Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn (Trang 37 - 119)

Để có thể thực hiện tốt hoạt động GDNGLL, điều quan trọng hàng đầu liên quan đến nhận thức của các lực lượng tham gia hoạt động. Do tính phong phú đa dạng về hoạt động và sự mở rộng về không gian, thời gian nên lực lượng tham gia hoạt động gồm nhiều thành phần như CBQL, các đoàn thể, tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, phụ huynh, GV.

Nhận thức ở đây chính là hiểu biết về vị trí vai trò của hoạt động GDNGLL trong hệ thống các nội dung giáo dục, mối quan hệ giữa giáo dục

trên lớp và các hoạt động giáo dục ngoài lớp học, mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức và hiệu quả mà các hoạt động giáo dục NGLL đem lại trong việc hình thành nhân cách, bồi dưỡng năng lực, phẩm chất, phát triển toàn diện cho HS, khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Nhận thức đúng sẽ trở thành yếu tố tích cực thúc đẩy việc tổ chức tốt các hoạt động GDNGLL, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Ngược lại nếu nhận thức của các lực lượng giáo dục không đúng nó sẽ dẫn tới việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức sai lầm hay việc thực hiện qua loa, hình thức, hiệu quả giáo dục thấp.

Cơ sở vật chất của nhà trường như hội trường, hệ thống âm thanh, loa đài, máy chiếu... có tác động không nhỏ tới các hoạt động GDNGLL. Cơ sở vật chất đảm bảo sẽ giúp tổ chức các hoạt động được thuận lợi, làm tăng tính hấp dẫn của hoạt động, giúp HS hứng thú hơn khi tham gia hoạt động. Ngược lại nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị không đáp ứng với yêu cầu của hoạt động việc tổ chức thực hiện gặp rất nhiều khó khăn.

Năng lực của người tổ chức thực hiện hoạt động như CBQL, CB đoàn, GV là yếu tố quan trọng cho thành công của mỗi hoạt động GDNGLL. Với tính đa dạng, phong phú của hoạt động GDNGLL đòi hỏi người thực hiện phải có một tư duy tổng hợp, hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của HS, có kỹ năng tổ chức hoạt, biết lựa chọn nội dung và phương pháp phù hợp, biết tiếp cận và huy động các lực lượng giáo dục cùng tham gia, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sáng tạo. Đây là yếu tố để các hoạt động GDNGLL đạt được mục tiêu mong muốn.

Ý thức trách nhiệm của cán bộ, GV khi tham gia hoạt động cũng là một yếu tố cần bàn đến. Ở các trường THPT chuyên, năng lực giáo dục của GV nhìn chung rất tốt, tuy nhiên không loại trừ một số CBGV mặc dù có khả năng nhưng ngại việc, một số GV quá chú trọng vào chuyên môn mà ít quan tâm đến các hoạt động khác, công tác chuẩn bị thiếu kỹ lưỡng, đầu tư không sâu nên hoạt động mang tính hời hợt, không hấp dẫn, hiệu quả giáo dục thấp.

HS vừa là đối tượng của hoạt động GDNGLL nhưng đồng thời cũng là chủ thể tích cực, sáng tạo khi tham gia hoạt động. Ở lứa tuổi các em đang có những thay đổi cơ bản về mặt thể chất, tâm lý. Cơ thể các em phát triển nhanh về chiều cao, cân nặng, năng lực cơ bắp và đây cũng là thời kỳ trưởng thành về giới tính. Sự phát triển về trí não giúp các em có năng lực tư duy tốt, khả năng nhận thức nhanh, năng lực ứng xử với các thay đổi của tự nhiên, xã hội. Ngoài các yêu cầu học tập để tích lũy kiến thức, các em có nhu cầu cao về giao tiếp, tham gia các hoạt động tập thể, nhu cầu thể hiện năng lực bản thân. Ở lứa tuổi này các em có khả năng tự nhận thức bản thân, biết được điểm mạnh, yếu của mình, bắt đầu hình thành định hướng nghề nghiệp. Các em cũng bắt đầu thể hiện rõ những xúc cảm, tình cảm bản thân, tình bạn. Tuổi các em thường rất giàu tình cảm, muốn có nhiều bạn, có lòng hào hiệp, sẵn sàng giúp đỡ người khác, tích cực, nhiệt tình khi tham gia các hoạt động. Tình yêu khác giới đã bắt đầu nảy sinh.

