Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn (Trang 35 - 37)

Nền kinh tế thế giới đang bước sang giai đoạn phát triển nền kinh tế tri thức, nền kinh tế mà tri thức đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Những năm gần đây, thế giới đang đứng trước một loạt các vấn mang tính toàn cầu đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều quốc gia như vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên tai; tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên năng lượng và những giải pháp cần thực hiện cho phát triển bền vững; tình trạng bệnh dịch, sự phân hóa về trình độ phát triển,

phân hóa giàu nghèo giữa các nước phát triển và đang phát triển ngày càng trở nên sâu sắc.

Để có thể giải quyết được những vấn đề nảy sinh trên đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, đòi hỏi mỗi nước phải có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mới, phải đổi mới giáo dục nâng cao chất lượng nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai.

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để có thể đưa đất nước phát triển nhanh, theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực, Đảng và Nhà nước ta đã xác định là phải đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, phải đổi mới GDĐT đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã chỉ ra yêu cầu phải đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT nước ta đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông được Nghị quyết nêu rõ : “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Đây cũng chính là yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong đó giáo dục NGLL đóng vai trò hết sức quan trọng.

Cũng như các trường THPT khác, mục tiêu hoạt động GDNGLL ở trường THPT chuyên là giúp HS nâng cao hiểu biết về giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại góp phần củng cố mở rộng kiến thức, có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức định hướng và lựa chọn nghề nghiệp cho phù

hợp; phát triển các năng lực chủ yếu như: năng lực tự hoàn thiện, năng lực tự thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực tổ chức quản lý...; có những thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của mình, đấu tranh tích cực với những hành vi sai trái của bản thân và của người khác để tự hoàn thiện mình, biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống.

GDNGLL là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn nhà trường với gia đình, với xã hội, là một yếu tố quan trọng để hình thành con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đầy đủ phẩm chất, năng lực, có kỹ năng sống, ý thức trách nhiệm với bản thân, nhân dân, đất nước. Vì vậy đổi mới hoạt động GDNGLL là một yêu cầu bắt buộc trong đổi mới giáo dục.

Tuy nhiên hoạt động giáo dục NGLL còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài như:

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức sống người dân tác động đến việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị (CSVCTB), nguồn kinh phí cho tổ chức các hoạt động GDNGLL.

- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tại địa phương ảnh hưởng đến nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động GDNGLL.

- Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tình hình phát triển, phân bố các cơ sở sản xuất, dịch vụ ảnh hưởng đến hình thức tổ chức tham quan du lịch, giáo dục truyền thống địa phương.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn (Trang 35 - 37)