Toàn bộ vấn đề này được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩ duy tâm khách quan mà cốt lõi là học thuyết về tồn tại. Ông cho rằng nhận thức cảm tính không phải là nguồn gốc của tri thức chân thực, kết quả của nó chỉ là dư luận mà thôi. Tri thức chân thực chỉ có thể đạt được bằng nhận thức lý tính và được thể hiện trong khái niệm. Theo ông, có bốn dạng ý niệm, và tương ứng với mỗi dạng của ý niệm là một dạng của tri thức:
+ Dạng ý niệm tối cao: được nhận thức bằng trực giác trí tuệ
+ Đối tượng của tri thức toán học: điểm, đường, các hình v.v… là dạng trung giá gắn liền với ý niệm của các sự vật cảm tính. Đối tượng này được nhận thức bởi trí tuệ chứ không phải bằng trực giác mà bằng suy diễn.
+ Các sự vật cảm tính: là đối tượng nhận thức của các kiến giải, không phải là tri thức thật vì giống sự vật cảm tính. Các kiến giải mang tính cá biệt và thường xuyên biến đổi
+ Những hình ảnh của sự vật do cảm tính đem lại: dạng này không được coi là tri thức mà được nhận thức bởi sự tưởng tượng mà thôi.
=> Platon coi thường nhận thức cảm tính, chỉ thừa nhận nhận thức lý tính, là nhận thức ý niệm. Các tri thức của con người phải mang tính khái quát hóa cao. Ông nói: “Có hai đường thẳng song song chạy dài. Theo thị giác hai đường thẳng gặp nhau ở một điểm xa tít. Nếu nhận thức bằng lý tính phi cảm tính, hai đường thẳng đó không bao giờ gặp nhau”. Bằng cách nào con người nhận thức được chân lý? Ông cho rằng ý niệm tuyệt đối của nhận thức chân lý, bằng sự hồi tưởng của linh hồn bất tử. Linh hồn của con người là bất tử, cư trú trong con người sống. Linh hồn nhận thức bằng cách hồi tưởng. Chỉ có linh hồn ưu tú mới nhận thức được chân lý. Ông chia linh hồn làm chín bậc:
2. Trong các vị vua chúa tướng lĩnh 3. Quan chức nhà nước
4. Nhà thể thao, thày thuốc 5. Tiên tri, hoạt động tín ngưỡng 6. Nhà thơ, họa sĩ, làm nghệ thuật 7. Thợ thủ công, nông dân
8. Nhà hùng biện, giáo dục 9. Bạo chúa
Ông dùng phương pháp biện chứng, tức là qua hỏi đáp để nhận thức chân lý.
- Con người:
Là tư tưởng cơ bản, xuyên suốt học thuyết của ông. Con người được cấu tạo từ lửa, nước, không khí và đất nên không bất diệt. Linh hồn là sản phẩm của linh hồn vũ trụ, được tạo ra từ lâu bởi thượng đế. Mỗi linh hồn trú ngụ ở 1 vì sao, bay xuống trần gian, nhập vào thể xác con người, quên hết quá khứ, vì thế nhận thức con người là sự hồi tưởng những gì nó đã lãng quên.
- Đạo đức:
Ông chia Linh hồn gồm 3 bộ phận: trí tuệ, xúc cảm, cảm tính. Tương ứng với 3 bộ phận của linh hồn con người, XH có 3 hạng người, tùy thuộc bộ phận linh hồn nào giữ vai trò chủ đạo trong họ. Từ đó ông giải thích những người lý tính đóng vai trò chủ đạo => nhà TH, nhà thông thái. Người linh hồn tràn đầy cảm xúc, gan dạ, dũng cảm => lính. Nông dân, thợ thủ công linh hồn cảm tính thích nghi với lao động chân tay. XH cần phải duy trì các hạng người khác nhau, không thể có bình đẳng cho mọi người. Nhà nước xuất hiện để đáp ứng nhu cầu này. Công lý là ở chỗ mỗi người phải làm hết trách nhiệm của mình và biết sống đúng với tầng lớp của mình. Ông chủ trương xây dựng một XH lý tưởng. Nhà nước này dựa trên đặc trưng đẳng cấp của từng đẳng cấp:
Nhà triết học, thông thái: lãnh đạo NN Vệ quân: bảo vệ NN lý tưởng
Nông dân & thợ thủ công: làm ra của cải vật chất đảm bảo cuộc sống cho nhà nước