- Học thuyết về khái niệm: khái niệm không đứng im mà luôn luôn biến đổi Do đó khá
c. Quan niệm về XH của Hégel:
+ Về nhà nước: Hegel tìm nguồn gốc nhà nước từ mâu thuẫn XH: “Nhà nước hiện đại & chính phủ hiện đại chỉ xuất hiện khi tồn tại sự khác nhau giữa các đẳng cấp, khi sự chênh lệch giữa giàu và nghèo quá lớn”. Ông cho rằng nhà nước tồn tại vĩnh viễn, trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử => đồng nhất nhà nước với XH. Nhà nước là hiện thân của ý niệm tuyệt đối trong đời sống XH. Nhờ nó mà gia đình & XH công dân được bảo tồn, mâu thuẫn giữa các giai cấp được điều hòa. Ông coi nhà nước Phổ như là đỉnh cao của sự phát triển nhà nước & của pháp luật.
+ Về lịch sử: Lịch sử là sự thống nhất giữa tính khách quan với tính chủ quan trong hoạt động của con người, nhưng lịch sử lại không bao giờ diễn ra theo ý muốn chủ quan của họ, mà trái lại theo Hegel, thế giới hiện thực như thế nào thì tất yếu nó phải như thế. Lịch sử nhân loại diễn ra thông qua lịch sử của từng quốc gia, dân tộc riêng lẻ. Sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc không thể vượt ra ngoài khung cảnh lịch sử toàn thế giới nói
chung mà nó phải tuân theo xu hướng chung của toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại, tham dự vào lịch sử toàn nhân loại.
+ Về tự do: Sự phát triển tự do của con người là chuẩn mực để so sánh tính ưu việt của thời đại này so với thời đại khác. Tự do là thể hiện trong sự hiểu biết và làm theo ý chúa + Về vĩ nhân & lãnh tụ: Vĩ nhân của mỗi thời đại là người suy nghĩ và hiểu được những gì cần thiết và hợp thời & hoạt động của họ phải phù hợp với xu hướng của thời đại mình, vì theo ông không ai đảo ngược được xu thế tất yếu khách quan của tiến trình lịch sử nhân loại. => giống Khổng tử, quân tử là người hiểu được mệnh trời, làm theo mệnh trời.
3.4.3.3.2/ FuerBach (1804 – 1872)
Là đại biểu cuối cùng của TH cổ điển Đức, làm sống lại CNDV thế kỷ 17-18 và đã làm phong phú một cách sáng tạo thế giới quan duy vật.
a. Về thế giới quan: ông đứng trên lập trường duy vật để bảo vệ & chứng minh
nguyên lý của chủ nghĩa duy vật, cho rằng vật chất có trước, giới tự nhiên tự tồn tại & người ta chỉ có thể giải thích được giới tự nhiên xuất phát từ bản thân nó. Ông cho rằng giới tự nhiên có rất nhiều chất lượng khác nhau mà những cảm giác của con người có thể hiểu biết được. Con người là một bộ phận của giới tự nhiên, còn tư duy là thuộc tính của nó. Không gian, thời gian cũng tồn tại khách quan & gắn liền với vật chất, không có vật chất nào tồn tại bên ngoài không gian & thời gian. Ông thừa nhận giới tự nhiên luôn vận động & phát triển, nó diễn ra một cách khách quan. Trong những điều kiện nhất định, nó làm xuất hiện đời sống hữu cơ & con người.
b. Nhận thức luận: ông đã phê phán tính chất duy tâm trong TH của Hegel khi Hegel
coi đối tượng của tư duy không có gì khác là chính bản thân tư duy. Theo ông đối tượng của nhận thức nói chung & TH nói riêng là giới tự nhiên & con người. Về khả năng nhận thức, ông đã phê phán thuyết bất khả tri & khẳng định con người có khả năng nhận thức được giới tự nhiên. Ông cho rằng 1 người không thể nhận thức được hoàn toàn giới tự nhiên, nhưng toàn bộ loài người thông qua các thế hệ có thể nhận thức được. Chủ thể nhận thức: ông khẳng định là con người: “Không có con người & ngoài con người thì không có sự nhận thức nào cả”. Về vai trò của cảm
giác, ông quan niệm cảm giác là cái phản ánh các vật thể của thế giới vật chất, là nguồn gốc của tư duy lý luận. Do coi trọng cảm giác nên theo ông, nếu coi thường cảm giác thì không thể có quan niệm đúng về quá trình nhận thức. Về quan hệ giữa nhận thức cảm tính & nhận thức lý tính, ông thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa hai giai đoạn nhận thức này: “Chúng ta đọc cuốn sách của tự nhiên bằng các giác
- Hạn chế: mang nặng tính trực quan, chưa hiểu được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Khi phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hegel, đồng thời ông cũng bác bỏ phép biện chứng của Hegel. Chính vì vậy, CNDV của ông về toàn bộ vẫn nằm trong khuôn khổ của tư duy siêu hình.
c. Quan điểm về con người: Ông phê phán Hegel coi thường con người sống, do đó
ông lấy con người sống, con người có cảm giác làm điểm xuất phát của học thuyết duy vật của mình, vì vậy ông cho rằng nhiệm vụ của TH là đem lại cho con người 1 quan điểm mới về chính bản thân mình & phải tạo điều kiện cho con người hạnh phúc. Từ đó ông quan niệm con người như 1 thực thể sinh vật có cảm giác, biết tư duy, có ham muốn & có ước mơ. Con người là 1 bộ phận của giới tự nhiên & xét về bản chất của nó, con người có tình yêu thương => Ông đã không thấy được phương diện XH của con người => con người của ông là con người trừu tượng, đã bị tách ra khỏi những điều kiện kinh tế XH & lịch sử. Chính vì vậy khi nghiên cứu những vấn đề về đời sống XH ông rơi vào quan điểm duy tâm & trừu tượng về con người. => Ông là nhà duy vật siêu hình, nhưng không triệt để.
d. Quan niệm về tôn giáo & thần học: Ông phê phán mạnh mẽ thần học & tôn giáo.
