Kết quả các mặt giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn (Trang 48 - 119)

HS xếp loại hạnh kiểm tốt chiếm tỉ lệ trên 90%. Tỷ lệ HS xếp loại học lực giỏi tăng nhất là từ năm học 2010 - 2011 do việc đầu tư vào việc đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Việc ra đề thi theo hướng mở hạn chế ghi nhớ máy móc, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với đối tượng đã giúp HS phát huy tính tích cực, sáng tạo, đạt kết quả tốt trong các kỳ thi, kiểm tra.

Tỷ lệ HS thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng có xu hướng tăng ở mức trên 90%.

Bảng 2.3. Chất lượng giáo dục qua các năm học Năm học Tổng số HS Hạnh kiểm Học lực HSG Tỉ lệ HS đỗ ĐH, Tốt Khá TB Giỏi Khá TB Cấp tỉnh QG 2009-2010 891 92,9 7,1 0 10,2 79,1 10,7 154 41 Trên 85% 2010-2011 966 93,2 6,1 0,7 23,3 73,4 3,3 181 31 Trên 90% 2011-2012 986 91,3 8,1 0,61 25,9 66,6 7,3 187 25 Trên 95% 2012-2013 1020 94,1 5,49 0,39 23,1 71,8 5,1 223 36 Trên 95%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết từ năm học 2009-2010 đến năm học 2012-2013 Trường THPT chuyên Chu Văn An)

Các kỳ thi HS giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia đã khẳng định chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường. Số lượng, chất lượng HS đạt giải trong các kỳ thi cấp tỉnh, cấp Quốc gia có chiều hướng tăng qua các năm. Năm học 2011-2012 tổng số giải cấp tỉnh là 187, giải quốc gia là 25. Năm học 2012- 2013, tổng số giải cấp tỉnh là 223 (tăng 36 giải so với năm học trước), giải Quốc gia là 36.

Kết quả các mặt giáo dục của nhà trường thể hiện sự nỗ lực cố gắng của thầy và trò, sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng xã hội đối với các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên một thực tế phải thừa nhận là việc đánh giá hạnh kiểm HS còn nhẹ tay, còn có HS phải xếp loại hạnh kiểm trung bình. Vẫn chưa phát huy tốt tiềm năng của nhà trường trong tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện.

2.1.8. Mục tiêu phát triển Trường THPT chuyên Chu Văn An giai đoạn 2011 - 2020

Mục tiêu tổng quát: xây dựng Trường THPT chuyên Chu Văn An thành một sơ sở giáo dục trung học có chất lượng giáo dục cao, đạt chuẩn quốc gia, có trang thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại. Bồi dưỡng HS có tư chất thông

minh, có kết quả học tập xuất sắc thành những người có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; có ý thức tự lực, có sức khỏe tốt để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phấn đấu đến cuối giai đoạn 2011 - 2015 Trường THPT chuyên Chu Văn An nằm trong tốp 50 trường THPT hàng đầu cả nước. Xây dựng Trường THPT chuyên Chu Văn An là hình mẫu của các trường THPT trong tỉnh về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và tổ chức các hoạt động giáo dục.

Mục tiêu cụ thể:

- Củng cố, ổn định về quy mô trường lớp và chất lượng giáo dục: Đến năm 2015 và những năm tiếp theo trường giữ ở mức có 27 lớp với 945 HS, trong đó có 24 lớp chuyên với 840 HS gồm các bộ môn chuyên Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh và Tiếng Trung. Mỗi khối lớp có 01 lớp không chuyên với 35 HS.

- Ổn định và nâng cao chất lượng đội ngũ: Đến năm 2015 có 04 CBQL, 88 GV, 13 NV. Phấn đấu đến năm 2015 CBQL phải đảm bảo các yêu cầu của trường THPT chuyên chất lượng cao: giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, thông thạo về tin học và ngoại ngữ, có năng lực truyền đạt, phương pháp dạy cách học, cách tự học, khả năng tổ chức hướng dẫn HS làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ phù hợp với điều kiện của trường, tâm lý HS. Đến năm 2015, 50% GV có trình độ thạc sỹ, 100% GV giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng thông thạo tin học và thiết bị dạy học hiện đại; 20% CB quản lý, GV sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy và giao tiếp. Đến năm 2020 có 3% CB quản lý, GV có trình độ tiến sỹ, 70% có trình độ thạc sỹ và 40% CB quản lý, GV sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy và giao tiếp.

