Năm học 2012-2013 trở về trước, nhà trường đóng trên địa bàn phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn với diện tích trên 11.000m2. Từ năm học 2013-2014 trường chuyển sang địa điểm mới tại phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn với diện tích trên 20.000m2
.
Trường có khối lớp học với 30 phòng, diện tích mỗi phòng là 50m2, có đủ bàn ghế, bảng, hệ thống chiếu sáng đảm bảo. Khối phòng học bộ môn với
02 phòng tin học, 01 phòng học ngoại ngữ, 01 phòng bộ môn Vật lý, 01 phòng học bộ môn Hóa học, 01 phòng học bộ môn Sinh học. Các phòng được trang bị thiết bị dạy học bộ môn theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ GDĐT. 02 phòng học vi tính với 70 máy được kết nối mạng được khai thác và sử dụng tối đa cho dạy học bộ môn tin học. Nhà đa chức năng với diện tích 500m2 phục vụ các giờ học Giáo dục Quốc phòng - An ninh, giờ học thể dục và các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, sinh hoạt đầu tuần dưới cờ... Khu văn phòng với 01 Hội trường đủ chỗ họp cho 106 CB, GV, NV, 01 phòng học nhỏ, 14 phòng cho quản lý, văn thư, kế toán và 07 tổ chuyên môn. Trường có 01 thư viện với 2700 đầu sách và tài liệu tham khảo phục vụ GV và HS đọc, nghiên cứu và tra cứu thông tin.
Hạn chế cơ bản về cơ sở vật chất thiết bị là nhiều hóa chất đã hết hạn, các thiết bị thực hành thí nghiệm không đảm bảo so với yêu cầu, phòng thực hành thí nghiệm Hóa học, Sinh học thiết kế không đúng quy chuẩn (không có hệ thống thoát nước dưới các bàn thí nghiệm, không có quạt thông gió). Chưa có sân tập cho HS để tổ chức cho các em chơi các môn thể thao như bóng chuyền, bóng đá hay học tập bộ môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh. Nhiều dụng cụ thể dục thể thao chưa được đầu tư như xà đơn, xà kép, cột bóng rổ... Hệ thống âm thanh, loa đài có chất lượng kém chưa đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động tập thể.
2.1.6. Đặc điểm của HS trường Trung học phổ thông chuyên Chu Văn An
HS Trường THPT chuyên Chu Văn An được tuyển chọn từ các trường THCS tại 11 huyện và Thành phố. Đa số các em đều ngoan, có ý thức trong học tập. Nhiều em đã phấn đấu trong học tập đạt giải cao trong các kỳ thi chọn HS giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới nên HS dân tộc chiếm tỉ lệ khá đông, nhiều HS đến từ các huyện trong tỉnh. Theo số liệu năm học 2013-2014, số HS dân tộc là 526 em chiếm tỷ lệ 54,2%.
Tuy nhiên với đặc thù HS trường chuyên, điểm khác biệt cơ bản là các em có năng lực tư duy tốt, sáng tạo, say mê trong học tập, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Các em có trí nhớ tốt, hiểu và thuộc bài nhanh, nhận thức nhanh trước những vấn đề mà GV đưa ra. Tư duy logic tốt giúp các em nhận biết nhanh chóng mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên, xã hội, có khả năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn.
Các em có khả năng tự đọc, nghiên cứu tài liệu, nắm và hiểu sâu vấn đề, thường trao đổi với thầy cô giáo về những nội dung kiến thức mà các em cảm thấy chưa rõ, hoặc những vấn đề có chứa đựng mâu thuẫn.
HS nhà trường bước đầu làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học. Các cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng”, “Sáng tạo kỹ thuật”, “Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học” thu hút nhiều HS tham gia. Dưới sự hướng dẫn của GV, các em đã tham gia viết các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng tạo nhiều sản phẩm độc đáo, hấp dẫn có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường, tham gia và đạt giải trong các cuộc thi cấp tỉnh và quốc gia. Sản phẩm “Tàu thủy chạy bằng hơi nước” được giải ba trong cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng” cấp tỉnh năm 2013. Sản phẩm “Nến khử nicotin giảm ô nhiễm không khí” đoạt giải nhì lĩnh vực và giải khuyến khích toàn cuộc tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học cấp quốc gia. Sản phẩm “Kính hiển vi sử dụng Webcam” được Trung tâm sản xuất học liệu Đại học sư phạm Hà Nội đánh giá cao và tặng quà trong cuộc thi này. Năm học 2013 - 2014 đã có 08 đề tài HS đăng ký dự thi Khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học cấp trường và 04 đề tài đăng ký dự thi cấp tỉnh.
Với khả năng tư duy sáng tạo, yêu thích khoa học, mong muốn tìm tòi, khám phá, một số HS nhà trường tham gia vào các sân chơi trí tuệ như cuộc thi “Đường lên đỉnh Olimpia” để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả như các em: Nguyễn Tài Thu, Nguyễn Đức Trí, Lê Văn Sơn.
