Cần thiết 

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn (Trang 26 - 58)

cứu khoa học, biết vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống; biết tìm hiểu các ngành nghề hiện tại và trong tương lai từ đó có định hướng đúng trong lựa chọn nghề phù hợp với năng lực cá nhân và nhu cầu xã hội.

* Hoạt động vui chơi giải trí

Vui chơi giải trí góp phần tăng cường sức khỏe, giúp HS cân bằng trạng thái tâm lý và phát triển trí tuệ, thúc đẩy khả năng học tập của các em. Tổ chức hoạt động vui chơi có mục đích giáo dục rõ ràng tạo “sân chơi” lành mạnh để rèn luyện cho HS các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều khiển, kỹ năng cùng tham gia. . . nội dung của hoạt động vui chơi giải trí cụ thể, dễ thực hiện và có tác dụng kích thích sự hưng phấn của HS, làm giảm đi sự căng thẳng, mệt mỏi ở các em. Vui chơi giải trí có nhiều hình thức như: trò chơi vận động, trò chơi trí tuệ, hùng biện, ứng xử . . . .

* Hoạt động lao động vệ sinh và bảo vệ môi trường

Đây là hoạt động có ý nghĩ giáo dục sâu sắc. Thông qua hoạt động giúp HS có ý thức trách nhiệm với công việc, yêu lao động, quý trọng giá trị lao động, có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường. Có nhiều hình thức lao động công ích, bảo vệ môi trường như: trực nhật lớp, vệ sinh quang cảnh trường lớp, trang trí lớp học, trồng cây, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, đẹp lớp, tham gia giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ phố, xung quanh trường...

* Hoạt động nhân đạo, từ thiện

Hoạt động nhân đạo là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng, phù hợp với truyền thống “Tương thân, tương ái”, “Lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam. Các hoạt động chủ yếu như: chăm sóc gia đình thương binh, liệt sỹ, giúp đỡ HS có những hoàn cảnh khó khăn, quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai, hiến máu nhân đạo, tiêu thụ sản phẩm cho Hội người mù, khuyết tật... Tùy theo tình hình mỗi trường, mỗi địa phương mà chọn hình thức hoạt động phù hợp để đạt mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS.

Nếu xét theo hình thức và nội dung tổ chức hoạt động, hoạt động GDNGLL có thể chia thành 2 loại:

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lồng ghép. - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm. * Về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lồng ghép

- Hàng tuần: Chào cờ đầu tuần triển khai các hoạt động trong tuần, nhận xét thi đua của các lớp; thi văn nghệ giữa các lớp; đọc các bài văn, thơ hay, biểu diễn các tiểu phẩm...

- Giờ sinh hoạt lớp: tiến hành vào thứ 7 hàng tuần do GV chủ nhiệm, ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn chủ trì. Nội dung bao gồm nhận xét tình hình của tuần; triển khai công việc của tuần sau, và tổ chức các hoạt động như giáo dục đạo đức, pháp luật, giá trị sống, kỹ năng sống với nhiều hình thức như tọa đàm, thảo luận, thi văn nghệ, trò chơi...

- Tổ chức câu lạc bộ như câu lạc bộ Hoa học trò, câu lạc bộ nói Tiếng Anh, câu lạc bộ Khám phá thế giới, câu lạc bộ Đàn ghita... sinh hoạt theo định kỳ.

- Tổ chức các hoạt động nhân các ngày kỷ niệm như ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày thành lập Đảng 3/2, ngày Môi trường thế giới, ngày Tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông...

* Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm

Theo phân phối chương trình do Bộ GD ĐT quy định, hoạt động được phân theo số tiết dạy với các chủ đề tổ chức trong các tháng như sau:

Tháng Chủ đề

9

Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

10 Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình

11 Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo 12 Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

1 Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 2 Thanh niên với lý tưởng cách mạng

3 Thanh niên với vấn đề lập nghiệp

4 Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác 5 Thanh niên với Bác Hồ

6,7,8 Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

Trong mỗi chủ đề, các nội dung và hình thức hoạt động cụ thể phải bám sát các yêu cầu và thực hiện được mục tiêu giáo dục của chủ đề. Tuy nhiên, các nội dung và hình thức mang tính gợi ý. Vì vậy, trong quá trình thực hiện GV và HS có thể tiến hành một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, với năng lực, hứng thú, nguyện vọng của các em. Mặt khác, có thể bổ sung thêm một số nội dung hoạt động đã được gợi ý cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng lớp, từng trường từng địa phương. Vấn

đề quan trọng là phải thực hiện được những mục tiêu giáo dục của chủ đề hoạt động nói riêng và mục tiêu của chương trình HĐGD NGLL nói chung để hình thành và phát triển nhân cách cho HS.

