Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc xây dựng thương hiệu của tập đoàn Ford Motor (Trang 58 - 64)

2. Triết lý kinh doanh của Ford Motor

4.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội

Những đồng tiền mà Ford Motor kiếm được đã quay lại với xã hội và chúng đã làm ra những giá trị vô cùng to lớn cho không chỉ người dân trong phạm vi nước Mỹ. Điều đó đã minh chứng cho một triết lý rất cốt lõi: Kinh doanh là phục vụ xã hội.

 Bệnh viện Henry Ford

Tháng 10/1915, bệnh viên mang tên Henry Ford được xây dựng trên diện tích hai mươi mẫu Anh tại Detroit, Hoa Kỳ. Nguyên tắc hoạt động của bệnh viện này tương tự như một tổ chức xã hội phi lợi nhuận, với mục đích chủ yếu là chữa bệnh cho người nghèo. Trong khoảng hai năm đầu, bệnh viện còn thiếu thốn rất nhiều trang thiết bị cũng như các chuyên gia, bác sĩ giỏi. Nhiều khu vực chuyên môn cần

phải có của một bệnh viện như phòng hậu phẫu,phòng xét nghiệm vẫn chưa có kinh phí để xây dựng. Sau đó, Ford đã đầu tư một khoản tiền lớn để mở rộng quy mô bệnh viện. Năm 1921, 50.000 m2 diện tích nhà cửa được xây mới, trong đó có đầy đủ các khu vực chức năng như phòng mổ, phòng nghiên cứu hiện đại. Với sự tăng trưởng về quy mô như vậy, bệnh viện Henry Ford có thể tiếp nhận được trong cùng một thời gian 500 bệnh nhân.

Ngoài ra, Henry Ford còn cho xây dựng một trường đào tạo y tá. Trong 71 năm hoạt động, trường này đã đào tạo được hơn 5.000 y tá, cung cấp cho nhiều bệnh viện trên nước Mỹ. Dư luận trong giới y học Mỹ đều cho đây là một trong những nơi đào tạo y tá tốt nhất cả nước.

Học viện nghiên cứu Y học mang tên Edsel Ford thành lập năm 1947. Học viện này sau phát triển trở thành một trường đại học lớn chuyên đào tạo các chuyên gia ngành Y khoa.

Sau khi Henry Ford qua đời, những người kế vị ở Ford Motor vẫn tiếp tục thực hiện tâm nguyện của ông. Hàng chục triệu đôla được công ty đầu tư cho bệnh viện mỗi năm. Quy mô và trình độ của đội ngũ bác sĩ ngày càng được nâng cao. Cho đến thập niên 50, bệnh viện Henry Ford đã trở thành bệnh viện có quy mô và chất lượng đứng hàng thứ hai trên toàn nước Mỹ, chỉ đứng sau bệnh viện Johns Hopskins.

Năm 1990, bệnh viện Henry Ford cùng với 25 tổ chức y tế khác thành lập hệ thống y tế Henry Ford – một hệ thống y tế phi lợi nhuận đầu tiên ở Michigan.

Hiện nay, bệnh viện Henry Ford có tổng cộng 12.000 nhân viên, trong đó có 800 bác sĩ hoạt động trong 40 nhóm khác nhau. Hàng năm, bệnh viện tiếp nhận 2,5 triệu lượt bệnh nhân, thực hiện được trên 50.000 ca mổ. Tổng thu nhập hàng năm là 3,5 tỉ đôla, trong đó 125 triệu được dành cho việc chữa bệnh miễn phí.

 Trường Henry Ford Trade

Ngày 25/10/1916, trường Henry Ford Trade được thành lập. Trong những ngày đầu tiên thành lập, quy mô của trường còn rất hạn chế, chỉ có sáu học sinh nam và một giáo viên. Đến năm 1931, quy mô của trường đã tăng lên gấp hàng trăm

lần: 2.800 học sinh và 135 giáo viên. Các học viên của trường sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội vào làm việc trong các nhà máy của Ford.

Không dừng lại với chỉ một Henry Ford Trade, 54 cơ sở đào tạo khác mang tên Henry Ford cũng được thành lập ở Mỹ, Canada và châu Âu. Không chỉ đóng vai trò là những cơ sở đào tạo, những trường học do Henry Ford lập ra còn đảm nhiệm cả chức năng của những trung tâm bảo trợ xã hội, khi mà 5% học viên ở đây là những trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, 40% không có cha và không hề nhận được một sự giúp đỡ nào từ phía gia đình.

Năm 1952, trong thời gian Ford Motor lâm vào khủng hoảng, cháu nội của Ford là Henry Ford II buộc phải đóng cửa trường Henry Ford Trade. Trong 33 năm tồn tại của mình, Henry Ford Trade đã đào tạo được tổng số 8.000 nhân viên ưu tú hoạt động trong các nhà máy của Ford và các nhà máy khác trên toàn nước Mỹ.  Quỹ Ford

Đến năm 1936, hoạt động của tất cả các trường học, bảo tàng, bệnh viện do Ford thành lập đều được cung cấp tài chính bởi quỹ Ford.

