Nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doan hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc xây dựng thương hiệu của tập đoàn Ford Motor (Trang 77 - 81)

2. Triết lý kinh doanh của Ford Motor

2.1.3.Nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doan hở Việt Nam

 Nâng cao nhận thức của doanh nhân và doanh nghiệp

Theo những phân tích đã đưa ra, hiện nay việc nhận thức một cách đúng đắn về khái niệm cũng như vai vai trò của đạo đức kinh doanh đối với sự phát triển của một doanh nghiệp vẫn chưa thực sự đúng đắn và được quan tâm nhiều bởi chính bản thân doanh nghiệp. Việc nhận thức sai lệch, không đầy đủ về đạo đức kinh doanh dẫn đến việc các doanh nghiệp chưa biết vận dụng nó để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Vì vậy, nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền về vai trò của đạo đức kinh doanh. Trong việc này các phương tiện thông tin đại chúng đóng một vai trò quan trọng. Sự xuất hiện thường xuyên của các bài báo, các công trình nghiên cứu với cách nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vấn đề đạo đức kinh doanh sẽ giúp nâng cao trình độ nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Một điều đặc biệt quan trọng là khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhân dân, khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế cùng hăng hái tìm cách làm giầu cho mình và cho đất nước. Xóa bỏ quan niệm cho kinh doanh là xấu, coi thường thương mại, chỉ coi trọng quan chức, không coi trọng thậm trí đố kỵ doanh nhân.

Tiếp theo, các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn doanh nghiệp như Bộ Công thương, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Sở Kế hoạch – Đầu tư các tỉnh, thành phố cần quan tâm phổ biến những kiến thức chung nhất về đạo đức kinh doanh. Việc này có thể tiến hành bằng nhiều cách như tổ chức

các lớp học cho doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh, chọn lựa dịch và xuất bản một số sách có uy tín của nước ngoài về đề tài này. Các trường cao đẳng, đại học khối Kinh tế cũng cần đưa nội dung về đạo đức kinh doanh vào chương trình đào tạo của mình, nâng cao doanh trí cho những doanh nhân tương lai. Như tại trường kinh doanh Harvard (Mỹ), ngoài việc đưa các môn học liên quan đến đạo đức kinh doanh vào chương trình giảng dạy, các thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) còn tuyên thệ lời thề đạo đức của doanh nhân trước khi tốt nghiệp: “Tôi tuyên thệ sẽ phục vụ vì điều tốt đẹp hơn, hành động với sự chính trực cao nhất và chống lại những quyết định, thái độ có thể giúp cho tham vọng hạn hẹp của bản thân tôi nhưng có hại cho doanh nghiệp và xã hội nơi chúng tôi hoạt động”. Nhờ vậy, sinh viên đang thay đổi về cách nhìn liên quan tới giá trị bền vững trong kinh doanh. Doanh nhân tốt trong thời đại này không chỉ làm giàu cho bản thân mà công việc đó phải có ích cho cộng đồng nơi doanh nghiệp mình làm ăn. Doanh nhân tốt phải sở hữu các giá trị là tính chính trực, sự sáng tạo, khát vọng vươn xa, tâm huyết và sự tôn trọng cộng đồng và môi trường.

Truyền đạt kiến thức về đạo đức kinh doanh trong các trường kinh tế. Đây cũng có thể coi là một biện pháp hữu hiệu để tuyên truyền kiến thức về đạo đức kinh doanh đến với tầng lớp những nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong tương lai. Hiện nay trong các trường đại học dạy kinh doanh noi chung và trường đại học Ngoại Thương nói riêng, sinh viên chủ yếu được học về nghiệp vụ, kỹ thuật kinh doanh là chủ yếu chứ ít khi được dạy về cách ứng xử trong hoạt động kinh doanh, càng hiếm được dạy về cách ứng xử có đạo đức trong kinh doanh. Do vậy, việc giảng dạy đạo đức kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp là thực sự cần thiết. Việc giảng dạy đạo đức kinh doanh sẽ giúp cho những doanh nhân tương lai thấy được những hoàn cảnh đạo đức mà anh ta rơi vào và những giải pháp tối ưu anh ta cần thực hiện trong những trường hợp như vậy. Việc giảng dạy như vậy sẽ giúp những doanh nhân tương lai thấy được vai trò của đạo đức trong kinh doanh, thấy được những cách thức kinh doanh hợp đạo lý, thấy được trách nhiệm với xã hội, thấy được lợi ích trong dài hạn đối chọi với lợi ích trong ngắn hạn. Giảng dạy đạo đức kinh doanh sẽ

tạo ra một đội ngũ doanh nhân chân chính, là cơ sở phát huy nhân tố con người, yếu tố góp phần xây dựng đạo đức kinh doanh, và là nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước.

