Trƣờng THPT chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động GDNGLL ở Trường THPT chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn và các nguyên tắc xây dựng biện pháp tổ chức hoạt động GDNGLL, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL đối với Trường THPT chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn như sau:
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, HS và các lực lượng giáo dục về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3.2.1.1. Mục tiêu
Nhận thức đúng có vai trò quyết định đối với việc định hướng và kết quả của hành động. Nếu nhận thức đúng thì sẽ có hành động đúng và là cơ sở cho việc tổ chức các hoạt động đạt kết quả.
Hoạt động GDNG lên lớp là hoạt động giáo dục có vị trí, vai trò hết sức quan trọng nhất là trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện đối với HS, là hoạt động có tính phong phú, đa dạng, tổ chức linh hoạt với sự tham gia của nhiều lực lượng giáo dục. Cần làm cho CBQL, GV thấy được vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục NGLL đối với việc bổ sung hoàn thiện kiến thức cho HS, rèn luyện các kỹ năng cần thiết để HS có thể ứng xử một cách hợp lý với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, ứng phó với những biến đổi trong tự nhiên, xã hội; bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất của HS giúp các em có thể trở thành những công dân có ích.
Dạy học và giáo dục là hai quá trình gắn bó mật thiết với nhau. Trong dạy học có giáo dục, trong giáo dục có dạy học. Với tư chất thông minh của HS trường THPT chuyên, các em có luôn có mong muốn được tìm tòi, khám phá cái mới, muốn được thể hiện khả năng của mình. Hoạt động giáo dục NGLL dạy cho các em cách học, cách tổ chức, điều khiển các hoạt động, cách nghiên cứu khoa học, cách giúp đỡ người khác. Nhận thức đúng sẽ giúp các em tích cực tham gia các hoạt động GDNGLL với vai trò là chủ thể tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Phụ huynh HS là một lực lượng rất quan trọng đối với việc thực hiện hoạt động GDNGLL. Nhận thức đúng về vị trí và vai trò của hoạt động phụ huynh sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện và khuyến khích cho con em mình tham gia vào các hoạt động GDNGLL. Đây chính là cơ sở để nhà trường huy động các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động GDNGLL.
3.2.1.2. Nội dung * Đối với CBQL
CBQL trong đó có hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng là những người đóng vai trò quan trọng đối với tất cả mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường. CBQL phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng và tính cần thiết của việc tổ chức các hoạt động GDNGLL, phải có cách nhìn nhận một cách đầy đủ về trách nhiệm quản lý đối với các hoạt động GDNGLL, phải thấy rõ đâu là trách nhiệm của CB đoàn, của các tổ trưởng chuyên môn, GV chủ nhiệm và GV bộ môn đối với việc tổ chức các hoạt động GDNGLL. CBQL cũng cần thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động GDNGLL; trách nhiệm trong huy động các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động; trách nhiệm trong kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDNGLL tại đơn vị.
* Đối với Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL
Về mặt bản chất, Ban chỉ đạo chính là những cán bộ, GV, đại diện các tổ chức, lực lương tham gia vào hoạt động GDNGLL. Ban chỉ đạo tạo nên tính thống nhất cao trong chỉ đạo chung đồng thời tạo khả năng huy động cao nhất các lực lượng tham gia vào hoạt động GDNGLL. Nhận thức của Ban chỉ đạo là nhận thức của từng thành viên đối với vai trò, vị trí của hoạt động GDNGLL, nhận thức về tính thống nhất cao trong tổ chức hoạt động GDNGLL, nhận thức về trách nhiệm của cá nhân theo từng mảng việc được giao và sự phối hợp giữa các thành viên khi thực hiện nhiệm vụ.
* Đối với GV
Cần nhận thức một cách đầy đủ về trách nhiệm tham gia và triển khai thực hiện các hoạt động GDNGLL. Để có thể tổ chức hoạt động đạt hiệu quả, cần thực hiện tốt từ khâu xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm, tháng, tuần đối với những nội dung theo phân phối chương trình của Bộ và những nội dung sẽ lồng ghép vào giờ sinh hoạt lớp, giờ giao ban đầu tuần theo hướng dẫn của nhà trường. GV cần có ý học tập, bồi dưỡng nâng cao hiểu biết và kỹ năng tổ chức các hoạt động để có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
* Đoàn thanh niên
Đoàn thanh niên là lực lượng xung kích đi đầu trong mọi hoạt động. CB đoàn cần nhận thức rõ vị trí, vai trò của hoạt động, giáo dục, động viên, khuyến khích đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động GDNGLL.
