0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN CHU VĂN AN, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 98 -119 )

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động GDNGLL ở Trường THPT chuyên Chu Văn An tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi đã tiến hành thăm dò và khảo sát ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động GDNGLL ở Trường THPT chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn.

Đối tượng khảo sát:

- CBQL tổ trưởng chuyên môn: 10 - CB Đoàn: 6

- GV chủ nhiệm: 27 - GV bộ môn: 12

Tổng cộng là 55 người.

Qua tổng hợp và xử lý số liệu cho thấy kết quả như sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL

TT Biện pháp quản lý

Mức độ cần thiết

Không cần

thiết Cần thiết Rất cần thiết Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1

Nâng cao nhận thức cho CB, GV, NV và phụ huynh HS về vị trí , vai trò của hoạt động

GDNGLL

0 0 20 36.4 35 63.6

2 Xây dựng Ban chỉ đạo hoạt động

GDNGLL 0 0 23 41.8 32 58.2

3 Xây dựng các kế hoạch tổ chức

hoạt động GDNGLL 0 0 18 32.7 37 67.3

4 Đổi mới phương pháp, hình thức

tổ chức hoạt động GDNGLL 0 0 17 30.9 38 69.1 5

Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ các hoạt động GDNGLL

0 0 31 56.4 24 43.6

6

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia các hoạt động GDNGLL

0 0 32 58.2 23 41.8

7 Tăng cường kiểm tra, đánh giá

kết quả các hoạt động GDNGLL 0 0 35 63.6 20 36.4

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy tất cả các đối tượng được xin ý kiến đều cho rằng 7 biện pháp biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL trên là rất cần thiết, không có ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất là không cần thiết.

Trong số các biện pháp trên, nhiều cá nhân đánh giá cao hơn về tính cần thiết của biện pháp 4, 1, 3.

Biện pháp 4 có 69,1% số ý kiến cho rằng đây là biện pháp rất cần thiết. Thực tế hiện nay, hoạt động GDNGLL có nội dung rất đa dạng, phong phú

nhưng các phương pháp và hình thức tổ chức còn đơn điệu, chưa thực sự lôi cuốn, hấp dẫn HS. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động này, điều đầu tiên cần thực hiện là phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL.

Biện pháp 1 và biện pháp 3 đều có 67,3% số ý kiến cho rằng rất cần thiết. Theo quan điểm chung, muốn tổ chức tốt hoạt động GDNGLL thì điều đầu tiên phải có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL. Nhận thức đúng sẽ giúp hành động đi đúng hướng và mới có thể đạt được mục tiêu đề ra. Công tác xây dựng kế hoạch cũng hết sức cần thiết vì nếu kế hoạch được đầu tư xây dựng có tính khoa học, bài bản thì sẽ tạo ra tính thống nhất trong hệ thống các hoạt động, các nguồn lực được phân bố một cách hợp lý giúp việc tổ chức thực hiện kế hoạch đạt kết quả tốt.

Bảng 3.2. Tổng hợp tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL

TT Biện pháp quản lý

Tính khả thi

Không khả thi Khả thi Rất khả thi Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1

Nâng cao nhận thức cho CB, GV, NV và phụ huynh HS về vị trí , vai trò của hoạt động

GDNGLL

0 0 30 54.5 25 45.5

2 Xây dựng Ban chỉ đạo hoạt động

GDNGLL 0 0 31 56.4 24 43.6

3 Xây dựng các kế hoạch tổ chức

hoạt động GDNGLL 0 0 23 41.8 32 58.2

4 Đổi mới phương pháp, hình thức

tổ chức hoạt động GDNGLL 0 0 33 60.0 22 40.0 5

Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ các hoạt động GDNGLL

3 5.5 34 61.8 18 32.7

6

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham

gia các hoạt động GDNGLL 0 0 38 69.1 17 30.9 7 Tăng cường kiểm tra, đánh giá

Về tính khả thi ở các biện pháp 1, 2, 4, 6, 7 100% ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất đều mang tính khả thi và rất khả thi. Trong đó có biện pháp xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL có 58,2% số ý kiến cho rằng đây là biện pháp rất khả thi. Điều đó cho thấy ngay cả tính cần thiết và tính khả thi đều có nhiều người quan tâm đến biện pháp này. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động là một vấn đề có tính bắt buộc, dưới sự hướng dẫn của Ban chỉ đạo các hoạt động GDNGLL, tổ chức và cá nhân được phân công phụ trách cần đầu tư việc xây dựng kế hoạch một các nghiêm túc. Đây là yếu tố cần và hoàn toàn có thể thực hiện được để đảm bảo cho hoạt động GDNGLL đạt kết quả mong muốn.

