Học thuyết về nguyên tử:

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 27)

+ Nguyên tử: là cơ sở cấu tạo nên vạn vật. Nguyên tử là hạt vật chất cực nhỏ không nhìn thấy được, không phân chia được, không mùi vị, âm thanh, màu sắc và không khác nhau về chất nhưng khác nhau về hình thức, trật tự & tư thế.

+ Vận động: bao giờ cũng gắn liền với vật chất. Vận động của nguyên tử là vĩnh viễn. Nguyên nhân vận động của nguyên tử nằm ở bản thân nguyên tử, tức nó có động lực tự thân.

+ Khoảng không: là điều kiện vận động của vật chất

+ “Quyết định luận”: là sự thừa nhận, sự ràng buộc của luật nhân quả, tính tất nhiên & tính khách quan của các hiện tượng tự nhiên. Ông phủ nhận tính ngẫu nhiên, cho rằng tính ngẫu nhiên là do sự thiếu hiểu biết của con người sinh ra; ngẫu nhiên mang tính chủ quan.

+ Sự sống & con người: Ông phủ nhận những nguyên nhân thần thánh sinh ra sự sống của con người. Theo ông, sự sống là kết quả của quá trình biển đổi của bản thân giới tự nhiên, nghĩ là sự sống có nguồn gốc từ giới tự nhiên, cụ thể là phát sinh từ những vật thể ẩm ướt dưới sự tác động của nhiệt độ. Nước & bùn làm xuất hiện sự sống, con người. Ông có khẳng định rất chính xác: sinh vật khác sự vật là sinh vật có linh hồn, sự vật không có linh hồn. Từ đó, ông giải thích về linh hồn: linh hồn cấu tạo từ nguyên tử hình cầu. Đó là nguyên tử của lửa, vận động với vận tốc lớn, tạo ra nhiệt, làm cho toàn thể cơ thể hưng phấn và hoạt động. Sai lầm: Ông đồng nhất linh hồn với vật chất. Ông bác bỏ quan điểm của TH duy tâm cho rằng linh hồn bất tử, khẳng định linh hồn cũng chết cùng với cái chết của cơ thể.

+ Quan điểm về lý luận nhận thức: đây là bước tiến rất quan trọng của ông so với các nhà TH đương thời. Các nhà TH trước phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính, tuyệt đối hóa vai trò của nhận thức lý tính. Ông chia nhận thức làm hai dạng: mờ tối và chân lý. Nhận thức mờ tối: là nhận thức cảm tính do các giác quan đem lại. Nhận thức chân lý là nhận thức thông qua những phán đoán logic. Đây là dạng nhận thức được bản chất & quy luật của sự vật. Đặc biệt, ông chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hai dạng nhận thức này, nhưng đồng thời cũng cho rằng nhận thức chân lý đáng tin cậy hơn, có nghĩa là nhận thức chân lý mới có khả năng nhận thức bản chất quy luật của sự vật, do vậy con người không thể dừng lại ở dạng nhận thức mờ tối mà phải đi sâu hơn để nhận thức bản chất sự vật. Theo ông đó chính là chức năng của nhận thức chân lý.

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 27)