Quỹ Ford do Henry Ford thành lập và hoạt động dưới sự điều hành của Edsel Ford. Sau khi Edsel (1943) và Ford (1947) qua đời, quỹ này hoạt động dưới sự điều hành của luật sư H. Rowan Gaither. Đây là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động độc lập và có Hội đồng quản trị riêng, hoàn toàn tách biệt với công ty ô tô Ford. Quỹ là nguồn hỗ trợ cho các cá nhân và tổ chức sáng tạo trên khắp thế giới với mục đích: Tăng cường các giá trị dân chủ, giảm đói nghèo và bất công, phát triển hợp tác quốc tế, thúc đẩy những thành tựu của con người… Một trong những hoạt động đáng lưu ý nhất của quỹ này là thành lập một kênh truyền hình giáo dục miễn phí trên toàn lãnh thổ Mỹ năm 1952. Chương trình này đã tạo khả năng học tập cho những người không có thời gian và tiền bạc đến theo học tại các chương trình đào tạo tập trung. Nó cũng tạo ra xu hướng giáo dục mới trên thế giới là: đào tạo trực tuyến qua truyền hình. Sau đó một năm quỹ này còn chi ra 1 tỷ đôla để thành lập một hệ thống cửa hàng chuyên bán dụng cụ học tập cho trẻ em. Cũng trong năm này, quỹ Ford mở một chi nhánh đầu tiên ở Ấn Độ. Chúng ta đều

đã biết cuộc “cách mạng xanh” thần kỳ ở đất nước đông dân thứ hai trên thế giới này đã cứu hàng trăm triệu người thoát khỏi nạn đói kinh niên, nhưng ít ai biết được rằng cuộc cách mạng đó đã được tài trợ một khoản tiền rất lớn từ chính quỹ Ford. Năm 1976, quỹ này đã giúp đỡ cho ngân hàng Grameen ở Bangladesh để ngân hàng này thực hiện một chương trình cho người nghèo vay vốn. Mohammed Yunus, chủ ngân hàng này đã được trao giải Nobel Hòa bình trong năm này vì những nỗ lực không mệt mỏi nhằm xóa bỏ tình trạng nghèo đói ở đất nước Nam Á này. Vào những năm 80, quỹ Ford đã đầu tư 4,5 tỷ đôla vào quỹ giáo dục phòng chống căn bệnh thế kỷ AIDS. Hiện nay, quỹ này còn có một chương trình du học miễn phí dành cho học sinh các quốc gia đang phát triển.

Quỹ Ford có văn phòng đại diện tại Việt Nam từ năm 1996, và hoạt động tài trợ thì đã bắt đầu từ những năm đầu 1990. Quỹ Ford đã viện trợ cho Việt Nam 549 dự án với hơn 70 triệu đôla và các chương trình quan hệ quốc tế, tình dục, sức khỏe sinh sản, giáo dục và học thuật, văn hóa nghệ thuật, tài chính phát triển, môi trường và phát triển. Ngoài ra, quỹ Ford cũng đã tài trợ cho 423 người hoàn thành các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài với nhiều chuyên ngành khác nhau…10

 Bảo tàng Thomas Edison, Greenfield

Năm 1920, Ford xây dựng một bảo tàng mang tên Thomas Edison với mục đích “cho công chúng thấy một bức tranh chân thực về sự phát triển của đất nước”, để cho mọi người hiểu thêm về lịch sử của dân tộc. Bảo tàng được chia làm hai phần: một khu nhà trưng bày những sản phẩm của những phát minh nổi tiếng và các hiện vật khảo cổ lịch sử của nước Mỹ. Liền kề với nhà trưng bày là khu trưng bày ngoài trời với cấu trúc công nghiệp sẽ cho người xem thấy những cỗ máy được làm ra và sử dụng như thế nào.

Được mở cửa lần đầu vào năm 1933, bảo tàng trưng bày rất nhiều hiện vật trong bộ sưu tập đa dạng của Ford: từ chiếc xe hơi đến đàn piano, từ động cơ hơi nước đến chiếc bơm dầu.

Sau đó Ford tiếp tục xây dựng một công trình mới lấy tên là Greenfield, đây là một bản sao của tòa nhà Độc lập nổi tiếng của nước Mỹ. Tại đây có hơn một trăm ngôi nhà là nơi ra đời của các phát minh nổi tiếng như ngôi nhà của Thomas Edison, xưởng sản xuất máy bay đầu tiên của anh em nhà Wright, ngôi nhà Henry Ford sống thời nhỏ và nơi ông làm việc để sản xuất ra chiếc xe hơi đàu tiên. Tất cả các công trình này đều được chuyển đến từ chính những nơi mà chúng được xây dựng, và những chi tiết nhỏ nhất cũng được giữ nguyên bản.

Ngày nay, mỗi năm trung bình có hơn một triệu khách tham quan đến đây để tìm hiểu về lịch sử nước Mỹ.

