2. Triết lý kinh doanh của Ford Motor
2.2. Triết lý về tìm người và giữ người
Có được đội ngũ nhân sự lành nghề, tinh thông đã khó nhưng giữ được họ lại càng khó hơn trong một môi trường cạnh tranh tự do. Vào những năm 20-30 của thế kỷ 20, ngoài Ford còn có rất nhiều hãng xe hơi mới được thành lập ở Mỹ. Vì thế việc cạnh tranh giành và giữ những nhà quản lý và nhất là đội ngũ công nhân, nhân viên giỏi là điều không dễ dàng.
Henry Ford ý thức được rất rõ lợi nhuận mà mình có được là do công nhân làm ra. Chính vì vậy mà ông đã tỏ ra rất chú ý đến việc xây dựng một chế độ đãi ngộ và lương thưởng phù hợp cho công nhân. Điểm đáng chú ý là Henry Ford làm điều này hoàn toàn xuất phát từ ý nghĩ của bản thân chứ không phải do sức ép từ bên ngoài. Điều này khác hẳn với quan điểm kinh doanh thu lợi nhuận tối đa của các chủ tư bản mới nổi.
Henry Ford thực ra rất chú ý tới lợi nhuận, đã kinh doanh là phải hướng tới lợi nhuận, càng nhiều càng tốt. Nhưng Henry Ford là người nhìn rất xa. Ông đã sớm dự báo về sự thiếu hụt trong thị trường lao động cấp cao và lành nghề. Do vậy mức lương của công nhân tại Ford có phần cao hơn đáng kể so với tại các công ty khác. Đó là chưa kể các khoản phúc lợi xã hội tự nguyện khác mà Henry Ford còn tự nguyện dành cho những người làm công cho mình. Năm 1914, khi tuyên bố trả lương công nhật cho thợ tối thiểu là 5 USD và rút thời gian làm việc từ 9 giờ xuống còn 8 giờ/ngày, Henry Ford đã làm chấn động giới kinh doanh Hoa Kỳ. Nhiều người tiên đoán: Ông sẽ phá sản bởi sẽ có hàng ngàn công nhân tới xin việc, còn công nhân của hãng Ford sẽ tối mắt vì đồng lương quá cao mà sao nhãng công việc. Thế nhưng Henry Ford lại lập luận rằng: Nếu chỉ người quét xưởng làm tròn phận sự của mình, anh ta có thể tiết kiệm cho chúng tôi 5 USD bằng cách nhặt nhạnh các vật thừa vương vãi dưới sàn, trong khi anh ta có thể đưa chúng vào sọt rác bằng nhát chổi tắc trách của mình.”
Theo Henry Ford, giá bán đúng không phải là giá khách hàng phải trả; lương trả đúng không phải là mức lương tối thiểu người thợ được nhận để sống. Giá bán đúng phải là giá thấp nhất của một sản phẩm được bán ra thường xuyên. Lương trả
đúng phải là tiền lương cao nhất có thể trả. Phương châm của ông là: Người chỉ huy một hãng công nghiệp tư nhân có đủ tự do theo đuổi mục đích riêng của mình nhưng không được quên rằng dù muốn hay không, anh ta phải mang lại hạnh phúc cho người tiêu dùng. Ông là nhà nhà tư bản đầu tiên đào tạo, sử dụng những người lao động tàn tật, nâng cao tiền lương cho công nhân, sản xuất và bán ôtô với giá rẻ nhất.
Với triết lí kinh doanh và sử dụng người như vậy, Henry Ford đã biến mỗi vị trí làm việc tại công ty của mình trở nên đáng giá. Và mỗi người công nhân tại đây đều an tâm và tự hào về công ty của mình. Bản thân Henry Ford nhờ vậy cũng có thể an tâm tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thông sản xuất của mình. Ông không chỉ cách mạng ngành công nghiệp sản xuất ở Hoa Kỳ và châu Âu mà còn có nhiều ảnh hưởng tới kinh tế và xã hội thế kỷ 20 tới mức sự phối hợp giữa sản xuất hàng loạt, tiền lương cao và giá thành sản phẩm thấp cho người tiêu dùng đã được gọi là “Chủ nghĩa Ford.”