2. Triết lý kinh doanh của Ford Motor
1.2.4. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ ở đây là những doanh nghiệp khác cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp. Trong kinh doanh, cạnh tranh được coi là nhân tố thị trường tích cực. Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp phải cố vượt lên trên đối thủ và lên chính bản thân mình. Đối với nhiều doanh nghiệp, thành công trong cạnh tranh được thể hiện bằng lợi nhuận lớn, thị phần cao. Thành công và thị phần của doanh nghiệp không phải chỉ thể hiện bằng lợi nhuận và thị phần ngắn hạn, mà còn ở hình ảnh doanh nghiệp tạo nên trong mắt của những bên liên quan và xã hội. Duy trì và nâng cao uy tín kinh doanh, làm đẹp hình ảnh trong mắt khách hàng cũng như đối tác kinh doanh nên là một trong các mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Cạnh tranh lành mạnh luôn rất cần thiết với các doanh nghiệp. Cạnh tranh lành mạnh là thực hiện những điều pháp luật không cấm để cạnh tranh cộng với đạo đức kinh doanh và tôn trọng đối thủ cạnh tranh. Đây là cơ sở cho doanh nghiệp có những bước phát triển vững chắc.
Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt dẫn đến có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng một thị trường, một lĩnh vực. Sau đây là một ví dụ về thủ đoạn dùng tài chính để thao túng. Thủ đoạn này được áp dụng khá phổ biến ở các doanh nghiệp có tiềm năng tài chính lớn, mục đích là dùng sức mạnh tài chính để loại đối phương ra khỏi “cuộc chơi”, độc chiếm thị trường. Động tác phổ biến là bán phá giá. Điển hình nhất của tình trạng trên là trường hợp của công ty liên doanh Cocacola – Ngọc Hồi (Hà Nội) và Cocacola – Chương Dương (TP Hồ Chí Minh). Đây là những công ty liên doanh kinh doanh nước giải khát, phía đối tác chiếm gần 70% vốn. Trong quá trình cạnh tranh với các
hãng kinh doanh nước giải khát trên thị trường Việt Nam, liên doanh này đã liên tục thực hiện hành vi bán dưới giá trị, chấp nhận lỗ một thời gian dài. Đầu tuần tháng 03/1998, Cocacola mở một chiến dịch mới giảm giá 30% - giá giao tại đại lý 800 đồng/chai, loại chai lớn hay từ 31.200 VND/két xuống 20.600 VND/két. Như vậy đã 3 năm nay họ chủ động bán phá giá dưới giá thành, chịu lỗ gần 200 tỉ đồng. Ngay lập tức để đối phó, Tribeco cũng phải giảm giá bán nước ngọt của mình từ 950 VND/chai xuống còn 660 VND/chai (giao tại đại lý). Pepsi cũng giảm giá từ 31.200 VND/két xuống 20.000 VND/két.
Việc bán phá giá này nhằm hai mục tiêu: Một là đẩy các doanh nghiệp nước giải khát trong nước đến chỗ phá sản (vì không đủ vốn để hạ giá bán) nhằm độc chiếm thị trường nước giải khát Việt Nam. Hai là, loại đối tác Chương Dương, Ngọc Hồi ra khỏi liên doanh vì phải chia lỗ (còn Cocacola Việt Nam được công ty mẹ bù lỗ). Khi hai mục tiêu này đạt được, lúc đó họ sẽ độc quyền định giá để gỡ lại số lỗ đã bỏ ra trong cạnh tranh phá giá. Do đó, không ngạc nhiên lắm trong khi Cocacola – Chương Dương, Cocacola – Ngọc Hồi bị thua lỗ nặng thì Cocacola vẫn chủ động tiếp tục đầu tư liên doanh với Đà Nẵng chuẩn bị cho ra đời Công ty liên doanh Cocacola – Non Nước nhằm mở rộng thị trường miền Trung. Càng ngày người ta càng nhận thấy Cocacola và Pepsicola đang thực hiện liên kết nhằm phân chia thị trường nước giải khát Việt Nam theo ý đồ của họ.14
Nhiều doanh nghiệp tập trung vào việc thu thập thông tin tấn công đối thủ cạnh tranh hoặc cung cấp các thông tin sai lệch để tăng cường khả năng cạnh tranh của bản thân. Cạnh tranh không lành mạnh còn thể hiện ở hành vi ăn cắp bí mật thương mại của công ty đối thủ.
Có doanh nghiệp nhờ vào vị thế chính trị, hay quen biết, tìm cách không cho công ty có cùng ngành nghề thành lập, hay triển khai sản phẩm mới. Có doanh nhân tìm cách làm hỏng sản phẩm của đối thủ, hoặc thu gom sản phẩm rồi tung tin bất lợi về đối thủ. Có doanh nghiệp gài người hoặc thâm nhập vào hệ thống máy tính của đối thủ để lấy cắp thông tin. Có doanh nhân lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các cơ
quan chức năng, sao chép, làm nhái 100% sản phẩm của người khác và dán mác của mình lên.
Ngoài ra, cạnh tranh không lành mạnh còn thể hiện ở hành vi thông đồng giữa các đôi thủ cạnh tranh để nâng giá sản phẩm, dịch vụ.
Hai giải Nobel về kinh tế học năm 1994 và 2005 đánh dấu cho việc triển khai quan niệm trên: “Trạng thái cân bằng của Nash” minh chứng là trong một thị trường cạnh tranh, điểm “cân bằng tối ưu” chỉ có thể hình thành trên cơ sở của sự liên kết hoặc/và sự tin tưởng giữa các đối tác chứ không thể trên nền tảng của sự lừa dối lẫn nhau. “Lý thuyết trò chơi”, của Schelling và Aumann, xác nhận là trong cạnh tranh kinh tế nếu mỗi đối tác đều mù quáng chạy theo quyền lợi riêng tư của mình thì rốt cuộc tất cả đều bị thua thiệt nặng nề. Hơn nữa, tôn trọng luân lý xã hội và thực hiện đạo đức trong kinh doanh chính là những hành vi đầu tư vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.