2. Triết lý kinh doanh của Ford Motor
4.1. Đối xử công bằng với người lao động
Ngày 05/01/1914, Ford đưa ra một quyết định làm sửng sốt toàn bộ nước Mỹ: mức lương tối thiểu cho một ngày làm việc hiệu quả của một công nhân làm việc cho Ford Motor tăng từ 2,34 đôla lên 5 đôla. Mức lương này cao hơn mức lương trung bình của một công nhân Mỹ lúc bấy giờ tới 40%. Khi đưa vấn đề này ra thảo luận và vấp phải sự phản đối gay gắt từ hội đồng quản trị, Ford đã lập luận: “Tiền lương không phải đơn thuần chỉ là những con số trên bảng lương. Nó còn đại diện cho mái ấm gia đình và số phận của các thành viên trong gia đình đó. Nó là ổ bánh mỳ, là thùng than, là cái nôi của trẻ và điều kiện học tập của trẻ thơ. Một xưởng sản xuất gồm hàng trăm nhân công cũng thiêng liêng như một gia đình, phải làm cho mọi thành viên trong gia đình đó được hạnh phúc. Đó là nghĩa vụ cao cả của một ông chủ gia đình. Đầu tư vào nhân công còn là một khoản đầu tư để nâng cao hiệu quả làm việc và giảm chi phí sản xuất một cách hiệu quả và đáng trân trọng nhất.” Henry Ford đã luôn coi những người công nhân của mình như những thành viên trong gia đình, luôn chăm lo tới đời sống của họ. Hơn ai hết, ông luôn tự ý thức được rằng những người công nhân chính là yếu tố quyết định cho sự phát triển của công ty. Và khi công ty làm ăn phát đạt thì họ cần phải được đền đáp một cách xứng đáng.
Sau này khi đánh giá sự kiện đó, Henry Ford viết: “Sự tiến bộ thực sự của hãng chúng tôi được bắt đầu khi công nhân được lĩnh 5 USD/ngày. Tăng lương như vậy, chúng tôi đã nâng sức mua của thợ thuyền. Còn họ lại giúp người khác tăng sức mua lên. Sự thịnh vượng của quốc gia là ở chỗ nâng cao sức mua của dân chúng bằng cách trả lương cao và bán hàng hạ giá”. Năm năm sau, ông lại tăng lương tối thiểu lên 6 USD. Trong vòng 10 năm, Ford đã chi phối được thị trường ô tô Hoa Kỳ và Henry Ford đã trở thành một trong những người giàu có nhất nước Mỹ.
Nhiều nhà tư bản vẫn luôn cho rằng muốn trở nên giàu có cần trả lương cho nhân viên càng ít càng tốt và bán hàng cho khách ở mức giá cao nhất mà thị trường có thể chấp nhận. Triết lý "trả lương thấp / bán giá cao” sẽ tăng lợi nhuận lên mức tối đa dường như đã không còn đúng. Chính sách giá thấp, kết hợp với sản phẩm sáng tạo và chất lượng cao, sẽ mở rộng thị trường, tăng doanh số bán ra và lợi nhuận thu được. Đồng thời, chúng ta cũng có thể mở rộng thị trường hơn nữa bằng việc tái phân phối lại sự giàu có (cũng tức là sức mua) trên một nền tảng công bằng hơn và/hoặc tạo ra sự giàu có mới.
Đồng thời với quyết định tăng lương, Ford còn quy định giờ làm việc trong này của công nhân từ 9 giờ xuống còn 8 giờ, một tuần làm việc 40 giờ. Sau quyết định này của Ford, Quốc hội Mỹ mới thông qua luật lao động, theo đó ngày làm việc của công nhân không được vượt quá 8 giờ, một tuần không được vượt quá 40 giờ. Ông luôn kiên định quan điểm rằng, mức lương cao sẽ kích thích tinh thần làm việc say mê của người lao động, điều đó sẽ tạo ra một lợi nhuận lớn hơn nhiều so với việc trả một mức lương thấp.