* Đối với cha mẹ HS
Nhận thức được hoạt động GDNGLL sẽ đem lại sự phát triển toàn diện cho HS từ đó nhận thấy được trách nhiệm giáo dục của gia đình, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong các hoạt động giáo dục NGLL.
3.2.1.3. Cách thực hiện * Đối với CBQL
Nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở GDĐT về tổ chức thực hiện các hoạt động GDNGLL, hiểu rõ mục tiêu, chương trình, nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động, cách kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDNGLL.
Tổ chức cho cán bộ, GV, học tập, nghiên cứu các chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động GDNGLL theo khung phân phối chương trình do Bộ quy định, các nội dung giáo dục lồng ghép vào giờ sinh hoạt cuối tuần và sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, chú ý tới đặc thù của HS trường chuyên; tổ chức các nội dung sinh hoạt chuyên đề, hội thảo về hoạt động GDNGLL; giao trách nhiệm và phân công cán bộ, GV tham gia, triển khai thực hiện hoạt động GDNGLL. Thống nhất giữa kế hoạch GDNGLL
giữa nhà trường, đoàn thanh niên và kế hoạch của GVCN. Lấy kết quả tham gia hoạt động làm một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của GV.
Tích cực trao đổi kinh nghiệm quản lý với các đơn vị bạn, tham gia vào các khóa bồi dưỡng chuyên đề về GDNGLL.
* Đối với GV
Ngay từ đầu năm học, nhà trường tổ chức cho GV học tập đầy đủ nghiêm túc chỉ thị nhiệm vụ năm học; nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình hoạt động GDNGLL do Bộ GD ĐT quy định, định hướng các hoạt động GDNGLL theo chương trình lồng ghép của nhà trường, các hoạt động theo chủ đề của nhà trường trong năm học; tổ chức cho GV tham gia các buổi học tập các nghị quyết của Đảng, nghe nói chuyện về tình hình thời sự trong nước và quốc tế. Thông qua đó giúp GV hiểu rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của hoạt động GDNGLL và trách nhiệm của cá nhân đối với việc tổ chức thực hiện các hoạt động.
Tích cực tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường về nội dung hoạt động GDNGLL; phát huy vai trò của khối trưởng chủ nhiệm giúp GV nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò và các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL.
* Đối với HS
Thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần tuyên truyền cho các em nhận thức đúng về hoạt động GDNGLL, đây là hoạt động không thể thiếu được giúp các em phát triển một cách toàn diện.
Tổ chức nhiều chương trình GDNGLL với nội dung phong phú, hấp dẫn qua đó giúp các em hứng thú, tích cực khi tham gia hoạt động, trở thành chủ thể trong tổ chức các hoạt động.
Có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với HS tích cực, tham gia hiệu quả các hoạt động GDNGLL.
* Đối với tổ chức Đoàn thanh niên
Thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn về công tác đoàn giúp CB đoàn hiểu rõ vai trò của các hoạt động giáo dục trong nhà trường, trách nhiệm của CB đoàn trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động GDNGLL.
Xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa ban giám hiệu với ban chấp hành công đoàn, giữa GV chủ nhiệm lớp và CB đoàn, giữa CB lớp và CB đoàn tạo nên tính thống nhất cao từ việc xây dựng kế hoạch đến khâu tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động GDNGLL.
* Đối với cha mẹ HS
Qua các buổi họp cha mẹ HS theo định kì, nhà trường tuyên truyền giúp cha mẹ HS hiểu được các nội dung giáo dục trong nhà trường trong đó có hoạt động GDNGLL là hoạt động có vai trò rất tích cực giúp HS phát triển một cách toàn diện; thấy được trách nhiệm của gia đình trong việc khuyến khích, hỗ trợ HS tham gia các hoạt động.
Tăng cường mối liên hệ giữa ban giám hiệu, GV chủ nhiệm lớp với cha mẹ HS để phối hợp các biện pháp giáo dục.
Phát huy vai trò của ban đại diện cha mẹ HS trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của hoạt động GDNGLL, huy động sự tham gia tích cực của cha mẹ HS đối với các hoạt động GDNGLL.
3.2.2. Xây dựng Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3.2.2.1. Mục tiêu
Tổ chức là nhân tố đầu tiên và quan trọng đối với sự thành công của hoạt động. Hiệu trưởng là người đứng đầu cần thành lập ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL ngay từ đầu năm học với các thành viên thuộc ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
Trong ban chỉ đạo phải có sự phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên, quy định rõ trách nhiệm, yêu cầu cần thực hiện trong từng thời gian.
