Giai đoạn Marx-Engel:

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 42 - 45)

- Học thuyết về khái niệm: khái niệm không đứng im mà luôn luôn biến đổi Do đó khá

2. Giai đoạn Marx-Engel:

2.1/ Thời kỳ chuyển biến tư tưởng từ CNDT & chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩ duy vật biện chứng & chủ nghĩa cộng sản

2.1.1/ Bước đầu hoạt động chính trị & khoa học của M-E

Ngay từ lúc đầu, các ông vẫn đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết những vấn đề TH & là những nhà dân chủ cách mạng trong quan điểm chính trị. 1837: Marx học Đại học tổng hợp Berlin, làm quen với TH Hegel, tham gia phái Hegel trẻ, say mê nghiên cứu TH.

2.1.2/ Bước chuyển tư tưởng:

2.2/ Thời kỳ M-E đề xuất nguyên lý của CNDV biện chứng & CNDV lịch sử

1844-1848: thời kỳ M-E cộng tác với nhau để từng bước xây dựng những nguyên lý TH duy vật biện chứng & TH duy vật lịch sử.

1844: Marx bắt đầu việc nghiên cứu có tính chất phê phán kinh tế chính trị học cổ điển Anh & TH cổ điển Đức. Marx viết “Bản thảo kinh tế - TH”. Trong tác phẩm này M đã đi đến tư tưởng cho rằng lao động SX giữ vai trò quyết định trong việc tạo ra bản thân con người nói riêng & loài người nói chung. Đặc biệt, Marx đề cập đến vấn đề “lao động bị

tha hóa”. Marx chỉ ra sự tha hóa của con người từ lao động, từ chính những điều kiện

sống, những quan hệ XH hiện thực của con người & từ hoạt động lao động thể hiện năng lực, bản chất của con người. => Marx đã đứng trên quan điểm duy vật về vấn đề lao động, hoàn toàn đối lập với Hegel & Fuerbach.

1844: Engel sống ở Anh, tìm hiểu đời sống công nhân, viết tác phẩm “Tình cảnh của giai

cấp lao động ở Anh”, chỉ rõ nguyên nhân phát sinh, phát triển của giai cấp vô sản, tình

cảnh của họ trong xã hội, sự đối lập của họ với giai cấp tư sản. Đặc biệt, E đã phân tích & khẳng định bước đầu rằng giai cấp vô sản không chỉ là giai cấp đau khổ, mà do địa vị kinh tế XH của nó, buộc nó phải có tinh thần cách mạng triệt để nhất, và tiến hành đấu tranh giải phóng đến cùng. Đây là bước chuyển quan trọng của E từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường XHCN.

Nhận xét: như vậy, đến cuối năm 1844, M & E còn hoạt động độc lập, nhưng các ông đã

đi đến những quan điểm giống nhau trên nhiều vấn đề cơ bản của TH của đời sống XH & nhiệm vụ của giai cấp vô sản. Hai ông dường như đã đồng thời chuyển hướng hoàn toàn từ chủ nghĩa duy tâm sang CNDV biện chứng, từ lập trường chính trị dân chủ cách mạng sang CNXH.

Từ tháng 9-11/1844, M-E viết chung tác phẩm: “Gia đình thần thánh”. Hai ông đã phê phán một cách hệ thống quan điểm sai lầm của phái Hegel trẻ (Hegel trẻ: tôn giáo, các khái niệm tinh thần tuyệt đối thống trị thế giới hiện thực), vạch ra ranh giới giữa các ông với Hegel về quan điểm TH & chính trị, từ đó trình bày các nguyên lý của CNDV biện chứng & CNDV lịch sử. Các ông còn phê phán mạnh mẽ ở chỗ phái này đã phủ nhận vai trò tích cực của quần chúng nhân dân, từ đó đi đến khẳng định quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, đồng thời còn nêu lên tư tưởng về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản & chỉ ra xu hướng phát triển tát yếu của XH là tiến tới CNCS.

Đầu năm 1845, Marx viết “Luận cương về Feurbach”, theo cách ghi chép, tản mạn, nhưng có giá trị ở chỗ ấp ủ tư tưởng thiên tài về thế giới quan mới. Trong tác phẩm này, Marx vạch rõ những thiếu sót của CNDV cũ là nó còn mang tính trực quan, không thấy được vai trò sáng tạo tích cực & năng động của ý thức con người. Ông chỉ ra: CNDV cũ không thấy vai trò của thực tiễn với sự phát triển của XH nói chung & sự phát triển của nhận thức nói riêng. Marx đi đến khẳng định: thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý. Marx vạch ra hạn chế của Feurbach trong quan niệm về con người. Feurbach không thấy được bản chất XH của con người mà chỉ thấy mặt tự nhiên của con người, vì vậy quan niệm về con người của Feurbach rất trừu tượng.

