2. Triết lý kinh doanh của Ford Motor
1.1. Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về đạo đức kinh doanh
Phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam không ý thức hay ý thức không đầy đủ về vai trò của đạo đức kinh doanh trong xây dựng thương hiệu. Điều này có lẽ lý giải một phần: những chuẩn giá trị của đạo đức kinh doanh đã không được tôn trọng, và hệ lụy của nó không thể hiện ngay nước mắt, mà từ từ và lâu dài. Và điều quan trọng nhất là khi người tiêu dùng không còn sự tín nhiệm và niềm tin thì tất cả những giá trị khác sẽ chẳng còn ý nghĩa. Giá trị đạo đức trong kinh doanh không phải là điếu gì quá mơ hồ. Nó cần được những nhà quản trị doanh nghiệp xác lập trong từng hành động cụ thể và trải đều trên tất cả những lĩnh vực mà doanh nghiệp
đang hoạt động, kinh doanh. Và khi nào các doanh nghiệp Việt Nam ý thức đầy đủ những điều như vậy, cơ hội để vươn lên vẫn còn rộng mở, ngược lại, tất cả những nỗ lực để xây dựng thương hiệu,vẫn là điều gì đó xa vời và không thực tế.
“Nhật Bản có Panasonic hay Sony, Hàn Quốc nổi tiếng vì Daewoo và Samsung. Nhưng không có bất kỳ thương hiệu nào tiêu biểu cho Việt Nam”, giáo sư Tom Cannon - nhà hoạch định kinh tế nổi tiếng thế giới đồng thời là cố vấn của nhiều thương hiệu lớn toàn cầu như American Express, Goldman Sachs, Microsoft, Airbus, HSBC, Ernst & Young, IBM… - nhận xét. Nói đến Nhật Bản, người ta nghĩ đến Sony hay Panasonic. Hàn Quốc nổi tiếng thế giới vì Daewoo hay Samsung. Nhưng nói đến Việt Nam, người ta không nhớ ra bất cứ thương hiệu nào. Thương hiệu Việt Nam vẫn không hề có chỗ đứng trong tâm trí khách hàng quốc tế. Cuộc chiến cạnh tranh trong thời đại toàn cầu hóa không phải trên từng sản phẩm cụ thể mà là cạnh tranh trong tâm trí khách hàng. Nhưng định vị về những sản phẩm "made in Vietnam" dường như vẫn chỉ "nhờ nhờ", thậm chí bằng không đối với khách hàng quốc tế. Khi nói đến thương hiệu quốc gia, chúng ta hiểu, bên cạnh phần xác, những dấu hiệu nhận biết như nhãn mác, câu chữ "Made in Vietnam" hay "Vietnam Value Inside" là phần hồn, tình cảm, hình ảnh trong tâm trí quốc tế về Việt Nam. Còn nếu lấy nhãn "Made in Vietnam" như nhận dạng thương hiệu kinh tế Việt Nam, thì chúng ta hầu như chưa có thương hiệu. Nghĩa là, bên ngoài, thậm chí khách hàng có rất ít cảm nhận về thương hiệu kinh tế Việt Nam. Nhìn lại trên thị trường hiện thời, nhiều thương hiệu trong nước đã và đang được đổ khá nhiều tiền cho công tác xây dựng và quảng bá, nhà nhà quảng cáo, PR, người người làm thương hiệu. Song nếu nói về ấn tượng mạnh đủ để lưu dấu sâu đậm trong tâm trí người tiêu dùng, hiếm có thương hiệu nào làm được. Khi cần phải phác họa ngắn gọn về tính cách thương hiệu của mình, chính nhiều chủ thương hiệu cũng không thể, bởi họ luôn cần phải diễn giải rất dài, rất nhiều thì người tiêu dùng mới nhớ ra đấy là thương hiệu gì. Có người gọi đó là “hội chứng giấy dán tường”, nghĩa là tồn tại xung quanh, song không gợi được ấn tượng khiến người ta phải ghi nhớ. Ở một thái cực khác, nhiều thương hiệu cũng được xem là có cá tính, được người tiêu dùng ghi nhớ, song đó lại là những ấn tượng không đẹp bởi sự phản cảm, thô
vụng trong tính cácch của các thương hiệu này. Đây là cả một câu chuyện dài và đòi hỏi một thời gian khá lâu mới có thể giải quyết. Xây dựng thương hiệu của riêng mình rất cần thiết. Thay vì cứ đi gia công sản xuất cho các hãng, cần có thương hiệu của riêng mình và sẽ không bị ảnh hưởng khi hãng chuyển nhà máy sang quốc gia khác.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: “Đạo kinh doanh của người Việt” là một khái niệm mới do thế hệ chúng ta đặt ra. Tuy nhiên, khái niệm này lại liên hệ đến một khái niệm khác là “Đạo làm giàu” do cụ cử Lương Văn Can khởi xướng từ đầu thế kỷ trước”. Ông khẳng định: Từ xưa người Việt rất khinh thường sự buôn bán, chính đó là nguyên cớ khiến nước nghèo và dân không theo kịp thiên hạ trong cuộc kinh thương. Trong thời đại ngày nay, việc làm giàu được cả xã hội cổ vũ, nhưng làm giàu vẫn phải giữ được Đạo kinh doanh. Đó chính là “năng lực hướng các hoạt động kinh doanh vào mục đích phục vụ con người”.
Ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội đặt ra câu hỏi: “Người Việt có Đạo kinh doanh không?” Ông cho rằng: “Nói có thật không dễ, nhưng nói không thật không phải”. Bởi theo ông, trên thực tế quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam chỉ mới được ghi nhận lại trong Hiến pháp năm 1992. Từ việc được ghi nhận cho đến được đảm bảo trong cuộc sống là một chặng đường dài. Trong bối cảnh như vậy, tinh hoa kinh doanh của người Việt khó có đủ thời gian để tích tụ thành Đạo kinh doanh. Nó vẫn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Và điều quan trọng là, thế hệ chúng ta sẽ xây dựng Đạo kinh doanh ấy như thế nào? Ông Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng: “Xét về mục đích kinh doanh, có lẽ theo đuổi lợi nhuận là nội dung cốt lõi trong Đạo kinh doanh của người Việt. Tuy nhiên, từ một đất nước nghèo nàn và tụt hậu, làm giàu để chấn hưng đất nước cần coi là một phần của sứ mệnh kinh doanh”.
Cần thay đổi nhận thức kinh doanh của toàn xã hội, từ việc làm giàu là vinh dự cho đến làm giàu chính đáng, và cuối cùng là làm giàu cho tổ quốc, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Mọi người cần phải nhận thức được rằng cái “lõi” của “thương đạo”, của văn hóa doanh nhân Việt Nam là: “Kinh doanh, nghĩa là dùng sản phẩm
hay dịch vụ của mình như là phương tiện để giải quyết những vấn đề của xã hội và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn”.