Phương pháp và phương pháp luận; Các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật (Đọc giáo trình)

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 56 - 58)

I. Thế giới quan và thế giới quan duy vật

3. Phương pháp và phương pháp luận; Các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật (Đọc giáo trình)

phép biện chứng duy vật (Đọc giáo trình)

3.1. Phương pháp và phương pháp luận Khái niệm phương pháp:

Phương pháp là cách thức, thủ đoạn nhất định được chủ thể hành động sử dụng để thực hiện mục đích của mình. (định nghĩa thông thường)

Phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức & thực tiễn nhằm thực hiện mục đích nhất định.

(định nghĩa theo khoa học)

Nguồn gốc của phương pháp:

Phương pháp được hình thành không phải một cách chủ quan tùy tiện, không phải là những nguyên tắc có sẵn, bất biến mà phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu. Bản chất của phương pháp là sự phản ánh các quy luật khách quan của hiện thực.

Các loại phương pháp:

Do đối tượng đa dạng nên các phương pháp nghiên cứu cũng rất đa dạng. Nếu dựa vào mức độ phổ biến & phạm vi ứng dụng thì chia phương pháp thành:

phương pháp riêng: áp dụng cho từng bộ môn khoa học cụ thể (hóa, sinh …)

phương pháp chung: áp dụng cho một số ngành khoa học khác nhau & (PP quan sát, mô hình hóa v.v…)

Phương pháp phổ biến: sử dụng cho tất cả các ngành khoa học. Đó chính là PP TH Marx- Lenin hay PP duy vật biện chứng

Nếu dựa vào mục đích & chức năng, PP được chia thành:

PP nhận thức: sử dụng các giác quan & tư duy để nắm bắt bản chất, quy luật vận động & phát triển của đối tượng. ví dụ: PP phân tích & tổng hợp, PP đi từ trừu tượng đến cụ thể … PP hoạt động thực tiễn: sử dụng các phương tiện vật chất để tác động trực tiếp vào đối tượng nhằm biến đổi các đối tượng đó theo nhu cầu của con người. ví dụ: PP xác suất, PP thực nghiệm, PP đấu tranh cách mạng …

Việc phân chia các PP chỉ mang ý nghĩa tương đối vì các PP có chức năng riêng, có nhiệm vụ khác nhau, không thay thế nhau được nhưng đều liên hệ, hỗ trợ lẫn nhau => phải vận dụng tổng hợp các PP.

- Khái niệm phương pháp luận và các cấp độ phương pháp luận

PP luận là lý luận về PP, hay PP luận là hệ thống những quan điểm, nguyên tắc xuất phát, chỉ đạo chủ thể trong việc xác định PP, cũng như trong việc xác định phạm vi, khả năng & áp dụng chúng một cách hợp lý, có hiệu quả.

- Các cấp độ phương pháp luận:

PP luận bộ môn: cho các môn khoa học cụ thể PP luận khoa học chung: cho nhóm ngành khoa học

PP luận chung nhất: là PP luận TH, cho tất cả hoạt động nhận thức của con người

Các PP vừa độc lập tương đối, thâm nhập, bổ sung cho nhau nhưng không thay thế nhau. Vì vậy phải vận dụng tổng hợp các PP luận, trong đó phép BCDV là PP luận chung nhất của nhận thức khoa học & thực tiễn

3.2. Các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật (Đọc giáo trình) trình)

Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn Nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn Nguyên tắc lịch sử cụ thể trong nhận thức và thực tiễn

================================================================Chuyên đề 3: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Chuyên đề 3: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

trong triết học Mác - Lênin - Đọc tài liệu Tài liệu tham khảo

1. Luận cương về Phơ Bách – Quan điểm chung về thực tiễn của Marx (Mác – Ănghen toàn tập, trang 490 - 493)

2. Nhận thức (Ăng ghen - Biện chứng của tự nhiên, trang 374 – 378, 50 - 51)

3. Tư duy về con người có phải là tối cao không? (Ăng ghen chống Duy Rinh, trang 149 - 160 )

4. Có chân lý khách quan không? (Lênin toàn tập, tập 14, trang 163 - 176) 5. Chân lý tuyệt đối, chân lý tương đối (Lênin toàn tập, tập 14, trang 176 - 185)

6. Tiêu chuẩn thực tiễn trong lý luận nhận thức (Lênin toàn tập, tập 14, trang 186 - 194) 7. Nhập môn Logic học (NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí minh - TS Nguyễn Ngọc Thu, TS Bùi Văn Mưa)

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w