Công nhân làm việc trong các nhà máy của Ford không chỉ được nhận một mức lương cao, họ còn nhận được nhiều điều kiện vật chất khác do Ford cung cấp. Ford Motor có những khu nhà nghỉ với những tiện nghi không kém gì một khách sạn sang trọng. Công nhân có thể nghỉ ngơi miễn phí vào những ngày nghỉ ở đây. Đến đây họ có thể tắm hơi, chơi bowling, xem phim và tham gia một vài hoạt động vui chơi khác. Ngoài ra, những công nhân làm việc tại Ford Motor từ 90 ngày trở
lên còn được hưởng thêm khoản phúc lợi về y tế và chăm sóc sức khỏe cho không chỉ cho chính bản thân họ mà còn bao gồm cả các thành viên trong gia đình.
Một điều đáng nói nữa trong chính sách đối với công nhân của Henry Ford là ông còn tạo mọi điều kiện để người da đen có được công việc trong nhà máy của ông. Ford Motor là công ty có tỷ lện công nhân da màu cao nhất ở Mỹ. Trong những thập niên đầu thế kỷ XX, nếu tại các công ty khác, tình trạng phân biệt chủng tộc là phổ biến, người da đen không bao giờ được vào làm việc hoặc chỉ được làm các công việc thấp kém, thì ở công ty của Ford có từ 20-30% công nhân là người da màu. Người da đen ở đây được xếp ngang hàng với người da trắng không chỉ về lương bổng mà còn bình đẳng cả trong cơ hội thăng tiến. Bằng chứng là một người da đen đã phụ trách bộ phận cấp phát lương ở Ford Motor trong suốt 32 năm. Đây là một hiện tượng độc nhất vô nhị ở nước Mỹ trong nửa đầu thế kỷ XX.
“Mọi người nói ông ta là một vị thánh, nhưng đối với tôi ông ta không phải như người ta vẫn nói. Một vị thánh thì không ai có thể nhìn thấy được, nhưng tôi vẫn nhìn thấy ông ta hàng ngày, thậm trí ông ấy còn đến vỗ vai tôi và hỏi một vài chuyện. Đối với tôi, ông ấy là người đã cho tôi cơ hội để có thể tự kiếm sống được bằng chính đôi tay của mình mà không phải đi xin người khác”. – Ý kiến về Ford của một người bị liệt cả hai chân, chỉ có thể ngồi một chỗ. Không ai nhận anh ta vào làm, nhưng Ford đã bố trí cho anh ta một chỗ làm trong dây truyền lắp ráp của mình. Will Schumit – chủ tịch nghiệp đoàn UAW nhận xét: “Ông ta là sự đảm bảo tốt nhất cho công việc của những người da đen. Chỉ duy nhất trong nhà máy của ông ta, những người da đen chúng tôi mới được đối xử một cách công bằng”.
Henry Ford đã tận dụng chiến lược theo hai hướng nhằm tạo ra những thị trường ô tô mới: Thứ nhất, bằng việc giảm giá thành, ông ta đã biến việc sở hữu ô tô từ chỗ như "biểu tượng của sự giàu có thái quá”, chỉ hạn chế trong giai cấp thượng lưu nhất của xã hội, thành "ô tô của quảng đại quần chúng” và bằng cách này Henry Ford đã tăng thị trường của mình từ vài nghìn khách lên hàng triệu. Thứ hai, bằng việc trả lương cho công nhân ở mức cao chưa từng thấy, ông đã mở rộng
hơn nữa thị trường của mình, tới mức bất kỳ nhân viên nào của hãng cũng có thể mua một chiếc ô tô.
Tháng 02/1999, khi nghe tin nhà máy của Ford tại thị trấn Rouge bị cháy, Bill Ford – vị tân chủ tịch tập đoàn xe hơi lớn thứ hai ở Mỹ - đã đến nơi xảy ra hỏa hoạn tận mắt đánh giá mức độ thiệt hại bất chấp những lời can ngǎn của các nhân viên phụ tá. Sau đó, Bill Ford lại vào bệnh viện thǎm hỏi các công nhân bị thương và an ủi thân nhân của sáu công nhân bị chết.
Bill Ford đã từng phát biểu “toàn bộ các nhân viên của Ford đều là các thành viên trong một gia đình rộng lớn của tôi”. Theo Bill Ford, nếu tiếp tục đẩy mạnh công tác chǎm lo cho công nhân viên, cho cộng đồng địa phương nơi có cơ sở sản xuất của Ford và môi trường chung thì chắc chắn Ford Motor sẽ thu hút được nhiều nhân tài hơn. Nhờ đó, Ford cũng sẽ phát triển được nhiều khách hàng trung thành hơn, và bán được nhiều xe hơn. Và kết quả cuối cùng của tất cả chính sách vừa nêu sẽ là Ford Motor có doanh thu và lợi nhuận cao hơn. Các cổ đông sẽ thỏa mãn và hài lòng hơn.
