2.2.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL
Hoạt động GDNGLL là một bộ phận gắn bó hữu cơ với hoạt động dạy học trên lớp và là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể. Đây là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, có chương trình, nội dung, phương pháp và phương tiện; là con đường gắn lý luận với thực tiễn, giúp HS phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất đạo đức hình thành và hoàn thiện nhân cách. Hoạt động GDNGLL có nhiệm vụ giúp HS bổ sung, củng cố và hoàn thiện các kiến thức đã học ở trên lớp, biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tế, mở rộng hiểu biết của các em về các vấn đề tự nhiên, xã hội đặc biệt là những vấn đề có tính thời đại, toàn cầu như hòa bình, hữu nghị, hợp tác, vấn đề môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu...
Hoạt động GDNGLL còn giúp HS hiểu biết giá trị sống, nâng cao hiểu biết về pháp luật, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có niềm tin vào tương lai của đất nước, của dân tộc. Hoạt động GDNGLL bồi dưỡng cho HS những tình cảm đạo đức trong sáng, biết trân trọng cái đẹp, biết bảo vệ và tôn tạo những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Hoạt động GDNGLL rèn luyện cho HS những kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thói quen lao động, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hòa nhập, kỹ năng kiềm chế, giải quyết các xung đột.
Với vai trò hết sức quan trọng của hoạt động GDNGLL đòi hỏi mỗi nhà trường, mỗi cá nhân cần phải hiểu một cách đầy đủ về hoạt động này đồng thời có sự quan tâm, đầu tư đúng mức như đối với các hoạt động giáo dục trên lớp.
Trong thực tế nhận thức của đội ngũ CB quản lý, GV, PHHS và HS về vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL trong nhà trường chưa thật đúng. Qua kết quả khảo sát của 3 CB quản lý, 7 tổ trưởng chuyên môn, 06 CB Đoàn, 27 GV chủ nhiệm, 12 GV bộ môn, 20 cha mẹ HS, 55 HS chúng tôi thu được kết quả như sau:
* Nhận thức của CB quản lý và các tổ trưởng chuyên môn
CB quản lý, tổ trưởng chuyên môn nhận thức chưa thật đúng và đầy đủ về vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL.
Khi phỏng vấn 04 tổ trưởng chuyên môn về tính giáo dục và sự cần thiết của các hoạt động GDNGLL, 02 tổ trưởng cho rằng với trường THPT chuyên, việc học tập là vấn đề quan trọng hơn, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, các chương trình giao lưu, tọa đàm nên hạn chế, không cần thiết vì ảnh hưởng tới việc học của HS.
Kết quả thu được từ phiếu hỏi đối với CB quản lý và tổ trưởng chuyên môn như sau:
Bảng 2.4. Nhận thức của CB quản lý, tổ trưởng chuyên môn về vị trí, vai trò hoạt động GDNGLL TT Nội dung Mức độ quan trọng Không QT Tương đối QT QT Rất QT SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1
Là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống
0 0.0 2 20 4 40 4 40
2
Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức, hoàn
thiện kiến thức đã học trên lớp 2 20.0 2 20 4 40 2 20
3
Mở rộng và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú vốn
tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể. 0 0.0 4 40 3 30 3 30
4
Rèn luyện và phát triển các kỹ năng tự thích ứng, hoàn thiện bản thân (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng lao động...)
0 0.0 3 30 3 30 4 40
5
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS khi tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
1 10.0 4 40 3 30 2 20
6
Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tự hào về dân tộc, truyền thống nhà trường, niềm tin vào cuộc sống, tương lai; có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên, xã hội
1 10.0 4 40 3 30 2 20
Cộng chung
4 6.7 19 31.67 20 33.33 17 28.33
Đa số các thành viên trong ban giám hiệu và các tổ trưởng đều nhận thấy rằng hoạt động GDNGLL là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, giúp học sinh phát triển các kỹ năng sống (nội dung 1, 3). Nếu cộng chung, có trên 60% số ý kiến cho rằng hoạt động GDNGLL có vai trò quan trọng và rất quan trọng. Nhưng ở các nội dung 2, 5, 8 về vai trò giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức, việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS, giáo dục lòng yêu nước, vẫn có một số tổ trưởng chuyên môn đánh giá ở mức độ không quan trọng hoặc chỉ là tương đối quan trọng. Nhận thức chưa thật đúng và đầy đủ của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho GV, HS tham gia các hoạt động GDNGLL.
* Nhận thức của CB Đoàn
Khi được hỏi về ý nghĩa, vai trò của hoạt động GDNGLL, 05 CB Đoàn gồm bí thư, phó bí thư và ủy viên ban chấp hành đều nhận thức được đây là hoạt động mang tính giáo dục cao, rất cần thiết trong nhà trường. Tuy vậy vẫn còn CB Đoàn chưa hiểu rõ về hoạt động này coi đây là hoạt động nặng về tính chất vui chơi, giải trí, là hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.
