Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc xây dựng thương hiệu của tập đoàn Ford Motor (Trang 72 - 73)

2. Triết lý kinh doanh của Ford Motor

1.2.5. Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội

Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng những yếu kém trong quy định về bảo vệ môi trường của Việt Nam để sử dụng công nghệ sản xuất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và dân cư, nhằm tiết kiệm chi phí. Các ví dụ cho vấn đề này rất phổ biến ở Việt Nam như: các nhà máy dệt không có thiết bị làm sạch không khí, gây bệnh phổi cho công nhân và cư dân xung quanh, nhà máy da giầy xả nước thải gây ô nhiễm nguồn nước, các công ty xây dựng không che chắn cho công trình gây ô nhiễm cho khu vực, không có thiết bị bảo hộ cho người lao động dẫn đến tủ lệ tai nạn lao động cao… Trong trường hợp này, doanh nghiệp tuy không vi phạm luật pháp nhưng rõ ràng đã cố tình vi phạm đạo đức kinh doanh, vì họ hoàn toàn ý thức được tác hại của hành vi này.

Qua những phân tích thực tế về thực trạng đạo đức kinh doanh tại Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy rằng những hiểu biết về đạo đức kinh doanh của giới doanh nghiệp Việt Nam có những thiếu sót nghiêm trọng. Những thiếu sót này không những đã gây tác hại cho người tiêu dùng, cho các nhà kinh doanh, cho xã hội mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của doanh nghiệp, làm doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia trên thị

trường quốc tế. Dù rằng hiện nay chúng ta đang cùng chung sống và làm ăn trong bối cảnh toàn cầu hóa thì doanh trí Việt Nam vẫn đang có một khoảng cách quá xa so với doanh trí thế giới cả về tư duy và tầm nhìn, cả về “tâm” và “đạo”.

2. Bài học đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao các giá trị đạo đức kinh doanh từ kinh nghiệm của tập đoàn Ford Motor

Ford Motor là một doanh nghiệp hết sức thành công trong việc xây dựng thương hiệu nhờ vào việc thiết lập được một hệ thống quản lý đạo đức hiệu quả. Tuy nhiên, để rút ra được bài học mang tính thực tiễn, chúng ta cần phải đặt các doanh nghiệp vào trong bối cảnh cụ thể. Ford Motor là một công ty của Hoa Kỳ - đất nước tư bản phát triển nhất trên thế giới với hệ thống pháp luật chặt chẽ và lâu đời. Trong khi đó, môi trường pháp lý liên quan đến các hoạt động kinh doanh của Việt Nam chỉ mới được hình thành và còn tồn tại nhiều bất cập. Để các doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng được các thương hiệu mạnh, nâng cao vị thế của mình trên trường Quốc tế thông qua hành vi kinh doanh có đạo đức, trước hết, cần tạo dựng cho họ môi trường bên ngoài thuận lợi cho việc phát triển các giá trị đạo đức kinh doanh.

Một phần của tài liệu Vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc xây dựng thương hiệu của tập đoàn Ford Motor (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w