- Nâng cao chất lượng giáo dục: Phấn đấu đến năm 2015 và những năm tiếp theo: có 100% HS xếp loại hạnh kiểm khá tốt, 100% HS có sức khỏe và năng lực ứng xử, có ý thức công dân tốt, có khả năng làm việc theo nhóm và

tự tin trong cuộc sống, giảm thiểu HS mắc các bệnh học đường; có ít nhất 50% HS xếp loại học lực giỏi, 70% HS khá - giỏi về tin học, 40% đạt trình độ bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành. Đến năm 2020, có ít nhất 70% HS xếp loại học lực giỏi, 90% HS khá- giỏi tin học, 60% đạt trình độ bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội các tổ chức tin học ngoại ngữ châu Âu ban hành. Hằng năm có ít nhất 50% số HS dự thi HS giỏi quốc gia đoạt giải. Tỉ lệ HS thi đỗ vào các trường đại học đạt từ 85% trở lên.

Mục tiêu phát triển trường THPT chuyên giai đoạn 2011-2020 đã đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với HS trong đó đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, phát triển năng lực ứng xử, ý thức công dân, khả năng làm việc theo nhóm, tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học.

2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng Trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn trƣờng Trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn

2.2.1. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

2.2.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL

Hoạt động GDNGLL là một bộ phận gắn bó hữu cơ với hoạt động dạy học trên lớp và là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể. Đây là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, có chương trình, nội dung, phương pháp và phương tiện; là con đường gắn lý luận với thực tiễn, giúp HS phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất đạo đức hình thành và hoàn thiện nhân cách. Hoạt động GDNGLL có nhiệm vụ giúp HS bổ sung, củng cố và hoàn thiện các kiến thức đã học ở trên lớp, biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tế, mở rộng hiểu biết của các em về các vấn đề tự nhiên, xã hội đặc biệt là những vấn đề có tính thời đại, toàn cầu như hòa bình, hữu nghị, hợp tác, vấn đề môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu...

Hoạt động GDNGLL còn giúp HS hiểu biết giá trị sống, nâng cao hiểu biết về pháp luật, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có niềm tin vào tương lai của đất nước, của dân tộc. Hoạt động GDNGLL bồi dưỡng cho HS những tình cảm đạo đức trong sáng, biết trân trọng cái đẹp, biết bảo vệ và tôn tạo những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Hoạt động GDNGLL rèn luyện cho HS những kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thói quen lao động, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hòa nhập, kỹ năng kiềm chế, giải quyết các xung đột.

Với vai trò hết sức quan trọng của hoạt động GDNGLL đòi hỏi mỗi nhà trường, mỗi cá nhân cần phải hiểu một cách đầy đủ về hoạt động này đồng thời có sự quan tâm, đầu tư đúng mức như đối với các hoạt động giáo dục trên lớp.

Trong thực tế nhận thức của đội ngũ CB quản lý, GV, PHHS và HS về vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL trong nhà trường chưa thật đúng. Qua kết quả khảo sát của 3 CB quản lý, 7 tổ trưởng chuyên môn, 06 CB Đoàn, 27 GV chủ nhiệm, 12 GV bộ môn, 20 cha mẹ HS, 55 HS chúng tôi thu được kết quả như sau:

* Nhận thức của CB quản lý và các tổ trưởng chuyên môn

CB quản lý, tổ trưởng chuyên môn nhận thức chưa thật đúng và đầy đủ về vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL.

Khi phỏng vấn 04 tổ trưởng chuyên môn về tính giáo dục và sự cần thiết của các hoạt động GDNGLL, 02 tổ trưởng cho rằng với trường THPT chuyên, việc học tập là vấn đề quan trọng hơn, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, các chương trình giao lưu, tọa đàm nên hạn chế, không cần thiết vì ảnh hưởng tới việc học của HS.

Kết quả thu được từ phiếu hỏi đối với CB quản lý và tổ trưởng chuyên môn như sau:

Bảng 2.4. Nhận thức của CB quản lý, tổ trưởng chuyên môn về vị trí, vai trò hoạt động GDNGLL TT Nội dung Mức độ quan trọng Không QT Tương đối QT QT Rất QT SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1

Là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống

0 0.0 2 20 4 40 4 40

2

Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức, hoàn

thiện kiến thức đã học trên lớp 2 20.0 2 20 4 40 2 20

3

Mở rộng và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú vốn

tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể. 0 0.0 4 40 3 30 3 30

4

Rèn luyện và phát triển các kỹ năng tự thích ứng, hoàn thiện bản thân (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng lao động...)

0 0.0 3 30 3 30 4 40

5

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS khi tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội

1 10.0 4 40 3 30 2 20

6

Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tự hào về dân tộc, truyền thống nhà trường, niềm tin vào cuộc sống, tương lai; có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên, xã hội

1 10.0 4 40 3 30 2 20

Cộng chung

4 6.7 19 31.67 20 33.33 17 28.33

Đa số các thành viên trong ban giám hiệu và các tổ trưởng đều nhận thấy rằng hoạt động GDNGLL là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, giúp học sinh phát triển các kỹ năng sống (nội dung 1, 3). Nếu cộng chung, có trên 60% số ý kiến cho rằng hoạt động GDNGLL có vai trò quan trọng và rất quan trọng. Nhưng ở các nội dung 2, 5, 8 về vai trò giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức, việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS, giáo dục lòng yêu nước, vẫn có một số tổ trưởng chuyên môn đánh giá ở mức độ không quan trọng hoặc chỉ là tương đối quan trọng. Nhận thức chưa thật đúng và đầy đủ của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho GV, HS tham gia các hoạt động GDNGLL.