Ở các biện pháp 5 có 5,5% ý kiến cho rằng biện pháp không khả thi vì theo quan điểm việc trang bị CSVCTB phụ thuộc vào địa phương và cơ quan quản lý cấp trên. Ví dụ hiện nay là trường rất cần một sân vận động nhỏ để HS luyện tập các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, điền kinh... nhưng bản thân nhà trường không thể tự thực hiện được mà chỉ tham mưu đề xuất với cấp trên để được đáp ứng.

Như vậy có thể nói rằng nếu Trường THPT chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn thực hiện tốt các biện pháp quản lý nêu trên sẽ là cơ sở để nhà trường tổ chức thực hiện tốt các hoạt động GDNGLL góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Kết luận Chƣơng 3

Hoạt động GDNGLL có một vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường. Những năm trước đây do nhận thức chưa đúng của nhiều CB quản lý, GV, cha mẹ HS và HS hoạt động này có phần nào bị xem nhẹ và chất lượng hoạt động thấp. Để có thể khắc phục những hạn chế trên và nâng chất lượng, hiệu quả các hoạt động GDNGLL cần có những thay đổi về mặt nhận thức, phải đổi mới công tác xây dựng kế hoạch, đổi mới hình thức biện pháp tổ chức hoạt động GDNGLL, công tác kiểm tra, đánh giá. Để hoạt động có thể đạt được mục tiêu đề ra, cần có sự phối hợp của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, có điều kiện CSVC đáp ứng cơ bản các yêu cầu hoạt động.

Qua nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động GDNGLL ở Trường THPT chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn chúng tôi đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL ở Trường THPT chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn.

Các biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL được CB quản lý, GV, cha mẹ HS trường THPT chuyên cho ý kiến đánh giá cao về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp. Với kết quả khảo nghiệm trên cho thấy rằng việc áp dụng 7 biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL ở Trường THPT chuyên Chu Văn An sẽ giúp nhà trường thực hiện tốt các hoạt động GDNGLL góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hoạt động GDNGLL là một bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục trong nhà trường. Đây là các hoạt động được thực hiện ngoài giờ lên lớp, nối tiếp với các hoạt động dạy học trên lớp làm cho quá trình dạy học trong nhà trường trở thành một chu trình khép kín trong cả năm học.

Hoạt động GDNGLL có mối quan hệ gắn bó hữu cơ không thể tách rời khỏi các hoạt động dạy học trên lớp. Hoạt động GDNGLL giúp HS bổ sung, khắc sâu kiến thức đã học, rèn luyện cho các em những kỹ năng trong các mối quan hệ với xã hội, tự nhiên, hòa nhập với cộng đồng.

Hoạt động GDNGLL là con đường gắn lý luận với thực tiễn giúp HS hình thành và phát triển năng lực, hình thành nhân cách, có phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trường THPT chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn là một trường trên địa bàn thuộc tỉnh miền núi, biên giới với đặc thù là HS các dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ chủ yếu. HS trường chuyên có năng lực nhận thức tương đối tốt nhưng nhiều em còn rụt rè, chưa thật mạnh dạn khi tham gia hoạt động. Những tác động tiêu cực của xã hội của vùng biên giới với nhiều nguy cơ tiểm ẩn có thể ảnh hưởng tới HS nhà trường.

Trong những năm qua hoạt động GDNGLL ở Trường THPT chuyên Chu Văn An đã được thực hiện phần nào đã có tác dụng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, pháp luật, giá trị sống và kỹ năng sống, phát huy tính tích cực của HS khi tham gia hoạt động. Tuy nhiên trong quản lý hoạt động còn có những hạn chế như nhận thức của CB, GV, HS và cha mẹ HS về vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL chưa thật đúng và đầy đủ, tổ chức chưa chặt chẽ, kế hoạch xây dựng chưa thống nhất, chưa có tính khoa học; phương pháp, hình thức tổ chức chưa thật phong phú; công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động còn bị xem nhẹ, buông lỏng; cở sở vật chất, thiết bị (CSVCTB) chưa đáp ứng

yêu cầu hoạt động; chưa phát huy hết sự quan hỗ trợ, giúp đỡ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Kết quả các hoạt động GDNGLL chưa đạt được như mong muốn.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của Trường THPT chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL nhằm mục đích nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường:

- Nâng cao nhận thức cho CB, GV, NV và phụ huynh HS về vị trí , vai trò của hoạt động GDNGLL.

- Xây dựng Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL.

- Xây dựng các kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL.

- Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL.

- Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ các hoạt động GDNGLL. - Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia các hoạt động GDNGLL.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động GDNGLL.

Qua thăm dò ý kiến của CB quản lý, Đoàn thanh niên và GV hầu hết đều cho rằng các biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL ở Trường THPT chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn rất cần thiết và hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tế nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo

- Thay khái niệm hoạt động GDNGLL bằng các hoạt động giáo dục để nâng cao vai trò vị trí hoạt động GDNGLL trong nhà trường.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ hoạt động GDNGLL như đối với giờ dạy trên lớp.