Về vị trí và vai trò của hoạt động GDNGLL theo phiếu hỏi, 100% CB đoàn đều đánh giá 6 nội dung ở mức độ quan trọng và rất quan trọng, nhất là nội dung giúp học sinh mở rộng và nâng cao hiểu biết về lĩnh vực đời sống xã hội và nội dung rèn luyện, phát triển các kỹ năng sống.
Bảng 2.5. Nhận thức của CB Đoàn về vị trí, vai trò hoạt động GDNGLL
TT Nội dung Mức độ quan trọng Không QT Tương đối QT QT Rất QT SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1
Là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống
0 0.0 0 0 4 66.7 2 33.3
2
Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức, hoàn
thiện kiến thức đã học trên lớp 0 0.0 0 0 3 50.0 3 50.0
3
Mở rộng và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú vốn
tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể. 0 0.0 0 0 2 33.3 4 66.7
4
Rèn luyện và phát triển các kỹ năng tự thích ứng, hoàn thiện bản thân (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng lao động...)
0 0.0 0 0 2 33.3 4 66.7
5
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS khi tham gia các hoạt động tập thể,
hoạt động xã hội 0 0.0 0 0 4 66.7 2 33.3
6
Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tự hào về dân tộc, truyền thống nhà trường, niềm tin vào cuộc sống, tương lai; có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên, xã hội
0 0.0 0 0 3 50 3 50
Cộng chung
Tổ chức Đoàn thường tổ chức các hoạt động GDNGLL như chương trình văn nghệ, giáo dục pháp luật, sinh hoạt dưới cờ, chương trình giao lưu, tọa đàm “Khi tôi 18”, “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ”. Vì vậy đa số CB đoàn đều có nhận thức đúng về vị trí, vai trò hoạt động GDNGLL.
* Nhận thức của đội ngũ GV
Đội ngũ GV nhận thức về vấn đề này còn chưa thật đúng. Qua trao đổi, nhiều GV cho rằng hoạt động GDNGLL là hoạt động ngoại khóa, vui chơi giải trí, coi nhẹ vấn đề này, coi đây là hoạt động của đoàn thanh niên.
Bảng 2.6. Nhận thức của GV về vị trí, vai trò hoạt động GDNGLL
TT Nội dung Mức độ quan trọng Không QT Tương đối QT QT Rất QT SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1
Là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của HS
0 0.0 5 12.82 22 56.4 12 30.8
2
Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức, hoàn
thiện kiến thức đã học trên lớp 4 10.3 18 46.15 14 35.9 3 7.7
3
Mở rộng và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú vốn
tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể. 0 0.0 7 17.95 21 53.8 11 28.2
4
Rèn luyện và phát triển các kỹ năng tự thích ứng, hoàn thiện bản thân (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng lao động...)
0 0.0 5 12.82 19 48.7 15 38.5
5
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS khi tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
2 5.1 12 30.77 17 43.6 8 20.5
6
Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tự hào về dân tộc, truyền thống nhà trường, niềm tin vào cuộc sống, tương lai; có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên, xã hội
0 0.0 6 15.38 20 51.28 13 33.33
Cộng chung
6 2.6 53 22.65 113 48.29 62 26.5
Nhiều GV đã nhận thức đúng vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL. Nếu tính cộng chung, 70% số ý kiến GV xác định đây là hoạt động giáo dục
quan trọng và rất quan trọng. Tuy vậy, nhận thức về vị trí, vai trò hoạt động GDNGLL của giáo viên chưa đồng đều. Nhiều GV đã xác định đúng đây là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, có tác dụng giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng sống, giúp các em mở rộng và nâng cao hiểu biết về đời sống xã hội, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước (nội dung 1, 3, 4, 5).
Tuy nhiên có một số ít GV còn cho rằng nội dung 2 và 5 không quan trọng có thể do GV ở một số bộ môn như môn Toán ít nhận thấy hoạt động này giúp HS có thể củng cố và khắc sâu kiến thức, ít có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong các hoạt động tập thể. Đây là những quan điểm chưa đúng của GV cần thay đổi.
*Nhận thức của cha mẹ HS
22, 22%
29, 29% 15, 15%
35, 34%
Hoạt động ngoài giờ học, gắn với sở thích cá nhân
Hoạt động văn nghệ, thể dục thểthao, vui chơi, giải tríthao, vui chơi, giải trí thao, vui chơi, giải trí
Hoạt động của các đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ
Hoạt động mang tính giáo dụccao cao
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của cha mẹ HS về hoạt động GDNGLL
Hiểu biết về hoạt động GDNGLL của cha mẹ HS đã có những dấu hiệu tích cực. Có 35.34% cha mẹ HS cho rằng đây là hoạt động mang tính giáo dục cao. Tuy vậy vẫn còn nhiều cha mẹ HS coi hoạt động GDNGLL là hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, giúp các em giảm bớt căng thẳng sau giờ học.
Về tính cần thiết của hoạt động đã có 71% cha mẹ HS đều cho rằng đây là hoạt động cần thiết của nhà trường.
