Chức năng tạo tiền ghi sổ (bút tệ)

Một phần của tài liệu những vấn đề cơ bản về tiền tệ (Trang 37 - 38)

- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật: nhận uỷ thác và làm đại lý trong lĩnh vực

c. Chức năng tạo tiền ghi sổ (bút tệ)

Khi có sự phân hóa trong hệ thống ngân hàng, hình thành ngân hàng trung ương và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa. Tuy vậy, với chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền ghi sổ (bút tệ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền đang được sử dụng trong các giao dịch.

Từ khoản tiền gửi ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, các ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra số tiền gửi gấp nhiều lần số tiền gửi ban đầu. Mức tạo tiền gửi phụ thuộc vào số tiền gửi ban đầu và hệ số tạo tiền. Hệ số này lại phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định trong từng thời kỳ đối với từng loại tiền gửi.

Khi chỉ có một NHTM thì khả năng tạo tiền của ngân hàng này sẽ không được phép cho vay vượt quá đối với một khoản tiền gửi ban đầu. Tuy nhiên khi có sự tham gia của cả hệ thống NHTM thì khả năng tạo tiền của một hệ thống được mở rộng hơn.

Quá trình tạo bút tệ của NHTM có thể được mô tả qua ví dụ sau:

Khách hàng A mang đến NHTM gửi không kỳ hạn một số tiền là 200 triệu đồng. Như vậy tiền gửi của khách hàng và tiền mặt tại NHTM tăng lên 200 triệu đồng.

Tài sản có NHTM X Tài sản nợ Tiền mặt tại quỹ: 200 trđ Tiền gửi của A: 200 trđ

Giả sử tỉ lệ dự trữ bắt buộc do NHTW quy định đối với tiền gửi không kỳ hạn là 10%. Khi đó, NHTM X có thể cho vay ra tối đa là 180 trđ. Nếu khách hàng B vay hết số tiền này và sử dụng để thanh toán cho C thì tình hình tại NHTM X diễn ra như sau:

Tài sản có NHTM X Tài sản nợ - Dự trữ bắt buộc: 20 trđ - Tiền gửi của A: 200 trđ - Cho B vay: 180 trđ

Nếu khách hàng C mở tài khoản tại NHTM Y thì tình hình tại NHTM Y như sau: Tài sản có NHTM Y Tài sản nợ - Tiền gửi qua chuyển khoản 180 trđ - Tiền gửi của C: 180 trđ

Trên số tiền gửi nhận được, NHTM Y dự trữ bắt buộc 10% tức là 18 trđ và có thể cho vay tối đa 162 trđ. Giả sử khách hàng D vay số tiền này để trả nợ cho E và E mở tài khoản tại NHTM Z, ta có:

Tài sản có NHTM Y Tài sản nợ - Dự trữ bắt buộc: 18 trđ - Tiền gửi của C: 180 trđ - Cho E vay: 162 trđ

Tài sản có NHTM Z Tài sản nợ - Tiền gửi qua chuyển khoản: 162 trđ - Tiền gửi của E: 162 trđ

Đến lượt NHTM Z cho vay tình hình cũng diễn ra tương tự. Vì các NHTM phải thực hiện dự trữ bắt buộc tại NHTW, nên số gia tăng tiền gửi và cho vay giảm dần và đi đến triệt tiêu.

Như vậy sự kết hợp giữa chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán là cơ sở để NHTM thực hiện chức năng tạo tiền. Thông qua chức năng trung gian tín dụng NHTM sử dụng số tiền huy động để cho vay, số tiền cho vay lại được khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, dịch vụ.

Việc tạo tiền của NHTM có ý nghĩa kinh tế to lớn, nó mở ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quá trình sản xuất, đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền của xã hội bên cạnh lượng tiền mặt do NHTW phát hành.

Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng khác. Đồng thời khi ngân hàng thương mại thực hiện tốt chức năng chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng.

4.2.2.2 Vai trò của ngân hàng thương mại

a. Ngân hàng thương mại là nơi tấp trung huy động các nguồn tiền trong xã hội để đáp ứng các nhu cầu vốn trong nền kinh tế và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn để có thể tăng cường đầu tư, đổi mới thiết bị và công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại. Trong điều kiện đó, với chức năng trung gian tín dụng, các ngân hàng thương mại đã huy động, tập trung các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn thiếu hụt cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại còn cung cấp dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của họ.

Một phần của tài liệu những vấn đề cơ bản về tiền tệ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w