Giai cấp và đấu tranh giai cấp (Đọc tài liệu)

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 66 - 68)

- LDSX: Chính trị XH:

1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp (Đọc tài liệu)

1.1. Khái quát các quan điểm ngoài Macxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp • Quan điểm trước Mác về giai cấp và đấu tranh giai cấp

• Quan điểm của các nhà tư tưởng tư sản hiện nay về giai cấp và đấu tranh giai cấp 1.2. Quan điểm Mácxit về giai cấp và đấu tranh giai cấp

• Khái niệm giai cấp, nguồn gốc giai cấp và kết cấu giai cấp

• Đấu tranh giai cấp và vai trò của đấu tranh giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp

• Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản trong thời đại hiện nay

1.3. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Đặc điểm giai cấp và quan hệ giai cấp trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

• Đấu tranh giai cấp giữa tầng lớp tư sản & lao động là mâu thuẫn giữa sự phát triển theo con đường XHCN với khuynh hướng tự phát của thành phần kinh tế TB tư nhân. Đây là mâu thuẫn trong quan hệ giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động

& tầng lớp tư sản. Tuy mang tính chất của mâu thuẫn giữa lao động & bóc lột lao động, nhưng trong điều kiện thời kỳ quá độ nó là mâu thuẫn không đối kháng trong nội bộ nhân dân => không dùng bạo lực

• Trong XH ta hiện nay, lợi ích hợp pháp của các nhà tư sản là căn bản thống nhất chung với lợi ích cộng đồng. Đó là sự thống nhất giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với tầng lớp tư sản. Quan hệ này là quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh với những khuynh hướng tiêu cực của tầng lớp tư sản để thực hiện sự hợp tác, đoàn kết xây dựng đất nước của mình

• Do đặc điểm giai cấp & quan hệ giai cấp như đã xác định, vấn đề không phải là lảng tránh danh từ đấu tranh giai cấp mà vấn đề là phải nhận thức cho đúng tính chất, nội dung, hình thức của cuộc đấu tranh để xử lý cho đúng đắn các quan hệ XH, giai cấp

- Nội dung và hình thức đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

• Do thời đại chúng ta đang sống, vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta diễn ra vô cùng phức tạp. Nó càng phức tạp hơn trong giai đoạn phát triể kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, mở cửa. Vì vậy, phát sinh nhiều quan điểm trái ngược nhau liên quan đến giai cấp & đấu tranh giai cấp:

o Quan điểm hữu khuynh: không chỉ trong nhân dân mà trong một bộ phận cán bộ đảng viên ngộ nhận CNTB đã biến đổi về chất, nước ta không còn giai cấp & đấu tranh giai cấp nữa, học thuyết giai cấp & đấu tranh giai cấp của CN Marx đã trở nên lỗi thời, thậm chí có người còn cho rằng học thuyết này chỉ dẫn đến chia rẽ, bất ổn định XH, cản trở quan hệ quốc tế, vì vậy làm cho đất nước chúng ta bị cô lập với thế giới bên ngoài

o Quan điểm tả khuynh: đứng trước tình hình phức tạp trong nước & quốc tế, sự phân hóa giàu nghèo làm nhiều người hoang mang dao động, không muốn mở rộng quan hệ đối ngoại, bế quan tỏa cảng …

o Những quan điểm trên chứng tỏ sự mơ hồ, ảo tưởng về quan hệ giai cấp nhưng cũng chứng tỏ sự bảo thủ, hẹp hòi xơ cứng, tất yếu gây cản trở cho công cuộc mở cửa, hòa nhập với kinh tế thế giới

o Để khắc phục những sai lầm trên, đòi hỏi chúng ta phải nắm vững phương pháp biện chứng duy vật để phân tích cụ thể tình hình đất nước. Chúng ta phải xác định thực chất đấu tranh giai cấp của nước ta trong thời kỳ quá độ là đấu tranh giữa 2 khuynh hướng: 1 - tự giác theo định hướng XHCN; 2 - khuynh hướng tự phát TBCN. Sở dĩ như vậy là vì thực chất chúng ta quá độ

lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, không phải là quá độ từ CNTB. Do đó chúng ta phải phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó có thành phần kinh tế tư bản tư nhân nên tất yếu nảy sinh mâu thuẫn khách quan giữa hai khuynh hướng phát triển kinh tế: sự phát triển được thực hiện tự giác, có sự chủ động, có sự điều khiển, có mục đích theo định hướng XHCN. Khuynh hướng này đang mâu thuẫn gay gắt với khuynh hướng tự phát quay lại con đường TBCN.

o Cuộc đấu tranh giai cấp này diễn ra hàng ngày hàng giờ, trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, hệ tư tưởng, hệ thống chính trị v.v…

o Để đạt kết quả tốt trong cuộc đấu tranh chống khuynh hướng tự phát TBCN, chúng ta cần chú ý các vấn đề sau:

 Đấu tranh chống khuynh hướng & biểu hiện tiêu cực của tầng lớp tư sản: chống đầu cơ, buôn lậu, làm ăn phi pháp, hàng giả v.v…

 Đấu tranh chống khuynh hướng tự phát TBCN của nền SX nhỏ bằng nhiều biện pháp khác nhau; lôi kéo họ, tách họ ra khuynh hướng tự phát TBCN

 Đấu tranh chống các thế lực thù địch với độc lập dân tộc & CNXH. Trận tuyến: Một bên là quần chúng lao động cùng các lực lượng đi theo con đường dân giàu nước mạnh; một bên là các tổ chức, phần tử chống độc lập dân tộc, CNXH, an ninh quốc gia

 Như vậy, nội dung chủ yếu đấu tranh giai cấp ở nước ta là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH theo định hướng XHCN để khắc phục tình trạng nước nghèo kém phát triển; Thực hiện công bằng XH, chống áp bức bất công; Đấu tranh để ngăn chặn & khắc phục những tư tưởng, hành động tiêu cực sai trái; Đấu tranh & làm thất bại âm mưu & hành động chống phá của các thế lực thù địch để bảo vệ dân tộc & CNXH

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w