Siêu hình học thế kỷ 17:

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 32 - 34)

- Chính trị XH:

3.4.2.2/ Siêu hình học thế kỷ 17:

Từ tkỷ 17, xu thế siêu hình học cũng rất phát triển ở Pháp. Đó là khoa học nghiên cứu về bản chất & nguồn gốc của tồn tại nói chung, đồng thời nó vạch ra nguyên nhân cấu thành sự vật. các nhà TH điển hình: Décartes-Xpinoja-Leibnij

Đặc điểm chung: gắn liền & ảnh hưởng mạnh mẽ của khọc tự nhiên, đề cao tư duy lý luận, tư duy logic & lý thuyết khoa học. Gọi chung họ là nhà duy lý.

Dècartes (1596-1650):

Xuất thân từ quý tộc. Là nhà toán học giải tích, vật lý học, logic học. Là một trong những người sáng lập ra TH cận đại. Hegel nhận xét: “Cùng Bacon đã tạo ra cuộc cách mạng trong TH Tây âu cận đại”. Ông phê phán TH kinh nghiệm và xây dựng TH thực nghiệm để hiểu biết & nắm bắt giới tự nhiên. TH là tiêu chuẩn quan trọng nhất đánh giá sự văn minh của con người. Ông ví TH như cái cây mà rễ của nó là siêu hình học, thân là vật lý. Ông khẳng định nhiệm vụ của TH là xây dựng những nguyên lý, phương pháp luận cơ bản làm cơ sở cho những khoa học khám phá chân lý. TH của ông gồm 2 phần:

- Vật lý học: - Siêu hình học:

+ Quan điểm về thế giới quan:

- Vật lý học: Ông đưa ra quan điểm duy vật về thế giới. Vũ trụ nguồn gốc là vật chất. Vật chất là nguồn gốc duy nhất của sự vật, vô tận, vĩnh viễn. Vật chất là những hạt nhỏ có thể phân chia được. Từ lý thuyết về những hạt nhỏ của vchất ông xdựng lý thuyết về sự hình thành vũ trụ. Vật chất lúc đầu ở trạng thái hoàn toàn đồng loại, chuyển động không ngừng theo chiều xoáy như cơn lốc. Quá trình xoáy này phân chia vật chất làm 3 loại:

Những hạt lớn nhất: hợp thành nguyên tố đất Những hạt nhỏ & tròn: không khí

Những hạt cực kỳ nhỏ & tinh tế nhất:hợp thành nguyên tố hỏa

Từ đây ông giải thích sự xuất hiện của hệ mặt trời: do sự vận động của các nguyên tố hỏa tạo nên mặt trời & vì sao. Sự vận động của nguyên tố không khí => bầu trời. Sự vận động của nguyên tố đất => trái đất & các hành tinh khác. => học thuyết vũ trụ của ông tuy thô sơ, chất phác nhưng bản chất của nó là duy vật nên có vai trò quan trọng cho việc chống lại tôn giáo & chuẩn bị cho việc phát triển của khọc về sau.

Không gian, thời gian là thuộc tính của vật chất. Vận động của vật chất là không ai sáng tạo. Nhược điểm: vận động chỉ là vận động cơ giới.

- Siêu hình học: Ông lại đứng trên quan điểm nhị nguyên khi giải quyết các vấn đề cơ bản của TH. Ông cho rằng hai thực thể vật chất & tinh thần tồn tại độc lập với nhau, không phụ thuộc vào nhau. Vật chất bao gồm những sự vật muôn vẻ khác nhau, mang tính không gian & thời gian. Đặc tính của nó là có quảng tính - nghĩa là các chiều tồn tại của vật chất. Thực thể tinh thần bao gồm toàn bộ những ý niệm, tư tưởng & tổng số các ý thức cá nhân của con người. Đặc trưng của nó là biết tư duy. Ông kết luận tất cả sự vật của thế giới đều thuộc về 1 in 2 thực thể ấy, nhưng duy nhất con người là thuộc về 2 thực thể. Cả 2 thực thể vật chất & tinh thần đều phục tùng 1 nguyên thể tối cao, đó là thượng đế. Vậy thượng đế là thực thể vô tận, không phụ thuộc vào cái gì & chính nó sinh ra mọi cái& mọi cái phải dựa vào nó.