- Có kế hoạch đào tạo đội ngũ GV chuyên trách về hoạt động GDNGLL để có thể tham mưu cho hiệu trưởng tổ chức hoạt động GDNGLL và trực tiếp phụ trách hoạt động này.

- Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CB, GV kiêm nhiệm phụ trách các hoạt động GDNGLL.

- Biên soạn hệ thống tài liệu chính thức cho các hoạt động GDNGLL. - Tăng cường CSVCTB cho các nhà trường đặc biệt về sân chơi, bãi tập, đa năng đáp ứng các yêu cầu cơ bản của hoạt động GDNGLL.

- Có cơ chế tài chính hợp lý cho CB, GV phụ trách, tổ chức các hoạt động GDNGLL.

2.2. Đối với Trường THPT chuyên Chu Văn An tỉnh Lạng Sơn

- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB, GV, cha mẹ HS và HS thấy được vị trí, tầm quan trọng của hoạt động GDNGLL ở nhà trường.

- Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL có sự phân công, giao trách nhiệm cụ thể đối với từng thành viên.

- Bồi dưỡng các kỹ năng tổ chức hoạt động GDNGLL cho GV, tạo điều kiện cho CB, GV giao lưu với các đơn vị trong và ngoài tỉnh học tập kinh nghiệm chỉ đạo và tổ chức các hoạt động GDNGLL.

- Tăng cường CSVCTB trong điều kiện nguồn ngân sách được cấp đáp ứng yêu cầu hoạt động GDNGLL; huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm hỗ trợ hoạt động GDNGLL.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động GDNGLL. Đưa tiêu chí tham gia hoạt động GDNGLL của CB, GV và HS vào tiêu chí đánh giá thi đua theo từng đợt, học kỳ, năm học.

- Kịp thời động viên khen thưởng tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp và thành tích trong tổ chức thực hiện các hoạt động GDNGLL.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ƣơng đảng khóa XI, Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013.

2. Đặng Quốc Bảo, Phát triển nhân lực phát triển con người. Tài liệu dùng cho học viên cao học quản lý giáo dục.

3. Nguyễn Thanh Bình (2011), Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

4. Bộ GDĐT, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011.

5. Bộ GDĐT-Dự án phát triển giáo viên THPT&TCCN (2013), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lý giáo dục trong thời kỳ đổi mới. Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin.

6. Bộ GDĐT, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên. Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/2/2012.

7. Các Mác và Ph.ăng Ghen toàn tập, tập 23 (1993), Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương khoa học quản lý. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Đức Chính (2012), Tập bài giảng Đo lường và Đánh giá trong giáo dục.

10. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Giáo dục.

11. Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

12. Trần Khánh Đức (2011), Sự phát triển các quan điểm giáo dục. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

13. Đặng Xuân Hải, Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

14. Bùi Minh Hiển-Vũ Ngọc Hải-Đặng Quốc Bảo (2011), Quản lý giáo dục.

Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

15. Trần Kiểm-Nguyễn Xuân Thức (2012), Giáo trình đại cương khoa học quản lý và quản lý giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

16. Nguyễn Lộc (Chủ biên) (2011), Khoa học giáo dục Việt Nam từ đổi mới tới nay. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Nguyễn Lộc (2010), Lí luận về quản lí. Nhà xuất bản đại học Sư phạm.

18. Nguyễn Lộc (chủ biên) (2009), Cơ sở lý luận quản lý trong tổ chức giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc-Đặng Quốc Bảo-Nguyễn Trọng Hậu-Nguyễn Quốc Chí-Nguyễn Sỹ Thƣ (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc-Đinh Thị Kim Thoa-Trần Văn Tính-Vũ Phƣơng Liên (2010), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Quốc Hội, Luật giáo dục 2005, bổ sung sửa đổi 2009.

22. Quốc Hội, Nghị quyết 40 Quốc hội khoá X.

23. Bùi Ngọc Sơn (2008), Hướng dẫn thiết kế hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở. Nhà xuất bản giáo dục.

24. Nguyễn Việt Thắng (2012), Luận văn thạc sỹ QLGD “Biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL của hiệu trưởng trường THPT huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương”.

25. Hà Nhật Thăng-Trần Hữu Hoan (2011), Xu thế phát triển giáo dục.

Giáo trình đào tạo thạc sỹ khoa sau đại học.

26. Nguyễn Thị Trang (2012), Luận văn thạc sỹ QLGD “Một số giải pháp quản lý hoạt động GDNGLL ở các trường THPT huyện Yên Thành, tỉnh Ngệ An”.

27. Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định Phê duyệt Đề án Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020. Quyết định số 959/QĐ-TTg ngày

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN CHU VĂN AN, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 98 -119 )

×