Tuy nhiên với đặc điểm lứa tuổi này thường có lòng tự trọng rất cao, khả năng kiềm chế thấp, thường không chịu được sự xúc phạm bằng lời nói, hành động xâm phạm tới thân thể. Suy nghĩ các em thường chưa chín chắn, lời nói, hành động mang tính chủ quan, dễ gây những hiểu lầm trong các mối quan hệ.

Cần giúp HS có những hiểu biết về chương trình GDNGLL, nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của các hoạt động; bồi dưỡng cho các em năng lực tổ chức hoạt với tư cách chủ thể , tạo điều kiện cho các em phát huy tốt nhất năng lực cá nhân, cùng với tập thể HS hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.

Kết luận Chƣơng 1

Hoạt động GDNGLL là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức với nhiều nội dung đa dạng, phong phú gắn với thực tế lao động sản xuất, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tuân thủ pháp luật, vui chơi, giải trí... được thực hiện ngoài giờ lên lớp, giúp HS hoàn thiện và phát triển nhân cách.

Hoạt động GDNGLL là một bộ phận quan trọng của giáo dục nhà trường giúp nhà trường củng cố nền nếp, kỷ cương, xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh, đạt được mục tiêu nhiệm vụ giáo dục.

Quản lý hoạt động GDNGLL chính là quản lý các thành tố của quá trình sư phạm ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả của các hoạt động GDNGLL như mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả.

Nội dung quản lý hoạt động GDNGLL bao gồm: - Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL. - Tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDNGLL.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung, chương trình, hiệu quả hoạt động GDNGLL.

- Bồi dưỡng đội ngũ CB, GV, Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL. - Xây dựng các điều kiện cho hoạt động GDNGLL.

Hoạt động GDNGLL có tính phong phú, đa dạng, hấp dẫn đem lại hiệu quả giáo dục cao. Tuy nhiên cần nhận thấy những tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan để có thể phát huy tối đa những lợi thế trong tổ chức hoạt động đồng thời khắc phục những hạn chế do tác động của các yếu tố gây nên, đem lại chất lượng, hiệu quả khi tổ chức hoạt động.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

CHUYÊN CHU VĂN AN, TỈNH LẠNG SƠN

2.1. Khái quát về trƣờng Trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn

2.1.1. Vài nét về sự phát triển của nhà trường

Trường THPT chuyên Chu Văn An được thành lập theo Quyết định số 310/QĐ-UBND, ngày 9 tháng 7 năm 1988 của UBND tỉnh Lạng Sơn. Ngoài các nhiệm vụ đã quy định tại Điều lệ trường trung học, nhà trường còn có các nhiệm vụ bồi dưỡng và phát triển năng khiếu của HS về các bộ môn chuyên; đồng thời bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục cấp THPT với mục tiêu giáo dục toàn diện; tổ chức hướng dẫn HS làm quen với nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện của trường và tâm sinh lý HS; hợp tác với các cơ sở giáo dục, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước trong cùng lĩnh vực chuyên môn để phục vụ việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong những năm qua, tập thể đội ngũ CBQL và GV, nhân viên trong nhà trường luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đầu, hoàn thành xuất sắc các kế hoạch phát triển giáo dục. Chất lượng dạy học và giáo dục không ngừng được nâng cao. Số lượng, chất lượng giải HS giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia tăng; tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp loại khá, giỏi, HS thi đỗ vào các trường đại học ngày càng cao.

Ngoài công tác dạy và học, nhà trường còn tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua như cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”. Công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống đã được nhà trường bước đầu quan tâm nhằm góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, không có bạo lực, không có tệ nạn xã hội, nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp.

