của TTTC dưới đây:

+ Tập trung, huy động vốn trong nền kinh tế.

Thông qua hoạt động giao dich trên thị trường phát hành, các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế của các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức chính tri xã hội, doanh nghiệp được tập trung vào các tổ chức phát hành. Chính nhờ việc phát hành các tài sản tài chính trên thị trường sơ cấp mà Nhà nước huy động, tập trung được các nguồn vốn lớn trong nền kinh tế thực hiện tốt các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mình như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phát triển các công trình công cộng thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Cũng thông qua thị trường phát hành, các doanh nghiệp có thể huy động vốn đầu tư ban đầu hoặc tiếp tục bổ sung tăng vốn, đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tăng sức cạnh tranh của cho doanh nghiệp

+ Điều tiết các nguồn vốn trong nền kinh tế.

Các dòng chảy tài chính từ người cung vốn sang người cầu vốn trên TTTC thường tuân theo những quy luật nhất định.

Thứ nhất, quy luật cung cầu về vốn trên thị trường điều tiết. Theo đó, các nguồn vốn nhàn rỗi trong các lĩnh vực ngành nghề, vùng miền khác nhau được di chuyển trên một phạm vi rộng lớn của quốc gia thậm chí quốc tế nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng đồng vốn cao nhất cũng như đáp ứng như cầu đầu tư sử dụng vốn theo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của chính phủ trong từng thời kỳ nhất định.

Thứ hai, quy luật lợi nhuận tối đa chi phối. Theo quy luật này, đồng vốn nhàn rỗi từ các tổ chức chính tri xã hội, hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp sẽ di chuyển mạnh trên thị trường TTTC từ những nơi có lợi nhuận thấp sang những nơi có lợi nhuận cao. Thật vậy trong nền kinh tế thị trường, do quy luật phát triển không đều chi phối, nên tồn tại những ngành nghề , doanh nghiệp phát triển mạnh thu được lợi nhuận cao cũng có không ít những ngành nghề gặp khó khăn trong kinh doanh và những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả thậm chí thua lỗ. Khi đó, khả năng thu hút vốn của các doanh nghiệp này sẽ bị thu hẹp, các chủ nợ sẽ rút vốn để bảo toàn vốn, còn các cổ đông cũng không mặn mà với với bỏ thêm vốn đầu tư vào những doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp, các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao thì khả năng huy động vốn lại rất thuận lợi. Như vậy, qua thị trường, dòng vốn đã di chuyển từ nơi có lợi nhuận thấp sang nơi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn tạo ra cơ cấu kinh tế mới hợp lý và hiệu quả hơn.

Các chỉ báo của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán phản ánh tình hình và sức khoẻ của nền kinh tế tương đối toàn diện và chính xác. Vì vậy, TTTC được coi là phong vũ biểu đo lường sức khoẻ của nền kinh tế. Từ đó, Nhà nước sử dụng TTTC như một công cụ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua thị trường, Nhà nước có thể thực hiện việc phát hành trái phiếu chính phủ để gọi vốn đầu tư, tăng thu cho NSNN, giảm thâm hụt, giảm lượng tiền trong lưu thông trong ngắn hạn để giảm lạm phát. Thông qua các tín hiệu trên thị tường ngoại hối, Nhà nước thực thi chính hối đoái tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của mình như khuyến khích xuất khẩu,...

Một phần của tài liệu những vấn đề cơ bản về tiền tệ (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w