 Nâng cao nhận thức của người dân

Chúng ta cần ý thức rằng, không có ranh giới cố định nào cho đạo đức mà đạo đức là một phạm trù mà con người luôn cần vươn lên để đạt đến nó. Rất khó kiểm soát đạo đức vì nó vượt xa hơn việc tuân thủ pháp luật. Hoàn thiện hệ thống pháp luật mới chỉ là điều kiện cần. Nâng cao nhận thức mới là điều quan trọng nhất. Cần lưu ý là không chỉ các nhà kinh doanh, các nhà nghiên cứu mới cần nắm được kiến thức về đạo đức kinh doanh mà cả xã hội cần ý thức điều này. Vì vậy, trước hết các phương tiện thông tin đại chúng nên tiến hành phổ cập các kiến thức về đạo đức kinh doanh nhằm định hướng hành vi của người dân, để người dân có thể nắm được nhằm tự bảo vệ quyền lợi của mình và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. Ở các nước phát triển, trình độ của người tiêu dùng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là tạo ra sức ép của công luận, nhất là của tập thể người tiêu dùng, để chủ doanh nghiệp có thái độ cư xử đúng mực trong quá trình sử dụng lao động.

Tại các thị trường phát triển, một vụ vi phạm về các chuẩn đạo đức kinh doanh bị phạt rất nặng. Tuy nhiên, "án phạt" nặng nhất cho những trường hợp đó chính là việc người tiêu dùng tẩy chay dùng sản phẩm.Vì tại thị trường của họ đã xác lập những giá trị thực tế, mà ở đó, yếu tố đạo đức quyết định cho sức sống của thương hiệu.

Theo quan niệm được chấp nhận ở các nước tiên tiến, một sản phẩm được gọi là tốt không chỉ có chất lượng kỹ thuật tốt, mà còn phải là kết quả của một quy trình sản xuất bảo đảm tính đạo đức, nhân văn. Tư tưởng chủ đạo là: con người văn minh không có quyền duy trì, phát triển sinh lực của mình bằng cách lấy đi sinh lực của đồng loại, không thể vun đắp hạnh phúc cho mình bằng cách tước bỏ hạnh phúc của người khác. Được thực hiện trên cơ sở thấm nhuần tư tưởng đó, hoạt động sản xuất,

kinh doanh phải bảo đảm sự tôn trọng thân thể và cả danh dự, phẩm giá của tất cả các chủ thể liên quan, đặc biệt là của người lao động làm thuê.

Xã hội, nghĩa là người tiêu dùng, có bổn phận tẩy chay những sản phẩm được làm ra từ việc vắt kiệt sức của người công nhân, từ việc đày ải người làm thuê trong hoàn cảnh lao động khổ sai, từ một quy trình sản xuất được thúc đẩy bằng những mệnh lệnh mang tính nhục mạ, xúc phạm. Tiêu dùng những sản phẩm loại này, trong chừng mực nào đó, có thể bị coi là đã tiếp tay, đồng lõa với giới chủ trong việc thực hiện những hành vi phi đạo đức ấy, thậm chí, đã thực hiện hành vi ấy một cách gián tiếp.

Nhưng để sự trừng phạt thực sự có tác dụng răn đe thiết thực đối với chủ doanh nghiệp, điều cần thiết là nó phải thể hiện ý chí mang tính xã hội, cộng đồng. Sự tẩy chay sản phẩm chỉ khiến chủ doanh nghiệp khiếp sợ một khi đó tỏ ra là động thái của cả một tập thể có tổ chức, kỷ luật và có ý đồ, mục tiêu chung, không phải là hành vi tự phát của các cá nhân, được thôi thúc bởi những bức xúc riêng, trùng hợp một cách tình cờ.

Rõ hơn, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển mạng lưới hiệp hội tự nguyện của người tiêu dùng. Chính hội này, chứ không phải ai khác, mới là người có đủ tư cách phát hiệu lệnh hành động đồng loạt của hội viên, tạo thành một luồng ứng xử mang dáng dấp quyền lực xã hội, có khả năng uốn nắn, điều chỉnh hành vi của các ông chủ phù hợp với các khuôn mẫu của luật pháp và đạo đức.

Thế giới đang hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính mà một trong những nguyên nhân là thói tham lam và ích kỷ của những người làm trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Các doanh nghiệp quan tâm hơn tới lợi nhuận ngày càng cao và những khoản tiền kếch sù. Khủng hoảng kinh tế đã đưa vấn đề đạo đức kinh doanh trở thành chủ đề nóng bỏng về sự bền vững trong kinh doanh. Giờ đây ba giá trị tiêu

chuẩn đánh giá sự thành công của một doanh nghiệp theo thứ tự ưu tiên là con người, hành tinh, lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc xây dựng thương hiệu của tập đoàn Ford Motor (Trang 77 - 81)