Trong suốt 25 năm kể từ khi thành lập đến nay, trường luôn là đơn vị đứng đầu về thành tích giáo dục của tỉnh Lạng Sơn, là địa chỉ tin cậy của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Với những thành tích đã đạt được, nhà trường đã vinh dự đón nhận những phần thưởng cao quý của UBND tỉnh, thành phố, Bộ GDĐT và Sở GDĐT Lạng Sơn. Năm 1998, nhà trường nhận Huân chương lao động Hạng Nhì do Nhà nước trao tặng. Nhiều năm liền trường đạt danh hiệu Đơn vị tiên tiến xuất sắc dẫn đầu trong khối trường THPT của tỉnh. Nhà trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia và đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục vào năm 2011. Năm 2013, nhà trường vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhất, được UBND tỉnh tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu khối các trường THPT.

2.1.2. Bộ máy tổ chức

Chi bộ đảng nhà trường có 31 đảng viên với tính tiền phong gương mẫu giữ vai trò lãnh đạo nhà trường thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục.

Ban giám hiệu gồm có 03 phó hiệu trưởng, thiếu 01 đồng chí.

Hội đồng trường được thành lập từ năm học 2013-2014 với vai trò định hướng cho các hoạt động nhà trường.

Tổ chức công đoàn với 105 thành viên có vai trò trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chăm lo đời sống đoàn viên công đoàn, xây dựng khối đoàn kết nội bộ.

Tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được kiện toàn đầu năm học có Ban chấp hành Đoàn trường với 15 đồng chí, có 27 chi đoàn HS và 01 chi đoàn GV.

Trường có 08 tổ trong đó có 07 tổ chuyên môn, 01 tổ Văn phòng. Ngoài ra còn có 03 khối trưởng chủ nhiệm 10, 11, 12; Ban đại diện CMHS, Hội Chữ thập đỏ, Ban Quản lý nội trú, Ban lao động vệ sinh...

2.1.3. Quy mô nhà trường

Bảng 2.1. Quy mô HS Trường THPT chuyên Chu Văn An năm học 2013-2014 Khối Số lớp Số HS Số lớp chuyên Ban KHTN Ban KHCB Số lớp Số HS Toán, Lí, Hóa Toán, Văn, Anh- Trung Văn, Sử, Địa Bám sát 12 9 331 8 4 137 78 77 39 11 9 321 7 3 102 75 71 39 34 10 9 319 7 3 106 67 75 35 36 Tổng 27 971 22 11 345 220 223 113 70

(Nguồn: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-3014 Trường THPT chuyên Chu Văn An)

Trường có 6 môn chuyên: Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Trung, trong đó khối 12 có 8 lớp chuyên, 01 lớp không chuyên; khối 10 và 11 mỗi khối có 7 lớp chuyên và 02 lớp không chuyên.

2.1.4. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Sự phát triển đội ngũ GV trường chuyên gắn với lịch sử xây dựng và phát triển nhà trường. Ngày đầu thành lập trường chỉ có 19 GV với 139 HS chia thành 6 lớp và hai môn chuyên: Văn, Toán. Tính đến đầu năm học 2013 - 2014 trường đã có 107 cán bộ, GV, nhân viên trong đó GV: 04 CBQL, 87 GV, 16 nhân viên.

Về trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó có 31 GV trình độ trên đại học (1 tiến sĩ, 30 thạc sĩ). Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ được nhà trường đặc biệt quan tâm. Hiện đang có 16 GV đang đi học cao học, 02 GV tham gia nghiên cứu sinh. Phấn đấu đến năm 2015, đội ngũ GV có trình độ trên chuẩn chiếm tỷ lệ 50%.

GV nhà trường tích cực tham gia các chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá là yếu tố quan trọng đến việc nâng cao chất lượng

giáo dục. Công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ trong dạy học và quản lý giáo dục. 100% GV có thể truy cập Internet sưu tầm tài liệu làm phong phú thêm cho bài giảng. Trên 80% CB, GV nhà trường sử dụng thành thạo máy tính, máy chiếu, các phần mềm phục vụ cho dạy học và quản lý giáo dục.

