Cần nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện khung luật pháp Việt

Một phần của tài liệu Vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc xây dựng thương hiệu của tập đoàn Ford Motor (Trang 73 - 76)

2. Triết lý kinh doanh của Ford Motor

2.1.1. Cần nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện khung luật pháp Việt

nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đạo đức kinh doanh

Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, công bằng cho các doanh nghiệp. Có thể nói, môi trường pháp lý thuận lợi là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam. Qua phần tình hình đạo đức kinh doanh tại Việt Nam, ta thấy hiện tại Việt Nam vẫn tồn tại nhiều yếu tố bất lợi cho sự phát triển như: thói quen “đi cửa sau”, giải quyết mọi công việc bằng quan hệ chứ chưa dựa trên hiệu quả công việc.Trong một nền kinh tế thị trường còn chưa hoàn chỉnh như chúng ta hiện nay, thì rất khó có những doanh nhân với tư chất hoàn chỉnh cần thiết. Ở Việt Nam hiện nay trở thành một doanh thành công mà vẫn giữ mình hoàn toàn sạch sẽ là một việc cực kỳ khó khăn. Đây được coi là hậu quả của một hệ thống pháp luật

chưa đầy đủ, chưa minh bạch, tình trạng tham nhũng còn rất nặng nề và chính cái đó làm cho doanh nhân Việt Nam cũng bị đẩy vào cách làm ăn dựa vào quan hệ, nhiều khi quan hệ còn cao hơn luật và quan trọng hơn luật. Xã hội Việt Nam ít nhiều còn bị ảnh hưởng từ thời xưa là Nhân trị nhiều hơn là Pháp trị. Và một khi Nhân trị nhiều hơn Pháp trị thì doanh nhân cũng phải biết lựa người thì mới làm ăn được. Muốn làm một doanh nhân đầy đủ với đúng nghĩa trên thương trường thì trước hết phải tuân thủ pháp luật, tuân thủ pháp luật ở mức độ rất cao và kể cả chấp nhận thiệt thòi để đảm bảo tuân thủ pháp luật cao. Mình phải luôn luôn là sạch sẽ đối với xã hội và luôn cảm thấy mình là an toàn được cho hoạt động kinh doanh. Nhưng ở nước ta phải nói là số doanh nhân theo đuổi được con đường đó không phải là nhiều và không dễ. Không dễ vì chính bản thân họ vẫn thấy được câu chuyện hàng ngày của đất nước, nhiều khi người nào nghiêm túc quá thì người ấy bị thiệt, còn người nào khôn khéo đi vòng lách luật này khác thì người ta có thể vượt qua được trở ngại để làm ăn. Có hiện tượng như thế một phần là do các doanh nhân, nhưng cũng một phần là do cả nhà nước nữa. Để tạo môi trường kinh doanh thật sự có đạo đức, phải tạo cho mình tính minh bạch cao, có vậy mới có thể đi làm ăn với bên ngoài một cách lâu dài được. Như vậy, môi trường kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành đạo đức kinh doanh.

Cùng với việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng nhất thì Nhà nước cũng cần đề ra các chế tài nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Việc tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng là một biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp ý thức được việc tuân thủ pháp luật, từ đó tạo ra thói quen và dần làm cho các doanh nghiệp thấy rằng đó là điều nên làm. Những suy nghĩ đó sẽ trở thành thói quen và ý thức tự thân của doanh nghiệp. Điều này gián tiếp tạo ra nét văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh cho các doanh nghiệp đó.

Đây là biện pháp tiên quyết, vì luật pháp chính là khung dễ thấy nhất cho đạo đức kinh doanh. Cần hoàn thiện các bộ luật có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Lao

động, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ Người tiêu dùng, Luật Môi trường… Một nguyên nhân quan trọng cho tình trạng yếu kém của đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay xuất phát từ sự thiếu hoàn thiện trong pháp luật Việt Nam. Nếu luật pháp quy định chặt chẽ hơn, hợp lý hơn sẽ tránh được tình trạng doanh nghiệp dựa vào những kẽ hở của luật pháp mà trốn tránh nghĩa vụ của mình. Một ví dụ điển hình cho vấn đề này là Luật bảo vệ người tiêu dùng. Tại hội thảo “Thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và định hướng xây dựng Luật bảo vệ người tiêu dùng” do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) tổ chức tại Hà Nội, ông Hank Baker (đại diện Dự án Star Việt Nam) khẳng định, người tiêu dùng Việt Nam chưa được đảm bảo quyền lợi khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Đa số vẫn trông chờ vào “ lòng tốt” của người bán hàng khi mua các sản phẩm trên thị trường. Theo ông Baker: “Khi gặp một sản phẩm không ưng ý, chúng ta vẫn hy vọng mình sẽ may mắn lấy lại được tiền. Trong khi đó, trên thị trường lại có quá nhiều người bán hàng không có tâm với hàng hóa mình bán ra. Hậu quả cuối cùng là người tiêu dùng phải chịu thiệt thòi”. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tại Việt Nam chưa được thực thi một cách hiệu quả. Theo bà Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng (Cục quản lý cạnh tranh), hiện chỉ có hai văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề này là Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (năm 1999) và Nghị định 55/2008/NĐ – CP ngày 24/04/2008 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh này. Tuy nhiên, quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng lại được quy định rất chung chung, dẫn đến việc pháp lệnh chưa phát huy được hiệu lực thực tế. Các quy định mới chỉ được gọi tên mà chưa đi sâu phân tích bản chất cụ thể của các quyền và trách nhiệm đó. Ngoài ra, còn tồn tại những bất cập trong quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Luật Bảo vệ Người tiêu dùng cũng không quy định các chế tài để xử lý hành vi vi phạm của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như thông tin về hàng hóa, dịch vụ thiếu trung thực. Đại diện của cục quản lý cạnh tranh cũng cho rằng, những quy định về quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện

hành vẫn còn mang tính chất “nghị quyết”, chưa thực sự đảm bảo cơ chế cho việc thực thi các quyền này.

Với đạo đức kinh doanh, vấn đề còn phức tạp hơn vì việc tuân thủ đạo đức trong ngắn hạn thường không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, các cơ quan hữu quan cần có những biện pháp để khuyến khích doanh nghiệp có thành tích trong đạo đức kinh doanh như trong các giải Sao Vàng Đất Việt, Bông Hồng Vàng… có thể đưa việc có thành tích trong đạo đức kinh doanh là một tiêu chuẩn để xét. Các cơ quan thông tin đại chúng có thể đăng bài tôn vinh những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn này… Ngược lại, các cơ quan quản lý cũng cần có biện pháp phạt những doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh với mức phạt tương xứng.

Một phần của tài liệu Vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc xây dựng thương hiệu của tập đoàn Ford Motor (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w