I. Thế giới quan và thế giới quan duy vật
2. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vậ t tính khoa học và tính cách mạng của nó
của nó
2.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến & các phạm trù của phép biện chứng duy vật 2.1.1. Khái niệm mối liên hệ phổ biến
Các sự vật hiện tượng cũng như các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập lại vừa quy định tác động & chuyển hóa lẫn nhau, có mối liên hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Phép biện chứng DV xem xét sự vật trong mối liên hệ phổ biến.
Mối liên hệ phổ biến là phạm trù dùng để chỉ sự liên hệ tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới. Cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là do tính thống nhất vật chất của thế giới. Phép BCDV còn chỉ ra các tính chất của mối liên hệ:
- Tính khách quan: là mối liên hệ hiện thực của bản thân thế giới, không hề phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người
+ Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng có liên hệ với sự vật hiện tượng khác. Không có sự vật hiện tượng nào lại nằm ngoài mối liên hệ
+ Mối liên hệ phổ biến biểu hiện dưới hình thức riêng biệt, cụ thể tùy theo điều kiện nhất định, song cho dù dưới bất kỳ một hình thức nào, chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất. Mhững mối liên hệ cụ thể, riêng lẻ là đối tượng của các khoa học cụ thể. Phép BCDV chỉ nghiên cứu những mối quan hệ chung nhất, bao quát nhất của thế giới. “Phép biện chứng chẳng qua là khoa học về sự liên hệ phổ biến” - Engel Marx-Engel toàn tập, tập 20, trang 455, NXBCTQG 1994
- Tính đa dạng: chúng đa dạng về tính chất, trình độ cũng như hình thức biểu hiện. Có mối liên hệ chúng tác động đến mọi lĩnh vực của thế giới, có mối liên hệ riêng chỉ liên quan đến từng sự vật hiện tượng cụ thể. Có mối liên hệ bên trong, bên ngoài, chủ yếu, thứ yếu, tất nhiên, ngẫu nhiên, trực tiếp, gián tiếp v.v… Các mối liên hệ có vai trò không giống nhau đối với sự vận động phát triển của sự vật hiện tượng. Cần đánh giá đúng vai trò vị trí của các mối liên hệ, do đó cần phải phân chia chúng thành các mối liên hệ khác nhau. Sự phân chia này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Những phạm trù của phép BCDV là sự cụ thể hóa nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Các phạm trù và các quy luật là lý luận nghiên cứu các mối liên hệ và sự phát triển của thế giới. Chính với ý nghĩa này, các phạm trù & quy luật của phép BCDV mang đến cho chúng ta phương pháp luận để thực hiện các quan điểm: toàn diện, phát triển, lịch sử cụ thể trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
2.1.2. Các mối liên hệ phổ biến ( các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng )
Các phạm trù: chung - riêng; tất nhiên - ngẫu nhiên; bản chất - hiện tượng là cơ sở phương pháp luận trực tiếp cho các phương pháp: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Trên cơ sở đó giúp chúng ta rút ra được nhưữg mối liên hệ bản chất để từ đó, chúng ta hiểu được toàn bộ những mối liên hệ theo một hệ thống nhất định.
Các phạm trù: nguyên nhân - kết quả; khả năng - hiện thực là phương pháp luận chỉ rõ trình tự kế tiếp nhau của các mối liên hệ & sự phát triển như là một quá trình tự nhiên
Phạm trù nội dung - hình thức: là cơ sở phương pháp luận để xây dựng các hình thức tồn tại trong sự phụ thuộc vào nội dung & khả năng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đạt được mục đích.
2.2. Nguyên lý về sự phát triển & sự cụ thể hóa của các quy luật trong phép biện chứng duy vật
Phát triển khái quát về sự vận động, nhưng không phải là mọi sự vận động mà chỉ là vận động tiến lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Phát triển là phạm trù TH khái quát về sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Phép BCDV chỉ ra cách thức, nguồn gốc, khuynh hướng của sự phát triển.
Tính chẩ của phát triển:
- Tính khách quan: là nguồn gốc của sự phát triển, nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại, vận động của các sự vật. => tự thân vận động
- Tính phổ biến: thể hiện ở tất cả mọi lĩnh vực tự nhiên, XH, tư duy & ở bất cứ sự vật hiện tượng nào của thế giới khách quan
- Tính đa dạng, phong phú: phát triển là khuynh hướng chung của thế giới, song ở mỗi sự vật hiện tượng, quá trình phát triển lại không đồng đều do chúng tồn tại ở không gian và thời gian khác nhau, mặt khác, trong quá trình phát triển của chúng chịu sự tác động của các sự vật khác nhau của rất nhiều các yếu tố, điều kiện. Vì vậy nó có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển & đôi khi có thể làm thay đổi các chiều hướng phát triển, thậm chí làm cho sự vật tan vỡ, thụt lùi.
2.2.2. Các quy luật cơ bản của sự phát triển
Là sự cụ thể hóa nguyên lý về sự phát triển. 3 quy luật cơ bản của phép BCDV có ý nghĩa phương pháp luận chỉ đạo mọi hoạt động của con người để thực hiện các quan điểm: toàn diện, phát triển, lịch sử, cụ thể về các phương diện, vạch ra cách thức, nguồn gốc, động lực & xu hướng phát triển tiến lên của các sự vật hiện tượng trong thế giới.