Những nguyên tắc cơ bản của sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 59 - 60)

- LDSX: Chính trị XH:

2.Những nguyên tắc cơ bản của sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

1. Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, của lý luận. Lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn

- Lý luận ra đời chính vì & chủ yếu chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người. Sau khi ra đời nó phải qua trở về phục vụ thực tiễn, hướng dẫn & chỉ đạo thực tiễn. Do đó nó chỉ có ý nghĩa khi nó được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn & phục vụ cho mục tiêu phát triển nói chung

- Thực tiễn phải là tiêu chuẩn của chân lý: phải lấy thực tiễn kiểm nghiệm. Thực tiễn sẽ nghiêm khắc chứng minh chân lý & bác bỏ sai lầm

- Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm nghiệm chân lý. Vì vậy thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý

Tiêu chuẩn thực tiễn là tương đối vì thực tiễn không đứng nguyên một chỗ mà luôn biến đổi & phát triển. Hơn nữa, thực tiễn là một quá trình & được thực hiện bởi con người nên không thể tránh được yếu tố chủ quan. Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người trở thành chân lý vĩnh viễn, tuyệt đích cuối cùng. Do đó việc quán triệt tính biện chứng tiêu chuẩn của chân lý giúp chúng ta tránh khỏi những sai lầm mang tính cực đoan như: chủ nghĩa giáo điều, CN chủ quan, CN tương đối.

2. Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận khoa học; ngược lại lý luận khoa học phải được vận dụng vào thực tiễn, kiểm nghiệm trong thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn

So với kinh nghiệm, lý luận có tính bản chất sâu sắc hơn, phạm vi ứng dụng rộng hơn so với tri thức kinh nghiệm. Kinh nghiệp kết thúc ở đâu, lý luận bắt đầu từ đó. Nhờ có ưu

điểm này, lý luận có vai trò rất lớn, tác động trở lại thực tiễn chỉ đạo cho hoạt động thực tiễn & góp phần làm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người. Lý luận là kim chỉ nam cho hành động thực tiễn soi đường dẫn dắt chỉ đạo thực tiễn. “Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng được” – Lênin

Lý luận có thể dự báo được được sự vận động phát triển của sự vật trong tương lai, chỉ ra phương hướng mới cho sự phát triển của thực tiễn

Nhờ có lý luận khoa học mới làm cho hoạt động của con người trở nên chủ động, tự giác & hạn chế được tình trạng mò mẫm tự phát.

Hạn chế của lý luận:

- Lý luận là loại tri thức gián tiếp vì được hình thành & phát triển từ khái quát kinh nghiệm

- Có tính trừu tượng khái quát nên chỉ tập trung phản ánh được bản chất mang tính quy luật của sự vật hiện tượng. Vì vậy lý luận có khả năng xa rời thực tế, dễ rơi vào tình trạng ảo tưởng, giáo điều. Khả năng này càng tăng lên nếu bị chi phối bởi hệ tư tưởng không khoa học, phản động & thái độ độc quyền chân lý

Khắc phục:

- Bên cạnh coi trọng, đề cao lý luận, không nên cường điệu lý luận, coi thường thực tiễn, không tách rời lý luận khỏi thực tiễn. Điều đó có nghĩa là phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận & nhận thức trong hoạt động nhận thức & thực tiễn của con người.

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn Triết học Cao học (Trang 59 - 60)