Nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn cách mạng hiện nay ở nước ta

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 60 - 62)

- LDSX: Chính trị XH:

3.nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn cách mạng hiện nay ở nước ta

trong giai đoạn cách mạng hiện nay ở nước ta

3.1.Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tuởng Hồ Chí Minh cũng như các tri thức khoa học mà nhân loại đã đạt được vào điều kiện cụ thể ở nước ta

- Xác định chủ trương đường lối của từng thời kỳ xây dựng đất nước: Phải phân tích tình hình cụ thể của đất nước, cũng như bối cảnh lịch sử quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn & từng thời kỳ đó như thế nào. Khi thực hiện đường lối, chủ trương cũng cần phải bổ sung & điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến của hoàn cảnh cụ thể

- Khi vận dụng quy luật lượng chất trong hoạt động thực tiễn phải vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy, nghĩa là phải tùy trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể hay các quan hệ cụ thể mà chúng ta chọn các hình thức bước nhảy cho phù hợp. - Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế XH vào sự nghiệp XD CNXH ở nước ta như

thế nào?

- Vận dụng học thuyết giai cấp & đấu tranh giai cấp vào hoàn cảnh cụ thể như thế nào?

3.2. Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Việt Nam và quốc tế để tiếp tục hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

_ Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội

_ Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thiện con đường đi lên chủ nghĩa xã hội 3.3. Trong giáo dục và đào tạo phải kết hợp nhà trường với xã hội, lý luận với thực tiễn - Giáo dục, đào tạo phải đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội

- Giáo dục phải kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành 3.4. Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều

- Bệnh kinh nghiệm, nguyên nhân và con đường khắc phục

Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường lý luận khoa học, khuyếch đại vai trò thực tiễn, hạ thấp vai trò lý luận.

Nguyên nhân: xuất phát từ điều kiện SX nhỏ là phổ biến, trình độ dân trí còn thấp, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, tư tưởng nho giáo & phong kiến ảnh hưởng nhiều trong nhân dân, do đó là mảnh đất thuận lợi cho bệnh kinh nghiệm nảy sinh. Sự yếu kém về lý luận là nguyên nhân trực tiếp & rất quan trọng của bệnh kinh nghiệm. Yếu kém về lý luận dẫn tới tiếp thu lý luận một cách giản đơn, cắt xén, không đến nơi đến chốn. Việc tiếp thu lý luận từ trình độ kinh nghiệm rất dễ dẫn đến làm méo mó lý luận.

Khắc phục: nâng cao một cách căn bản trình độ lý luận, trí tuệ của Đảng - Bệnh giáo điều, nguyên nhân và con đường khắc phục

Bệnh giáo điều:

- Là bệnh sách vở, nắm lý luận chỉ dừng lại ở câu chữ, hiểu lý luận một cách trừu tượng mà không thâu tóm được bản chất cách mạng & khoa học của nó, nặng về những gì diễn ra trong sách vở, không đối chiếu với cuộc sống, thoát ly cuộc sống; - Khi đề ra chủ trương chính sách thường nặng về xuất phát từ sách vở mà không

xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước;

- Khi áp dụng lý luận thì rập khuôn máy móc, áp dụng kinh nghiệm xây dựng CNXH của nước khác một cách rập khuôn vào đất nước mình, áp dụng kinh nghiệp tiến hành chiến tranh cách mạng vào thời bình, áp dụng máy móc kinh nghiệp của địa phương này vào địa phương khác …

- Thực chất của bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng cường điệu vai trò của ý luận, coi nhẹ, xem thường thực tiễn, tách lý luận khỏi thực tiễn & thiếu qua điểm lịch sử cụ thể

Khắc phục: coi trọng lý luận, đổi mới công tác lý luận của Đảng & phải tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, khắc phục sự lạc hậu của lý luận & phải đổi mới cả việc nghiên cứu lý luận. Phải coi trọng tổng kết thực tiễn, thực hiện sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn.

================================================================Chuyên đề 4: Lý luận hình thái kinh tế- xã hội Chuyên đề 4: Lý luận hình thái kinh tế- xã hội

và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tài liệu tham khảo

1. Quan điểm của Mác về cơ sở hạ tầng, quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất và vị trí của lực lượng sản xuất trong nền sản xuất (Mác - trích “Góp phần phê phán chính trị kinh tế học”, trang 6 - 10)

2. Lực lượng sản xuất và khách quan của quá trình phát triển lực lượng sản xuất (Mác – Thư gửi PV A - nan - cốp, tuyển tập, tập 2, trang 539 – 542 )

3. Những người bạn dân là thế nào? (Lênin toàn tập, tập 1, trang 171- 190)

4. Chủ nghĩa duy vật lịch sử - Bàn về đặc điểm của nền sản xuất (Stalin: CNDVBC – CNDVLS trang 15 – 27)

5. Lý luận về con đường đi lên CNXH ở nước ta (Đào Duy Tùng, trang 40 - 60 ) 6. Đảng CSVN, Cương lĩnh đất nước trong con đường đi lên CNXH

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 60 - 62)