1.3.3.3. Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Trong phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông hiện nay xu hướng chung là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi và theo từng môn học. Phải bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm. Rèn luyện cho HS kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tế; tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho HS.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều , ghi nhớ máy móc . Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự ho ̣c, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức , kỹ năng , phát triển năng lực . Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức ho ̣c tâ ̣p đa dạng , chú ý các hoạt động xã hội , ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”.

Với vai trò là một bộ phận hữu cơ của quá trình dạy học - giáo dục, phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL là sự phối hợp giữa phương pháp giáo dục và phương pháp dạy học vận dụng theo định hướng đổi mới để tạo nên chất lượng và hiệu quả hoạt động. Phương pháp tổ chức các hoạt động phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, tạo cơ hội cho HS tự học, tự nghiên cứu, tự cập nhật thông tin, tri thức mới, phát triển năng lực. GV giữ vai trò định hướng, giúp HS chủ động, sáng tạo tìm ra cách tổ chức hoạt động thích hợp, phong phú, hấp dẫn, phù hợp nhất. HS phải thực sự giữ vai trò chủ thể của hoạt động với sự giúp đỡ, định hướng của GV chủ nhiệm để thực hiện hiệu quả các hoạt động GDNGLL. Thông qua tự quản hoạt động GDNGLL giúp HS phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc tham gia và điều khiển hoạt động của tập thể.

Tổ chức hoạt động GDNGLL cần phát huy tốt vai trò của từng thành viên, của đội ngũ CB lớp, đoàn thanh niên. Mỗi cá nhân đều được tham gia vào một phần việc, có sự hợp tác giữa các thành viên tạo nên sự thành công trong hoạt động.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải khai thác và phát huy được tiềm năng của Ban đại diện Hội cha mẹ HS, các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể tham gia vào việc tổ chức cho HS.

Để tổ chức tốt các hoạt động GDNGLL, có thể thực hiện theo một số phương pháp sau:

- Phương pháp giải quyết vấn đề: thường được vận dụng khi HS phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động tập thể. Phương pháp giải quyết vấn đề là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực, phát triển tư duy sáng tạo cho HS, giúp HS có cách nhìn toàn diện hơn trước thực tế cuộc sống. GV có thể gợi ý đưa ra một số tình huống chứa đựng mâu thuẫn hay tình huống có vấn đề nảy sinh trong thực tế cuộc sống, cá nhân hoặc nhóm HS cùng nhau suy nghĩ, trao đổi đề tìm ra phương án giải quyết. Các phương án đưa ra cần được phân tích, so sánh đánh giá mức độ giải quyết được với vấn đề đặt ra hay không. Nguyên tắc của phương pháp này chính là tính khoa học, khả thi của phương án giải quyết, đảm bảo tính công bằng, giữ mối quan hệ đoàn kết trong tập thể. Cần phối hợp với một số phương pháp khác để tăng tính sinh động, hấp dẫn và hiệu quả làm việc.

- Phương pháp thảo luận: Là sự trao đổi ý kiến giữa HS với nhau về một chủ đề, một tình huống nảy sinh trong hoạt động hay một nhiệm vụ được giao. Tùy theo từng hoạt động cụ thể GV có thể tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm lớn (cả lớp) hay nóm nhỏ (tổ, bàn). Với phương pháp thảo luận nhóm, mỗi thành viên đều được tham gia phát biểu, bàn luận và được tôn trọng. Những băn khoăn của cá nhân về ý nghĩa, kết quả của vấn đề đặt ra được giải đáp kịp thời. Đây là phương pháp có tác dụng phát huy tính tích cực của HS

trong quá trình hoạt động, rèn luyện, đồng thời còn phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động. Thông qua thảo luận nhóm HS hình thành kỹ năng hợp tác, giáo dục tinh thần, ý thức tập thể cho HS, giáo dục tinh thần đoàn kết, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa các HS với nhau. Phương pháp này thường được sử dụng trong các hình thức hoạt động như: thi theo chủ đề, thi giải quyết tình huống, tạo cơ hội cho HS có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến cuộc sống tập thể ... Phương pháp này cũng giúp các em mạnh dạn hơn khi trao đổi trước tập thể, tạo không khí gắn bó, đoàn kết, khai thác tốt hơn trí tuệ tập thể.

- Phương pháp diễn đàn: Là hình thức tổ chức hoạt động để HS bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em. Thông qua diễn đàn HS có thể tự do nêu lên những suy nghĩ của mình, được tranh luận trực tiếp với đông đảo bạn bè, đồng thời cũng là dịp để các em lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau.