Ông cho rằng chính con người bày đặt ra thần thánh bằng cách trừu tượng hóa bản chất con người của mình rồi coi thần thánh cũng có bản chất ấy, tức là người ta đã tuyệt đối hóa, thần thánh hóa những đặc tính của con người. Do đó, ông đòi bỏ tôn giáo do con người đặt ra, nhưng do không triệt để, ông muốn thay thế bằng tôn giáo mới: tôn giáo tình yêu. => hạ vai trò của thần học xuống trình độ nhân bản, nâng nhân bản lên trình độ thần học.
Kết luận chung về TH cổ điển Đức:
- TH cổ điển Đức trong một giai đoạn lịch sử tương đối ngắn, nhưng tạo ra một thành quả kỳ diệu trong lịch sử TH, đó là từng bước khắc phục hạn chế siêu hình của TH duy vật thế kỷ 17-18;
- Những tư tưởng biện chứng đã đạt tới trình độ hệ thống lý luận, điều mà phép biện chứng cổ đại Hy lạp chưa đạt tới & CNDV thế kỷ 17-18 Tây Âu cũng không có khả năng tạo ra;
- Hạn chế: do tính chất duy tâm, nhất là duy tâm khách quan của Hegel. CNDV của Feurbach xét về thực chất thì không vượt qua được trình độ của CNDV thế kỷ 17- 18;
- Được TH Marx-Lenin khắc phục, nâng lên tầm cao mới.
Ngày 18 tháng 11 năm 2007
Chương IV: Sự hình thành phát triển của TH Marx - Lenin 1. Cơ sở của sự ra đời TH Marx-Lenin
(Đọc giáo trình)
Ra đời vào những năm 40 của tkỷ 19, do Marx & Engel sáng lập, được Lenin phát triển trong thời kỳ của ông. Sự xhiện của TH ML là một tất yếu lịch sử, hợp quy luật, vì vậy đáp ứng đòi hỏi khách quan về kinh tế XH của Tây Âu thế kỷ 19.
Tất yếu lịch sử, dựa trên 3 sơ sở:
- Cơ sở kinh tế XH: XH phương tây đã đạt tới trình độ phát triển rất cao của XH,
trên cơ sở phát triển như vũ bão của LLSX. Ngay trong lòng nó đã tạo nên mâu thuẫn giữa LLSX mang tính XH hóa với quan hệ SX mang tính tư hữu hóa. Mâu thuẫn này dẫn tới mâu thuẫn giai cấp, lôi cuốn XH tư bản thời bấy giờ vào phong trào đấu tranh giai cấp rộng khắp.
- Cơ sở lý luận: 3 cơ sở lý luận
o TH cổ điển Đức: phép biện chứng của Hegel & CNDV của Fuerbach
o Kinh tế chính trị học cổ điển Anh: Adam Smith & Ricardo, đã xây dựng lý luận về giá trị, vạch ra giá trị hàng hóa là số lượng lao động XH cần thiết quy định; Lợi nhuận được tạo ra từ SX chứ không phải từ lưu thông. Hạn chế: tuyệt đối hóa vai trò của giá trị, chưa tìm ra được nguồn gốc của giá trị thặng dư;
o Học thuyết XHCN của các nhà XH không tưởng Pháp: Saint Simon, Puirier, Owen: phê phán mạnh mẽ XH tư bản, vạch ra mâu thuẫn của CNTB, đặc biệt nhận thấy tính tất yếu phải thay thế CNTB bằng 1 XH tốt đẹp, công bằng hơn. Hạn chế: coi hợp tác giai cấp là con đường duy nhất để đi đến CNXH.
- Cơ sở về Khoa học tự nhiên: 3 phát minh vĩ đại
o Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (R. Mayer) o Học thuyết tế bào của động thực vật
o Học thuyết tiến hóa của Dawin
Những phát minh này khẳng định: tự thế giới là biện chứng
Kết luận: sự xuất hiện của TH Marx là hiện tượng hợp quy luật, không phải do sự suy tư
cá nhân, sự tưởng tượng thuần tuý chủ quan của Marx-Engel mà do những nguyên nhân kinh tế XH & sự phát triển tư tưởng của nhân loại trước đó quy định. Nhờ sự khái quát kinh nghiệm của phong trào công nhân & những thành tựu của khoa học tự nhiên cùng với
những phê phán những tư tưởng TH trong lịch sử mà Marx-Engel mới sáng tạo ra được TH duy vật biện chứng, thực hiện được bước ngoặt cách mạng vĩ đại trong TH.