Quy luật thống nhất & đấu tranh của các mặt đối lập:

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 55)

I. Thế giới quan và thế giới quan duy vật

b. Quy luật thống nhất & đấu tranh của các mặt đối lập:

Vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển, là quá trình đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật. Chính vì vậy, quy luật này là cơ sở phương pháp luận chung cho việc phân tích mâu thuẫn & quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn với 3 yêu cầu cơ bản:

- Do mâu thuẫn là khách quan & phổ biến, tức là sự vật hiện tượng nào cũng tồn tại mâu thuẫn, cần phải thừa nhận mâu thuẫn để giải quyết mâu thuẫn. Có như vậy, sự vật hiện tượng mới phát triển. Nhưng muốn phát hiện ra mâu thuẫn, phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt, khuynh hướng trái ngược nhau, tức là phải tìm ra các mặt đối lập. Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem quá trình phát sinh phát triển của từng mâu thuẫn, vai trò vị trí & các mối quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn, đồng thời cũng phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển & vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Chỉ có như vậy mới hiểu đúng được mâu thuẫn của sự vật, xu hướng vận động phát triển & các điều kiện để giải quyết mâu thuẫn.

- Để thúc đẩy sự vật phát triển, chúng ta không chỉ thực hiện việc giải quyết mâu thuẫn mà phải tôn trọng nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn, đó là đấu tranh giữa các mặt đối lập.

+ Không được điều hòa mâu thuẫn;

+ Đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn;

+ Tìm ra phương thức, phương tiện & lực lượng để giải quyết mâu thuẫn; + Mâu thuẫn chỉ giải quyết khi điều kiện đã chín mùi;

+ Mâu thuẫn khác nhau phải giải quyết bằng phương pháp khác nhau

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w