Nhiều GV tham gia Hội thi GV giỏi cấp tỉnh đạt danh hiệu GV giỏi xuất sắc trở thành GV cốt cán cấp tỉnh. Trong học kỳ I năm học 2013-2014, trường có 10 GV tham gia Hội thi GV giỏi cấp tỉnh đều đạt loại giỏi trong đó có 03 GV đạt loại giỏi xuất sắc.

Về độ tuổi đội ngũ GV hiện đang được trẻ hóa, độ tuổi dưới 40 chiếm trên 50%; có sự kế cận giữa các GV giàu kinh nghiệm, nhiều thành tích và GV trẻ. Số GV các bộ môn như sau:

Bảng 2.2. Tổng hợp số lượng GV các môn học năm học 2013-2014

TS

GV Toán Lí Hoá Sinh Tin Văn Sử Địa Anh Trung KT CN GD CD TD QP 87 15 7 8 5 4 12 7 4 13 2 1 2 7

(Nguồn:Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 Trường THPT chuyên Chu Văn An)

Đội ngũ GV nhà trường có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc; luôn đoàn kết, gắn bó giúp đỡ nhau trong công tác và trong cuộc sống, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Với sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ CB, GV, NV, nhà trường đã lớn mạnh không ngừng và đạt nhiều thành tích cao trong dạy và học, góp phần đào tạo nhiều nhân tài cho tỉnh và cho đất nước.

2.1.5. Cơ sở vật chất thiết bị

Năm học 2012-2013 trở về trước, nhà trường đóng trên địa bàn phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn với diện tích trên 11.000m2. Từ năm học 2013-2014 trường chuyển sang địa điểm mới tại phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn với diện tích trên 20.000m2

.

Trường có khối lớp học với 30 phòng, diện tích mỗi phòng là 50m2, có đủ bàn ghế, bảng, hệ thống chiếu sáng đảm bảo. Khối phòng học bộ môn với

02 phòng tin học, 01 phòng học ngoại ngữ, 01 phòng bộ môn Vật lý, 01 phòng học bộ môn Hóa học, 01 phòng học bộ môn Sinh học. Các phòng được trang bị thiết bị dạy học bộ môn theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ GDĐT. 02 phòng học vi tính với 70 máy được kết nối mạng được khai thác và sử dụng tối đa cho dạy học bộ môn tin học. Nhà đa chức năng với diện tích 500m2 phục vụ các giờ học Giáo dục Quốc phòng - An ninh, giờ học thể dục và các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, sinh hoạt đầu tuần dưới cờ... Khu văn phòng với 01 Hội trường đủ chỗ họp cho 106 CB, GV, NV, 01 phòng học nhỏ, 14 phòng cho quản lý, văn thư, kế toán và 07 tổ chuyên môn. Trường có 01 thư viện với 2700 đầu sách và tài liệu tham khảo phục vụ GV và HS đọc, nghiên cứu và tra cứu thông tin.

Hạn chế cơ bản về cơ sở vật chất thiết bị là nhiều hóa chất đã hết hạn, các thiết bị thực hành thí nghiệm không đảm bảo so với yêu cầu, phòng thực hành thí nghiệm Hóa học, Sinh học thiết kế không đúng quy chuẩn (không có hệ thống thoát nước dưới các bàn thí nghiệm, không có quạt thông gió). Chưa có sân tập cho HS để tổ chức cho các em chơi các môn thể thao như bóng chuyền, bóng đá hay học tập bộ môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh. Nhiều dụng cụ thể dục thể thao chưa được đầu tư như xà đơn, xà kép, cột bóng rổ... Hệ thống âm thanh, loa đài có chất lượng kém chưa đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động tập thể.

2.1.6. Đặc điểm của HS trường Trung học phổ thông chuyên Chu Văn An

HS Trường THPT chuyên Chu Văn An được tuyển chọn từ các trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn (Trang 37 - 119)