Khuyến khích quyết định đạo đức và báo cáo
Trong Bộ Quy tắc Ứng xử, công ty Ford Motor khuyến khích báo cáo bất kỳ hành vi bất hợp pháp hoặc vô đạo đức nào. Bộ Quy Tắc Đạo Đức chỉ ra rằng Giám đốc cần thúc đẩy hành vi đạo đức bằng cách khuyến khích nhân viên nói chuyện với người giám sát hoặc quản lý, báo cáo hành vi vi phạm pháp luật hoặc quy tắc, và thông báo cho nhân viên là Công ty sẽ không cho phép bất kỳ sự trả đũa nào đối với việc báo cáo. Điều này giúp cho người lao động yên tâm là sẽ không có việc gì xấu xảy với họ ra nếu họ báo cáo hành vi phi đạo đức hay bất hợp pháp.
Chống quấy rối
Ford Motor từ lâu đã duy trì một chính sách chống quấy rối như là một phần trong cam kết của mình để có một môi trường làm việc tôn trọng. Ford định nghĩa quấy rối là “ngôn ngữ hay hành vi có thể xúc phạm, đe dọa, hoặc gây khó chịu cho người khác.” Mọi người được khuyến khích báo cáo bất kỳ sự quấy rối nào họ thấy hoặc phải chịu đựng, và Bộ Quy tắc Đạo đức của Công ty yêu cầu cấp quản lý phải
kịp thời giải quyết các vấn đề được báo cáo. Bộ quy tắc cũng nêu rằng, trả đũa chống lại những người báo cáo hành vi quấy rối là không được phép, và bảo vệ họ trước những bất lợi có thể xảy ra.
Sức khỏe và An toàn
Ford cam kết đảm bảo sức khỏe và an toàn của người lao động. Cam kết về an toàn và sức khỏe của công ty tuyên bố, “Tài sản giá trị nhất chính là con người. Không có gì quan trọng hơn sự an toàn và sức khỏe của họ. Đồng nghiệp và gia đình của chúng tôi tin tưởng cam kết này. Không thể có thỏa hiệp”. Tối thiểu là phù hợp với yêu cầu về an toàn và sức khỏe của pháp luật. Họ cũng thực hiện theo những tiêu chuẩn riêng, cao hơn các yêu cầu pháp lý.
Công ty Ford Motor có ba yêu cầu cốt lõi liên quan đến sức khỏe và an toàn. Vấn đề đầu tiên, người lao động trước hết nên chịu trách nhiệm cá nhân đối với việc bảo vệ sức khỏe và an toàn của mình trong khi làm việc. Bộ quy tắc ứng xử nêu, “Công ty sẽ chỉ đạt được mục tiêu không để xảy ra tai nạn lao động khi tất cả các cá nhân cam kết để đạt được mục tiêu này.” Yêu cầu thứ hai hướng đến các thành viên quản lý. Công ty khuyến khích các thành viên ban quản lý tham khảo ý kiến của các nhân viên và / hoặc của các nhà chuyên môn và các bên liên quan trong các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn. Bộ quy tắc ứng xử nêu, “Quản lý của từng bộ phận sẽ chấp nhận trách nhiệm này như là một ưu tiên quan trọng, và cam kết các nguồn lực cần thiết cho sức khỏe và an toàn.” Yêu cầu thứ ba và cũng là yêu cầu cuối cùng: nếu không tuân theo những yêu cầu về an toàn và sức khỏe của Công ty có thể dẫn đến kỷ luật, thậm trí là chấm dứt hợp đồng hoặc sa thải. Nhân quyền và điều kiện làm việc
Điều lệ về nhân quyền và điều kiện làm việc của Ford Motor được thông qua nhờ có sự tham vấn với các bên phi chính phủ liên quan.
Các điều lệ lao động trước hết được áp dụng tại các cơ sở của Ford, sau đó áp dụng trên toàn bộ chuỗi cung ứng.
Điều lệ về nhân quyền và điều kiện làm việc của Ford Motor đã áp dụng với 2.000 nhà cung cấp, 130.000 bộ phận khác nhau của Công ty tại 7.500 địa điểm trên 60 quốc gia.