Quan điểm Triết học Mác-Lênin về con ngườ

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 71 - 73)

- LDSX: Chính trị XH:

2. Quan điểm Triết học Mác-Lênin về con ngườ

2.1. Quan điểm triết học Mác - Lênin về bản chất con người

- Con người là thực thể sinh vật - xã hội. Khắc phục các hạn chế trước đây, TH M đã phân tích các đặc trưng:

• Đặc trưng sinh học: Con người trước hết là một tồn tại sinh vật. Con người sinh vật là con người mang đầy đủ các bản tính sinh học, tính loài & yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. M xác định giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. Con người là một bộ phận của giới tự nhiên, bị chi phối bởi tất cả các quy luật tự nhiên sinh học. Đồng thời, con người còn có nhu cầu sinh học, bản năng: ăn uống, tình dục, tự bảo vệ mình trước sự tấn công của các thế lực khác …

• Đặc trưng XH: Sự tồn tại của con người gắn trực tiếp đối với sự tồn tại của XH. Để tồn tại, con người phải lao động SX, làm biến đổi toàn bộ giới tự nhiên, tạo ra của cải vật chất & tinh thần, trên cơ sở đó hình thành ngôn ngữ tư duy. Vì vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất XH của con người. Ngoài quy luật tự nhiên, con người còn bị chi phối bởi các quy luật XH. Ngoài ra, con người còn có nhu cầu XH: học tập, tự khẳng định mình, quyền tự do dân chủ v.v… Ngay cả yếu tố sinh học trong con người cũng bị tác động bởi các quy luật XH. Chính vì vậy, những nhu cầu sinh học cũng mang tính XH, hay được XH hóa.

• Đặc trưng ý thức: Sự tồn tại của con người gắn trực tiếp với sự tồn tại của ý thức. Con người có nhu cầu về tinh thần, văn hóa, bị chi phối bởi các quy luật tâm lý, vận động trên nền tảng sinh học của con người: tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí => Con người là thực thể thống nhất của cấu trúc sinh học - XH - ý thức, trong đó có sự tác động đan xen của 3 hệ thống nhu cầu, 3 hệ thống quy luật & mỗi hệ thống nhu cầu & quy luật đều có vị trí, vai trò, tác dụng của nó trong sự tồn tại & phát triển của con người, trong đó nhu cầu XH & quy luật XH giữ vị trí quan trọng nhất, chi phối & quyết định các hệ thống nhu cầu & quy luật khác.

- Quan niệm của TH M về bản chất con người:

Con người đã vượt trên loại vật trong cả 3 phương diện:

Trong quan hệ với tự nhiên: loại vật phụ thuộc tự nhiên, con người làm chủ tự nhiên Quan hệ XH

Quan hệ với bản thân mình: con người ý thức được mình trong XH

Cả 3 mối quan hệ trên, suy tới cùng đều mang tính XH, trong đó quan hệ XH giữa người-người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả quan hệ khác. Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất XH của con người, M đã nêu lên luận đề nổi tiếng: “Bản chất con người không phải

là một cái trừu tượng cố hữu của các cá nhân riêng biệt trong tính hiện thực của nó. Bản chất con người là sự tổng hòa các quan hệ XH” - M-E tuyển tập, tập 1, NXB HN 1980,

tr27

Luận điểm của M một mặt khảng định không có con người trừu tượng, thoát ly khỏi mọi điều kiện lịch sử mà con người luôn luôn là cụ thể, xác định & sống trong một điều kiện LS cụ thể nhất định. Trong điều kiện LS cụ thể ấy, con người đã tạo ra những giá trị vật chất & tinh thần để tồn tại & phát triển cả thể lực lẫn trí tuệ

Khi khẳng định bản chất con người là sự tổng hòa các quan hệ XH, điều đó có nghĩa là:

- Tất cả các quan hệ XH đều góp phần vào việc hình thành bản chất con người, song có ý nghĩa quyết định nhất là các quan hệ kinh tế, SX, bởi lẽ các quan hệ này trực tiếp hay gián tiếp quyết định các quan hệ XH khác

- Không phải chỉ các mối quan hệ XH tồn tại mà cả những quan hệ XH quá khứ cũng góp phần quyết định bản chất con người

- Bản chất con người không phải cái gì xuất hiện là ổn định, hoàn chỉnh mà nó là 1 quá trình biến đổi theo sự biến đổi của các quan hệ XH mà chúng ta gia nhập vào

Kết luận:

• Khi M khẳng định bản chất XH, không có nghĩa M phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người mà chỉ nhấn mạnh sự khác biệt giữa con người với thế giới động vật, trước hết là ở bản chất XH

• Bản chất với ý nghĩa là cái phổ biến, cái mang tính quy luật chứ không phải nó là cái duy nhất. Điều này giúp chúng ta thấy được những biểu hiện riêng biệt, phong phú & đa dạng của mỗi cá nhân về cả mặt phong cách, nhu cầu & lợi ích trong cộng đồng XH

2.2. Quan điểm triết học Mác - Lênin về giải phóng con người (sự tha hóa & khắc phục sự tha hóa của con người)

Trong bản thảo kinh tế - TH, M chỉ ra chu trình của tha hóa lao động trong XH TB thành các giai đoạn khác nhau:

1. Lao động không còn là biểu hiện bản chất sáng tạo của người lao động nữa mà trở thành lao động bị cưỡng bức

2. Kết quả SX cuối cùng bị tách ra khỏi người lao động, ie sản phẩm của lao động tạo ra đã trở thành cái đối lập & chi phối cuộc sống của người lao động

3. Tha hóa hành vi & sau đó là kết quả của hành vi một cách tất yếu sẽ dẫn đến tha hóa bản chất của người lao động. Tất cả những gì được coi là tốt nhất, thật sự là của con người bị hạ thấp xuống trình độ của phương tiện duy trì những điều kiện sống động vật

4. Tha hóa giữa người với người: - Khắc phục sự tha hóa:

1. Phải phát triển LLSX. Đó là tiền đề thực hiện tuyệt đối cần thiết để khắc phục sự tha hóa con người

2. Phải xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân, tức là chế độ dùng quyền tư hữu của mình để bóc lột lao động của người khác

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w