Phép biện chứng của Hegel:

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 37 - 38)

- Học thuyết về khái niệm: khái niệm không đứng im mà luôn luôn biến đổi Do đó khá

b.Phép biện chứng của Hegel:

Giá trị của TH Hegel chính là phép biện chứng, hạt nhân của nó ở tư tưởng về sự phát triển. Nội dung được thể hiện ở 3 điểm:

- Luận điểm được coi là cơ bản , xuyên suốt trong toàn bộ phép biện chứng của hegel là “Tất cả cái gì hiện thực đều là hợp lý. Tất cả cái gì hợp lý đều là hiện thực.”

Luận điểm này trước hết nhằm bảo vệ chế độ chuyên chế của nhà nước quý tộc Phổ hiện đang tồn tại. Mặt cơ bản hơn, theo Hegel không phải tất cả những gì hiện đang tồn tại cũng đều là hiện thực, mà thuộc tính hiện thực chỉ thuộc về những gì đồng thời là tất yếu. Như vậy theo Hegel, hiện thực không phải là tồn tại nói chung mà là tồn tại trong tính tất yếu của nó. Đó là hiện thực trong sự phát triển. Một hiện thực không còn tính tất yếu sẽ mất đi quyền tồn tại của mình. Một hiện thực mới đầy sinh lực sẽ thay thế hiện thực đang tiêu vong.

 Thông qua phép biện chứng của Hegel, mệnh đề trên đã trở thành đối lập với nó, ở chỗ tất cả những gì là hiện thực của lịch sử loài người thì lâu dần sẽ trở thành không hợp lý, do tính quy định bởi tính không hợp lý.

- Đối lập với tư duy siêu hình, Hegel là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử & tư duy dưới dạng một quá trình, nghĩa là sự vận động, biến đổi & phát triển không ngừng. => ý nghĩa thực sự, cách mạng của TH Hegel, hoàn toàn phù hợp cho quá trình nhận thức chân lý, lịch sử. Do đó, ta hiểu chân lý nằm ngay trong quá trình nhận thức trong sự phát triển lịch sử lâu dài của khoa học đang tiến từ hiểu biết thấp lên trình độ hiểu biết cao, song không bao giờ tìm ra được cái gọi là chân lý tuyệt đỉnh cuối cùng.

Trong mỗi giai đoạn lịch sử nó đều là cái tất yếu trong những điều kiện sản sinh ra nó. Trong điều kiện cao hơn, đang dần dần phát triển ở ngay trong lòng của nó thì nó trở

nên không còn giá trị nữa, không tất yếu nữa và buộc nó phải nhường chỗ cho cái cao hơn. Giai đoạn này, đến lượt nó cũng đi đến chỗ tiêu vong.

Nhận xét: với 2 tư tưởng trên, với tư tưởng TH của Hegel, không có gì là tối hậu, tuyệt đối, thiêng liêng cả, mà nó chỉ là tính chất quá độ của mọi sự vật. Đối với nó, không có gì tồn tại ngoài quá trình không ngừng của sự hình thành & của sự tiêu vong, của sự tiến triển vô cùng vô tận từ thấp đến cao.

- Hégel là người đầu tiên có công xây dựng hệ thống các phạm trù, quy luật của phép biện chứng như các phạm trù chất-lượng-độ, phủ định-mẫu thuẫn, riêng-chung, bản chất-hiện tượng, nguyên nhân-kết quả v.v… và các quy luật: lượng chất, phủ định của phủ định & một phần của quy luật mâu thuẫn. Nhưng tất cả các quy luật mà Hegel nói về vận động phát triển là của tư duy, của khái niệm chứ không phải của vật chất. Tuy nhiên, đối với các khái niệm, Hegel chỉ ra các biện chứng của nó, bao gồm:

o Ông nêu lên nguyên lý cho rằng những khái niệm không những khác nhau mà còn làm trung giới cho nhau, tức là có liên hệ với nhau

o Mỗi khái niệm đều trải qua một quá trình phát triển, được thực hiện trên cơ sở của 3 nguyên tắc sau:

o Chất & lượng quy định lẫn nhau. Những chuyển hóa về lượng sẽ dẫn đến những biến đổi về chất và ngược lại => cách thức về sự phát triển

o Sự thống nhất & đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc & động lực của sự phát triển => nguồn gốc của sự phát triển, nằm trong sự vật

o Phủ định của phủ định với tích cách của sự phát triển diễn ra theo hình xoáy ốc => khuynh hướng của sự phát triển, thông qua sự phủ định

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 37 - 38)