* Nhận thức của CB Đoàn

Khi được hỏi về ý nghĩa, vai trò của hoạt động GDNGLL, 05 CB Đoàn gồm bí thư, phó bí thư và ủy viên ban chấp hành đều nhận thức được đây là hoạt động mang tính giáo dục cao, rất cần thiết trong nhà trường. Tuy vậy vẫn còn CB Đoàn chưa hiểu rõ về hoạt động này coi đây là hoạt động nặng về tính chất vui chơi, giải trí, là hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.

Về vị trí và vai trò của hoạt động GDNGLL theo phiếu hỏi, 100% CB đoàn đều đánh giá 6 nội dung ở mức độ quan trọng và rất quan trọng, nhất là nội dung giúp học sinh mở rộng và nâng cao hiểu biết về lĩnh vực đời sống xã hội và nội dung rèn luyện, phát triển các kỹ năng sống.

Bảng 2.5. Nhận thức của CB Đoàn về vị trí, vai trò hoạt động GDNGLL

TT Nội dung Mức độ quan trọng Không QT Tương đối QT QT Rất QT SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1

Là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống

0 0.0 0 0 4 66.7 2 33.3

2

Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức, hoàn

thiện kiến thức đã học trên lớp 0 0.0 0 0 3 50.0 3 50.0

3

Mở rộng và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú vốn

tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể. 0 0.0 0 0 2 33.3 4 66.7

4

Rèn luyện và phát triển các kỹ năng tự thích ứng, hoàn thiện bản thân (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng lao động...)

0 0.0 0 0 2 33.3 4 66.7

5

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS khi tham gia các hoạt động tập thể,

hoạt động xã hội 0 0.0 0 0 4 66.7 2 33.3

6

Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tự hào về dân tộc, truyền thống nhà trường, niềm tin vào cuộc sống, tương lai; có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên, xã hội

0 0.0 0 0 3 50 3 50

Cộng chung

Tổ chức Đoàn thường tổ chức các hoạt động GDNGLL như chương trình văn nghệ, giáo dục pháp luật, sinh hoạt dưới cờ, chương trình giao lưu, tọa đàm “Khi tôi 18”, “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ”. Vì vậy đa số CB đoàn đều có nhận thức đúng về vị trí, vai trò hoạt động GDNGLL.

* Nhận thức của đội ngũ GV

Đội ngũ GV nhận thức về vấn đề này còn chưa thật đúng. Qua trao đổi, nhiều GV cho rằng hoạt động GDNGLL là hoạt động ngoại khóa, vui chơi giải trí, coi nhẹ vấn đề này, coi đây là hoạt động của đoàn thanh niên.

Bảng 2.6. Nhận thức của GV về vị trí, vai trò hoạt động GDNGLL

TT Nội dung Mức độ quan trọng Không QT Tương đối QT QT Rất QT SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1

Là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của HS

0 0.0 5 12.82 22 56.4 12 30.8

2

Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức, hoàn

thiện kiến thức đã học trên lớp 4 10.3 18 46.15 14 35.9 3 7.7

3

Mở rộng và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú vốn

tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể. 0 0.0 7 17.95 21 53.8 11 28.2

4

Rèn luyện và phát triển các kỹ năng tự thích ứng, hoàn thiện bản thân (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng lao động...)

0 0.0 5 12.82 19 48.7 15 38.5

5

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS khi tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội

2 5.1 12 30.77 17 43.6 8 20.5

6

Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tự hào về dân tộc, truyền thống nhà trường, niềm tin vào cuộc sống, tương lai; có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên, xã hội

0 0.0 6 15.38 20 51.28 13 33.33

Cộng chung

6 2.6 53 22.65 113 48.29 62 26.5

Nhiều GV đã nhận thức đúng vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL. Nếu tính cộng chung, 70% số ý kiến GV xác định đây là hoạt động giáo dục

quan trọng và rất quan trọng. Tuy vậy, nhận thức về vị trí, vai trò hoạt động GDNGLL của giáo viên chưa đồng đều. Nhiều GV đã xác định đúng đây là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, có tác dụng giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng sống, giúp các em mở rộng và nâng cao hiểu biết về đời sống xã hội, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước (nội dung 1, 3, 4, 5).

Tuy nhiên có một số ít GV còn cho rằng nội dung 2 và 5 không quan trọng có thể do GV ở một số bộ môn như môn Toán ít nhận thấy hoạt động này giúp HS có thể củng cố và khắc sâu kiến thức, ít có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong các hoạt động tập thể. Đây là

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn (Trang 48 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)