Cũng như các HS ở trường THPT khác, HS Trường THPT chuyên Chu Văn An cũng mang những đặc điểm về thể chất, tâm lý của lứa tuổi mới lớn, đang chập chững bước vào đời. Ở lứa tuổi các em, mối quan hệ tình cảm với bạn bè khác giới đã bắt đầu được hình thành. Đã xuất hiện một số HS có tình yêu nam nữ. Vấn đề đặt ra là phải giúp các em hiểu được đây là tình cảm rất tự nhiên nảy sinh trong lứa tuổi các em, nhưng cần phải hiểu nó để có được một tình yêu đẹp, trong sáng, giữ được mối quan hệ bạn bè tốt, không để mối quan hệ này ảnh hưởng tới việc học.
Tuổi các em bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành, thích thể hiện mình, tập làm người lớn nên không tránh khỏi có những lúc các em chỉ muốn làm theo ý mình, cố tình làm trái ý người khác, có những hành động thường gọi là “Không bình thường”. Vì vậy trong phương pháp giáo dục HS, GV hết sức thận trọng, xem xét vấn đề một cách toàn diện, hiểu rõ nguyên nhân để có cách ứng xử phù hợp, tuyệt đối không xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm của HS.
Về điều kiện kinh tế, trong số các HS Trường THPT chuyên Chu Văn An nhiều em có hoàn cảnh rất khó khăn. Theo số liệu điều tra đầu năm, trường có 62 HS xếp vào diện đặc biệt khó khăn cần phải giúp đỡ. Điều đó không tránh khỏi việc các em e ngại trong mối quan hệ giao tiếp với bạn bè, thầy cô, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và đầu tư các điều kiện cho học tập. Nhà trường đã có nhiều biện pháp huy động sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nhà trường và ngoài xã hội để hỗ trợ các em, giúp các em tích cực hơn khi tham gia các hoạt động giáo dục.
Với đặc điểm của một trường miền núi nên số học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ tương đối cao, trên 50%. Các em thường hay tự ti, mặc cảm, thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể, thiếu các kỹ năng sống cần thiết.
Hạn chế lớn nhất đối với các em HS Trường THPT chuyên Chu Văn An là thời gian dành cho các hoạt động GDNGLL còn ít, chưa cân đối với thời gian học văn hóa. Do phải tập trung nhiều vào học bộ môn chuyên, học bồi
dưỡng nâng cao kiến thức, ôn luyện HS giỏi nên các em ít được tham gia các hoạt động giao lưu, giáo dục kỹ năng sống, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao. Nhiều HS bị coi như những “Chú gà công nghiệp”, “Mọt sách”, thiếu nhiều hiểu biết xã hội, đặc biệt những kỹ năng cần thiết để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế đời sống. Tình trạng HS gây gổ đánh nhau vẫn còn xảy ra mặc dù không nghiêm trọng. Một số HS còn vi phạm Luật giao thông đường bộ như sử dụng xe máy có phân khối lớn, không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện, đi xe dàn hàng ngang trên đường.... Một số vụ tai nạn giao thông đã xảy ra đối với HS. Một số HS có thói quen phát ngôn tùy tiện, thiếu văn hóa. Tình trạng HS lạm dụng trang mạng xã hội facebook như dành quá nhiều thời gian vào facebook hoặc đưa những thông tin không đúng sự thật, xúc phạm người khác đã dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có giữa các em HS gây mất đoàn kết trong tập thể.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới với nhiều cửa khẩu thông thương với Trung Quốc, điều kiện kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào học đường, nên cần tăng cường hơn nữa việc tổ chức các hoạt động GDNGLL sẽ giúp các em có kỹ năng ứng xử tốt hơn, biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, đâu là giá trị thực để tránh xa những tệ nạn xã hội, đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện.
2.1.7. Kết quả các mặt giáo dục
HS xếp loại hạnh kiểm tốt chiếm tỉ lệ trên 90%. Tỷ lệ HS xếp loại học lực giỏi tăng nhất là từ năm học 2010 - 2011 do việc đầu tư vào việc đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Việc ra đề thi theo hướng mở hạn chế ghi nhớ máy móc, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với đối tượng đã giúp HS phát huy tính tích cực, sáng tạo, đạt kết quả tốt trong các kỳ thi, kiểm tra.
Tỷ lệ HS thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng có xu hướng tăng ở mức trên 90%.
Bảng 2.3. Chất lượng giáo dục qua các năm học Năm học Tổng số HS Hạnh kiểm Học lực HSG Tỉ lệ HS đỗ ĐH, CĐ Tốt Khá TB Giỏi Khá TB Cấp tỉnh QG 2009-2010 891 92,9 7,1 0 10,2 79,1 10,7 154 41 Trên 85% 2010-2011 966 93,2 6,1 0,7 23,3 73,4 3,3 181 31 Trên 90% 2011-2012 986 91,3 8,1 0,61 25,9 66,6 7,3 187 25 Trên 95% 2012-2013 1020 94,1 5,49 0,39 23,1 71,8 5,1 223 36 Trên 95%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết từ năm học 2009-2010 đến năm học 2012-2013 Trường THPT chuyên Chu Văn An)
Các kỳ thi HS giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia đã khẳng định chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường. Số lượng, chất lượng HS đạt giải trong các kỳ thi cấp tỉnh, cấp Quốc gia có chiều hướng tăng qua các năm. Năm học 2011-2012 tổng số giải cấp tỉnh là 187, giải quốc gia là 25. Năm học 2012- 2013, tổng số giải cấp tỉnh là 223 (tăng 36 giải so với năm học trước), giải Quốc gia là 36.