Bảng 2.7. Nhận thức của cha mẹ HS về vị trí, vai trò hoạt động GDNGLL TT Nội dung Mức độ quan trọng Không QT Tương đối QT QT Rất QT SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1
Là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của HS
3 15.0 6 30 8 40.0 3 15.0
2
Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức, hoàn
thiện kiến thức đã học trên lớp 2 10.0 9 45 7 35.0 2 10.0
3
Mở rộng và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể.
0 0.0 7 35 10 50.0 3 15.0
4
Rèn luyện và phát triển các kỹ năng tự thích ứng, hoàn thiện bản thân (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng lao động...)
0 0.0 5 25 7 35.0 8 40.0
5
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS khi tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
2 10.0 8 40 6 30.0 4 20.0
6
Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tự hào về dân tộc, truyền thống nhà trường, niềm tin vào cuộc sống, tương lai; có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên, xã hội
0 0.0 6 31.58 6 31.58 7 36.84
Cộng chung 7 5.9 41 34.45 44 36.97 27 22.69
Bảng tổng hợp kết quả cho thấy nếu tính chung cả 6 nội dung có khoảng 60% cha mẹ HS đánh giá ở mức độ quan trọng và rất quan trọng. Đặc biệt ở nội dung 4 và 6, về vai trò của hoạt động GDNGLL đối với việc giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào tương lai có tới trên dưới 70% ý kiến đánh giá là quan trọng và rất quan trọng. Điều đó thể hiện cha mẹ HS bước đầu có nhận thức đúng đối về vai trò và vị trí của hoạt động GDNGLL. Tuy nhiên một số cha
mẹ HS vẫn coi nhẹ trò của hoạt động GDNGLL trong việc gắn kiến thức với thực tiễn, tác dụng đối với việc khắc sâu kiến thức hay phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em.
Đối với câu hỏi cha mẹ HS có muốn con em mình tham gia các hoạt động GDNGLL không và có muốn tham dự các hoạt động này không, có tới 77% số ý kiến trả lời là muốn. Và có 73% số ý kiến nhất trí sẵn sàng giúp đỡ nhà trường về thời gian và cả kinh phí cho các hoạt động GDNGLL. Như vậy nhiều cha mẹ HS đã có những hiểu biết về vị trí, vai trò hoạt động GDNGLL, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động. Một số cha mẹ HS đã khẳng định ngoài học kiến thức, HS cần phải học cả cách làm người như cách giao tiếp, ứng xử, biết phân biệt đúng sai, biết chia sẻ và giúp đỡ người khác. Đây chính là “lỗ hổng” trong giáo dục mà lâu nay cả nhà trường và gia đình quan tâm chưa đúng mức. Nhận thức của cha mẹ HS chính là cơ sở để nhà trường có thể huy động các lực lượng ngoài nhà trường hỗ trợ các hoạt động GDNGLL. Tuy vậy cũng cần thấy rằng có nhiều cha mẹ HS lo ngại khi con em tham gia các hoạt động GDNGLL sẽ mất thời gian, ảnh hưởng tới kết quả học tập.
* Nhận thức của HS
25, 25%
45, 45% 15, 15%
15, 15% Hoạt động ngoài giờ học, gắn với
sở thích cá nhân
Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí
Hoạt động của các đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ
Hoạt động rất cần thiết, mangtính giáo dục caotính giáo dục cao tính giáo dục cao
Biểu đồ 2.2. Nhận thức của học sinh về hoạt động GDNGLL
Cách hiểu của HS về hoạt động GDNGLL chưa đúng. 45,5% HS được hỏi coi GDNGLL là hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí. Chỉ có 15,15% ý kiến cho rằng đây là hoạt động cần thiết, mang tính giáo dục cao.
Về vai trò của hoạt động GDNGLL, có tới 25/55 ý kiến cho rằng hoạt động GDNGLL chủ yếu giúp các em có cơ hội được vui chơi giải trí.
Thực tế cho thấy với HS trường chuyên các em tập trung rất nhiều thời gian cho học tập. Nhưng nếu không phân bổ thời gian cho các hoạt động khác thì sẽ dễ đưa các em rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng về trí não, hạn chế phát triển về thể chất, thiếu các kỹ năng cơ bản, hạn chế hiểu biết về xã hội, khó hòa mình vào tập thể. Để làm thay đổi vấn đề này cần có sự thay đổi nhận thức trong đội ngũ CB, GV, CB đoàn, cha mẹ HS, có sự hỗ trợ, vào cuộc của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
2.2.1.2. Thực trạng về nội dung, hình thức thực hiện hoạt động GDNGLL
Những năm học trước đây do hoạt động GDNGLL chưa thực sự được quan tâm, nên số buổi tổ chức hoạt động còn ít, hình thức chưa phong phú, nội dung còn nghèo. Buổi tập trung đầu tuần là một ví dụ. Nhà trường tập trung đầu tuần vào tiết 1 ngày thứ hai, nội dung được lặp đi lặp lại trong các buổi gần giống nhau, sau phần nghi lễ chào cờ là nhận xét của GV chủ nhiệm thay