- Phương pháp trò chơi: là phương pháp giúp HS nằm bắt được một số thông tin, tri thức hoạc một số nội dung giáo dục có định hướng. Phương pháp trò chơi giúp HS phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, tính năng động, tạo bầu không khí thân thiện, đoàn kết. Trò chơi là dịp để HS tập xử lý những tình huống nảy sinh trong cuộc sống đời thường, giúp các em có thêm kinh nghiệm sống.

- Phương pháp tổ chức thi (Hội thi): Đây là một trong những hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL hấp dẫn, lôi cuốn HS, đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, rèn luyện, giáo dục và định hướng giá trị cho HS. Có thể có nhiều hình thức như thi giữa các tổ, nhóm, thi hùng biện... Để tổ chức tốt hội thi, HS cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, phân công cụ thể, ban Giám khảo phải làm việc công tâm, khách quan. Việc đánh giá phải có tính phân hóa đối tượng, nhưng chủ yếu động viên, khuyến khích HS tích cực tham gia hoạt động.

- Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu: là phương pháp tạo ra các điều kiện cần thiết để HS được tiếp xúc, trò chuyện với một số nhân vật điển

hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Dưới sự dẫn dắt, điều khiển khéo léo của người dẫn chương trình, HS trong lớp có thể trao đổi thông tin, bày tỏ tình cảm, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiểu biết, tích lũy thêm vốn sống và định hướng đúng về giá trị sống. Giao lưu là dịp giúp cho HS hiểu biết đúng đắn hơn về các loại hình lao động, nghề nghiệp, những phẩm chất và năng lực cao quý của những con người thành đạt trong lĩnh vực nào đó cũng như con đường đi đến thành công của họ, từ đó giúp HS có được sự nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện.

1.3.3.4. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Sự phong phú các hoạt động GDNGLL đã quy định tính đa dạng của các hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL. Hình thức tổ chức hoạt động phải phù hợp với nội dung hoạt động, đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và các điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng cho các hoạt động. Hình thức hoạt động phải có tính sinh động, hấp dẫn, phù hợp với nguyện vọng, sở thích của HS, có tác dụng lôi cuốn nhiều HS tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia vào các hoạt động.

Hoạt động GDNGLL ở các trường THPT thường được thực hiện theo các hình thức sau:

- Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp. - Thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. - Chơi các trò chơi có tính tập thể.

- Sinh hoạt các câu lạc bộ (Câu lạc bộ Hoa học trò, câu lạc bộ khám phá thế giới, câu lạc bộ em yêu khoa học, câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ Toán học trẻ...).

- Hoạt động lao động, vệ sinh môi trường.

- Diễn đàn theo chuyên đề: Tọa đàm “Tư vấn hướng nghiệp”, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, tọa đàm “Khi tôi 18”...

- Tham quan, dã ngoại, giao lưu: đi thăm các cơ sở sản xuất, thăm di tích văn hóa lịch sử, cách mạng, thăm đơn vị quân đội, thăm trại trẻ mồ côi, giao lưu với những người thành đạt, giao lưu với trẻ khuyết tật...

Hoạt động GDNGLL là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục phổ thông góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Nó là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội và là điều kiện để huy động sức mạnh cộng đồng cùng tham gia vào sự phát triển của nhà trường.

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng THPT chuyên

1.4.1. Nội dung quản lý hoạt động GDNGLL

Cũng như những nội dung không thể thiếu được của quản lý giáo dục nói chung, quản lý hoạt động GDNGLL gồm các nội dung cơ bản sau:

- Lập kế hoạch hoạt động: Đây là một khâu rất quan trọng trọng quản lý hoạt động GDNGLL. Kế hoạch xây dựng phải dựa trên các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở GDĐT, chính quyền địa phương, phân phối chương trình, điều kiện thực tế của nhà trường. Kế hoạch phải thể hiện được một cách đầy đủ mục tiêu hoạt động, các nội dung và biện pháp thực hiện, nguồn lực đảm bảo tổ chức hoạt động và tính khả thi của các biện pháp thực hiện. Kế hoạch được xây dựng từ cấp trường, Đoàn thanh niên, tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm sao cho đảm bảo tính thống nhất, hệ thống, khoa học và hợp lý.

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các hoạt động GDNGLL: nhà trường đứng đầu là hiệu trưởng phải thành lập Ban chỉ đạo các hoạt động GDNGLL, trong đó có các thành viên nằm trong ban giám hiệu, CB đoàn, tổ trưởng chuyên môn, khối trưởng chủ nhiệm. Ban chỉ đạo được thành lập và kiện toàn ngay từ đầu năm học thực hiện việc xây dựng kế hoạch nhà trường, của đoàn thanh niên, hướng dẫn tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch; kiểm tra đánh giá hiệu quả các hoạt động; phối hợp các lực

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn (Trang 26 - 58)