Kết quả các mặt giáo dục của nhà trường thể hiện sự nỗ lực cố gắng của thầy và trò, sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng xã hội đối với các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên một thực tế phải thừa nhận là việc đánh giá hạnh kiểm HS còn nhẹ tay, còn có HS phải xếp loại hạnh kiểm trung bình. Vẫn chưa phát huy tốt tiềm năng của nhà trường trong tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện.
2.1.8. Mục tiêu phát triển Trường THPT chuyên Chu Văn An giai đoạn 2011 - 2020
Mục tiêu tổng quát: xây dựng Trường THPT chuyên Chu Văn An thành một sơ sở giáo dục trung học có chất lượng giáo dục cao, đạt chuẩn quốc gia, có trang thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại. Bồi dưỡng HS có tư chất thông
minh, có kết quả học tập xuất sắc thành những người có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; có ý thức tự lực, có sức khỏe tốt để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phấn đấu đến cuối giai đoạn 2011 - 2015 Trường THPT chuyên Chu Văn An nằm trong tốp 50 trường THPT hàng đầu cả nước. Xây dựng Trường THPT chuyên Chu Văn An là hình mẫu của các trường THPT trong tỉnh về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và tổ chức các hoạt động giáo dục.
Mục tiêu cụ thể:
- Củng cố, ổn định về quy mô trường lớp và chất lượng giáo dục: Đến năm 2015 và những năm tiếp theo trường giữ ở mức có 27 lớp với 945 HS, trong đó có 24 lớp chuyên với 840 HS gồm các bộ môn chuyên Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh và Tiếng Trung. Mỗi khối lớp có 01 lớp không chuyên với 35 HS.
- Ổn định và nâng cao chất lượng đội ngũ: Đến năm 2015 có 04 CBQL, 88 GV, 13 NV. Phấn đấu đến năm 2015 CBQL phải đảm bảo các yêu cầu của trường THPT chuyên chất lượng cao: giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, thông thạo về tin học và ngoại ngữ, có năng lực truyền đạt, phương pháp dạy cách học, cách tự học, khả năng tổ chức hướng dẫn HS làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ phù hợp với điều kiện của trường, tâm lý HS. Đến năm 2015, 50% GV có trình độ thạc sỹ, 100% GV giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng thông thạo tin học và thiết bị dạy học hiện đại; 20% CB quản lý, GV sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy và giao tiếp. Đến năm 2020 có 3% CB quản lý, GV có trình độ tiến sỹ, 70% có trình độ thạc sỹ và 40% CB quản lý, GV sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy và giao tiếp.
- Nâng cao chất lượng giáo dục: Phấn đấu đến năm 2015 và những năm tiếp theo: có 100% HS xếp loại hạnh kiểm khá tốt, 100% HS có sức khỏe và năng lực ứng xử, có ý thức công dân tốt, có khả năng làm việc theo nhóm và
tự tin trong cuộc sống, giảm thiểu HS mắc các bệnh học đường; có ít nhất 50% HS xếp loại học lực giỏi, 70% HS khá - giỏi về tin học, 40% đạt trình độ bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành. Đến năm 2020, có ít nhất 70% HS xếp loại học lực giỏi, 90% HS khá- giỏi tin học, 60% đạt trình độ bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội các tổ chức tin học ngoại ngữ châu Âu ban hành. Hằng năm có ít nhất 50% số HS dự thi HS giỏi quốc gia đoạt giải. Tỉ lệ HS thi đỗ vào các trường đại học đạt từ 85% trở lên.
Mục tiêu phát triển trường THPT chuyên giai đoạn 2011-2020 đã đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với HS trong đó đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, phát triển năng lực ứng xử, ý thức công dân, khả năng làm việc theo nhóm, tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học.
2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng Trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn trƣờng Trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn
2.2.1. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
2.2.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL
Hoạt động GDNGLL là một bộ phận gắn bó hữu cơ với hoạt động dạy học trên lớp và là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể. Đây là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, có chương trình, nội dung, phương pháp và phương tiện; là con đường gắn lý luận với thực tiễn, giúp HS phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất đạo đức hình thành và hoàn thiện nhân cách. Hoạt động GDNGLL có nhiệm vụ giúp HS bổ sung, củng cố và hoàn thiện các kiến thức đã học ở trên lớp, biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tế, mở rộng hiểu biết của các em về các vấn đề tự nhiên, xã hội đặc biệt là những vấn đề có tính thời đại, toàn cầu như hòa bình, hữu nghị, hợp tác, vấn đề môi trường, phòng chống biến đổi