Ngoài ra, Ford Motor còn thực hiện trách nhiệm xã hội của mình tại những nơi mà công ty kinh doanh. Hàng năm, công ty Ford Motor triển khai Chương trình Tài trợ cho các dự án về Bảo vệ Môi trường và Gìn giữ Di sản văn hoá “Ford Grants” tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Ford Motor đã hết sức thành công trong việc xây dựng thương hiệu nhờ vào hệ thống quản lý đạo đức tốt của mình. Thông qua những triết lý kinh doanh, cam kết thương hiệu và những trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp đã thực hiện, Ford Motor đã chứng minh cho chân lý: “Kinh doanh là phụng sự xã hội”. Hay nói một cách đầy đủ hơn: “Kinh doanh là luôn kiếm tiền bằng cách phụng sự xã hội, bằng cách dùng sản phẩm hay dịch vụ như là phương tiện để giải quyết những vấn đề của xã hội và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.” Tư tưởng kinh doanh mang đậm tính đạo đức này đã góp phần không nhỏ để xây dựng nên “đế chế Ford” hùng mạnh – một trong những doanh nghiệp lớn và thành công nhất thế kỷ XX.

CHƯƠNG III: BÀI HỌC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG VIỆC NÂNG CAO CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TỪ KINH NGHIỆM CỦA TẬP

ĐOÀN FORD MOTOR 1. Tình hình đạo đức kinh doanh tại Việt Nam

Đạo đức kinh doanh cũng như văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… là những vấn đề rất mới ở Việt Nam. Các khái niệm này mới chỉ xuất hiện kể từ năm 1991 khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa. Trong thời kinh tế kế hoạch tập trung trước đây, hàng hóa luôn trong tình trạng khan hiếm, cầu vượt quá cung, để mua được đã là rất khó nên rất ít người dám than phiền về chất lượng hàng hóa cũng như dịch vụ cung ứng. Vào thời điểm đó, các ngành công nghiệp của Việt Nam chưa phát triển, có rất ít nhà sản xuất và hầu hết đều thuộc sở hữu nhà nước nên vấn đề thương hiệu hay sở hữu trí tuệ cũng không được đề cập đến. Hầu hết lao động đều làm việc cho các cơ quan nhà nước và tìm được việc làm trong cơ quan Nhà nước là rất khó khăn nên không hề xảy ra đình công hay mâu thuẫn lao động. Mọi hoạt động trong xã hội đều phải tuân thủ các quy định của nhà nước nên những pham trù thuộc đạo đức kinh doanh là không cần thiết.

Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam tham gia quốc tế hóa, có nhiều phạm trù mới xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, đình công, thị trường chứng khoán… và vì thế, khái niệm đạo đức kinh doanh cũng trở nên phổ biến hơn trong xã hội. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn không ý thức hay ý thức không đầy đủ vai trò của đạo đức kinh doanh trong xây dựng thương hiệu. Điều này có lẽ được lý giải một phần: những chuẩn giá trị của đạo đức kinh doanh đã không được tôn trọng, và hệ lụy của nó không thể hiện ngay nước mắt mà từ từ và lâu dài. Và điều quan trọng nhất, khi người tiêu dùng, không còn sự tín nhiệm và niềm tin, tất cả những giá trị khác sẽ chẳng còn ý nghĩa. Lòng tin là một lợi thế cạnh tranh trong thế kỉ XXI và kiến trúc thương hiệu nắm vai trò chính. Chúng ta cần đảm bảo rằng, thương hiệu phải thể hiện sự trong suốt và có trách nhiệm với quan

điểm của các bên liên quan. Các bên liên quan (khách hàng, cổ đông, nhân viên...) tin tưởng vào công ty thông qua những cố gắng xây dựng của công ty dành cho cộng đồng mà họ nhìn thấy được.

Một số đánh giá chung về tình hình đạo đức kinh doanh tại Việt Nam:

 Hiểu biết của các nhà kinh doanh cũng như người dân Việt Nam nói chung về đạo đức kinh doanh còn rất hạn chế, hầu hết đều gắn khái niệm đạo đức kinh doanh với tuân thủ pháp luật trong kinh doanh. Cách hiểu này đã thu hẹp đáng kể phạm vi áp dụng đạo đức kinh doanh, hơn nữa tại một quốc gia mà hệ thống pháp luật chưa đầy đủ và chặt chẽ như Việt Nam thì cách hiểu này càng làm ý thức về đạo đức kinh doanh khó phát huy tác dụng.

 Ý thức về các phạm trù như: trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, nghĩa vụ và trách nhiệm về mặt đạo đức của doanh nghiệp với các nhà đầu tư còn chưa rõ ràng, lệ thuộc vào luật pháp chứ chưa ý thức được trách nhiệm của nhà kinh doanh với các đối tượng có liên quan. Nhiều doanh nghiệp chỉ thực thi khi bị bắt buộc chứ chưa chủ động hành động vì lợi ích xã hội.

 Điểm yếu nhất trong nhận thức của người Việt Nam là ý thức về môi trường và vấn đề sở hữu trí tuệ. Điều này cũng trùng khớp với những kết quả điều tra của Liên hiệp quốc và những nguồn thông tin khác. Về lâu dài, đây là vấn đề cần được lưu ý giải quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc xây dựng thương hiệu của tập đoàn Ford Motor (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w