=> Ông có sự thỏa hiệp giữa CNDV & CNDT

================================================================Ngày 11 tháng 11 năm 2007 Ngày 11 tháng 11 năm 2007

+ Nhận thức luận

Tiếp theo với Bacon & Hopps, ông kiên quyết chống lại TH kinh viện nhà thờ thời trung cổ, đòi hỏi TH phải dạy cho người ta về kiến thức tự nhiên. Vì vậy, trong lý luận nhận thức của ông có 4 nội dung:

- Nguyên tắc nghi ngờ: Nghi ngờ để nhận thức đúng, là điểm xuất phát của khoa

học chân chính. Cần phải nghi ngờ tất cả mọi cái mà người ta tin đó là chân lý; Nghi ngờ tất cả mọi tri thức mà con người đã đạt đến từ trước đến nay; Nghi ngờ tất cả những tài liệu của khoa học tự nhiên & của cả cảm giác con người; Từ nguyên tắc nghi ngờ kể trên, buộc con người phải tìm cách chứng minh & tránh những kết luận vội vàng hấp tấp. Chỉ chứng nào đã được lý tính kiểm tra chứng minh thì mới có tri thức đúng đắn, tin cậy & mới được coi là chân lý. Nguyên tắc nghi ngờ không giống chủ nghĩa hoài nghi, mà ở đây thực chất là đề ra phương pháp, hướng đi đúng đắn cho khoa học nhằm đảm bảo chân lý. Vì vậy, có thể khẳng định nguyên tắc nghi ngờ của ông có tính tích cực vì nó phủ nhận tất cả những gì là kinh viện, là giả khoa học, là giáo điều, là mê tín, và từ đó nó vạch ra con đường mới, con đường đúng đắn trong nhận thức.

- “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”: có thể nói, đây là nguyên tắc bất di bất dịch,

không thể gây ra điểm nghi ngờ nào cả, là điểm xuất phát của toàn bộ lý luận nhận thức. Nguyên tắc này không mâu thuẫn với nguyên tắc 1.

Ý nghĩa: nó nhấn mạnh vai trò của tư duy & đặc biệt, nó cổ vũ mạnh mẽ đối với sự

Hạn chế: Từ nguyên tắc này, ta thấy điểm xuất phát trong TH của Decartes không

phải là tồn tại, mà là tư duy, là khách quan chứ không phải là chủ quan. Ông đã coi tư duy là cơ sở cho sự tồn tại của chủ thể & thừa nhận tư duy của con người là cơ sở xác thực cho mọi nhận thức. Ông tìm tiền đề xác thực của nhận thức ngay trong bản thân nhận thức. Toàn bộ hạn chế này cho thấy đây là tư tưởng TH dựa trên lập trường duy tâm.

- Lý tính: Tuyệt đối hóa vai trò của nhận thức lý tính: tiếp tục các nguyên tắc ở trên,

ông đề cao tư duy, thậm chí đưa lý trí lên hàng đầu trong lý luận nhận thức, và vì vậy ông tuyệt đối hóa vai trò của nhận thức lý tính, thể hiện ở chỗ: theo ông, tư duy lý luận không phụ thuộc vào nhận thức cảm tính, nhận thức cảm tính không thể là ngồn gốc của nguyên lý khoa học. Với ông, tính rõ ràng, rành mạch của tư duy chính là tiêu chuẩn để xác nhận chân lý. Từ chỗ tuyệt đối hóa nhận thức lý tính, coi thường, xem nhẹ nhận thức cảm tính, ông cho rằng, trong lý tính có tư tưởng bẩm sinh, tư tưởng bẩm sinh này đối lập với kinh nghiệm, cảm giác. Những nguyên tắc cơ bản của logic học, toán học là những bẩm sinh, không phụ thuộc vào kinh nghiệm.

- Để đạt tới chân lý, phải tuân thủ 4 nguyên tắc:

o Chỉ coi là chân lý những gì được cảm nhận rõ ràng & rành mạch, không gợi lên một chút nghi ngờ nào, tức là những điều hiển nhiên;

o Cần phải chia nhỏ đối tượng trong chừng mực có thể để nhận thức

o Trong quá trình nhận thức, chúng ta cần phải xuất phát từ những điều đơn giản và sơ đẳng nhất, dần dần đi đến những cái phức tạp hơn

o Phải xem đầy đủ các dữ kiện, không được bỏ sót một dữ kiện nào trong quá trình nhận thức sự vật.

Kết luận: Cho dù còn một số hạn chế nhất định, những quan điểm của Decartes về nhận thức nói riêng & toàn bộ TH của ông nói chung đã có tác dụng tích cực chống lại TH kinh viện & đặc biệt, nó đã đặt nền tảng phương pháp luận cho sự phát triển của khoa học lúc bấy giờ cũng như sau này.

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w