1845-1846: M-E viết chung “Hệ tư tưởng Đức”. Đây là tác phẩm TH quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong thời kỳ hình thành chủ nghĩa Marx. Những tư tưởng cơ bản của Marx đã được nêu trong tác phẩm “Luận cương về Feurbach” được phát triển một lần nữa trong tác phẩm này. Các nội dung lớn:

- Sự phê phán của M-E đối với hệ tư tưởng Đức: chỉ ra những hạn chế cơ bản của Feurbach trong vấn đề con người; phê phán quan điểm duy tâm của Hegel trẻ vì phái này tin rằng tôn giáo, khái niệm là cái thống trị trong thế giới hiện có; M-E tập trung phê phán CNXH chân chính đang rất phổ biến ở Đức thời đó. CNXH chân chính phản ánh tâm trạng của giai cấp TX Đức lo sợ sự phát triển của giai cấp vô sản Đức.

- Quan niệm duy vật lịch sử: tư tưởng về vai trò của SX vật chất; Biện chứng của LLSX & QHSX; Vai trò của vấn đề sở hữu, các hình thức sở hữu phụ thuộc vào trình độ phát triển nhất định của phân công lao động; Khái niệm phương thức SX & khái niệm về ý thức XH - Những vấn đề về CNCS: (đọc)

“Sự khốn cùng của TH”, Marx viết 1847, là tác phẩm chín mùi đầu tiên của CNXH khoa

học

Cuối 1847, đầu 1848, M-E viết “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, là tác phẩm có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa Marx, trong đó trình bày 1 cách hoàn chỉnh, có hệ thống

những bộ phận cấu thành & sự thống nhất hữu cơ của những bộ phận cấu thành đó của chủ nghĩa Marx.

Tóm lại, từ 1842, 1843 đến 1847, M-E đã thực hiện thành công cuộc cách mạng TH, đã trình bày những nội dung cơ bản của thế giới quan TH mới trong những tác phẩm của các ông, mà điểm nổi bật trong thế giới quan mới của các ông là áp dụng một cách triệt để CNDV vào đời sống XH, khắc phục quan niệm sai lầm về lịch sử cũng như phương thức tư duy chính trị cổ truyền trước đó. Các ông đã gắn liền sự phát triển TH của mình với thực tiễn XH, với cuộc đấu tranh để cải tạo XH của giai cấp vô sản. Với những lý do trên, nó đã làm thay đổi căn bản vai trò XH của TH, địa vị của TH trong hệ thống tri thức khoa học tự nhiên & XH, đã gắn liền thế giới quan duy vật triệt để với phép biện chứng, khắc phục những hạn chế của CNDV siêu hình & phép biện chứng duy tâm trong hệ thống TH cũ. Từ đó đã là cho TH M-L trở thành thế giới quan & phương pháp luận thật sự khoa học để nhận thức tự nhiên, XH & tư duy.

2.3/ Thời kỳ M-E tiếp tục bổ sung & phát triển những quan điểm TH của mình:

1848-1871 (cách mạng Paris): M-E viết nhiều tác phẩm tổng kết kinh nghiệm cách mạng: “Đấu tranh giai cấp ở Pháp” M - 1850; “18 tháng sương mù của Luis Bonapas” M - 1851, “Cách mạng và phản cách mạng ở Đức”, E 1851-1852, “Tư bản” - M

1871-1895 (E qua đời): M & E dường như có sự phân công đi sâu vào những lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên vẫn thường xuyên trao đổi với nhau. M: chuyên sâu về lý luận KTCT, tiếp tục viết “Tư bản”. E: chuyên sâu về lý luận khoa học tự nhiên, đặc biệt toán học cao cấp. “Chống During” 1876-1878, “Biện chứng của tự nhiên” 1883,

Kết luận: thực chất cách mạng trong TH của các ông là:

- Trong TH của các ông có sự thống nhất giữa CNDV & phép biện chứng để các ông tạo ra một hình thức mới của CNDV, đó là CNDV biện chứng & 1 hình thức mới của phép chứng, đó là phép biện chứng duy vật. => khắc phục sự tách rời giữa CNDV & phép biện chứng trong các hệ thống TH trước đây;

- TH M có sự thống nhất giữa lý luận & thực tiễn. Thực tiễn được xem là cơ sở quyết định của lý luận, của nhận thức. Lý luận là sự phản ánh trực tiếp XH, đồng thời nó có vai trò tích cực đối với hoạt động thực tiễn.

- CNDV của TH Marx là CNDV triệt để, tức nó không chỉ duy vật trong lĩnh vực tự nhiên mà còn duy vật trong lĩnh vực XH;

- TH Marx đã xác định được đối tượng của TH, do vậy cũng đã xác định được mối quan hệ giữa TH với các khoa học chuyên ngành. Như vậy TH M không tồn tại & phát triển tách rời sự phát triển của các khoa học cụ thể & của thực tiễn;

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w