Phát huy năng lực, sở trường của các thành viên trong ban chỉ đạo, tạo điều kiện để các thành viên có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ theo sự phân công.
Phải xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa các thành viên khi tham gia chỉ đạo tổ chức các hoạt động GDNGLL.
Ban chỉ đạo là đầu mối thống nhất việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá các hoạt động GDNGLL của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường đảm bảo đạt được các mục tiêu giáo dục.
3.2.2.2. Nội dung
* Thành phần tham gia ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL bao gồm: - Các thành viên trong ban giám hiệu.
- Bí thư, phó bí thư đoàn trường. - Các tổ trưởng chuyên môn.
- Khối trưởng chủ nhiệm của 3 khối lớp.
* Nhiệm vụ của ban chỉ đạo
- Xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL của nhà trường theo năm học, học kỳ, tháng, tuần; hướng dẫn các tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng thời gian trong năm học.
- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động GDNG lên lớp theo kế hoạch đã xây dựng. Để hoạt động GDNGLL đạt hiệu quả, ban chỉ đạo cần duyệt kịch bản tổ chức hoạt động, nội dung, thành phần tham gia, hình thức và các điều kiện hiện hoạt động.
- Giám sát, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động, báo cáo hiệu trưởng, đề xuất các biện pháp thực hiện hoạt động đạt hiệu quả, đề nghị khen thưởng với những tập thể cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường tham gia tổ chức, hỗ trợ, giúp đỡ các hoạt động GDNGLL của nhà trường.
3.2.2.3. Cách thực hiện
Yêu cầu đầu tiên với ban chỉ đạo là phải có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc. Với đặc thù của trường THPT chuyên là GV và HS phải dành nhiều thời gian vào hoạt động dạy, học nên các thành viên ban chỉ đạo cần biết sắp xếp công việc của cá nhân một cách hợp lý, dành thời gian thích đáng cho công tác chỉ đạo các hoạt động GDNGLL.
Hoạt động GDNGLL phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài như: điều kiện thời tiết, sự xen lấn của các hoạt động chuyên môn (các kỳ thi HSG theo lịch của Sở GDĐT), điều kiện về cơ sở vật chất thiết bị (hội trường, tăng âm, loa đài...) nên cần có sự linh hoạt trong tổ chức các hoạt động.
Công tác GDNGLL hầu như không có CB, GV được đào tạo cơ bản, cần tạo điều kiện cho các thành viên trong ban chỉ đạo tự học, tham gia các lớp bồi dưỡng, các hội thảo chuyên đề để nâng cao hiểu biết về mục tiêu, chương trình, nội dung, biện pháp và các kỹ năng cần thiết tổ chức hoạt động GDNGLL.
Xây dựng chế độ đãi ngộ, khen thưởng để động viên thành viên ban chỉ đạo tham gia tích cực vào các hoạt động GDNGLL.
3.2.3. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3.2.3.1. Mục tiêu
Kế hoạch hoạt động GDNGLL giúp các bộ quản lý, GV, HS thấy được một cách khái quát tất cả các hoạt động GDNGLL diễn ra trong năm học, học kỳ, theo tuần, tháng; các nội dung hoạt động và việc phân bổ các nguồn lực cho tổ chức hoạt động.
Kế hoạch hoạt động GDNGLL nằm trong hệ thống các kế hoạch giáo dục của nhà trường, có tính ổn định tương đối và thống nhất với kế hoạch giáo dục chung của nhà trường.
Kế hoạch được xây dựng phù hợp với thực tế nhà trường, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục và mang tính khả thi.
3.2.3.2. Nội dung
Kế hoạch GDNGLL bao gồm kế hoạch chung của nhà trường do ban chỉ đạo các hoạt động GDNGLL đứng đầu là hiệu trưởng xây dựng, các kế hoạch của Đoàn thanh niên, kế hoạch của tổ trưởng chuyên môn, kế hoạch của GV chủ nhiệm lớp.
Nội dung kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu giáo dục, nội dung, hình thức, các điều kiện và nguồn lực thực hiện. Các kế hoạch tổ chức, cá nhân phải có sự thống nhất với kế hoạch chung của nhà trường, được hiệu trưởng phê duyệt.
Các kế hoạch GDNGLL phải có sự cân đối với các kế hoạch giáo dục khác như kế hoạch dạy học, kế hoạch ôn luyện đội tuyển HS giỏi cấp tỉnh, quốc gia, kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất...
Kế hoạch GDNGLL cần có tính linh hoạt và có phương án dự phòng để có thể thích ứng với các điều kiện nảy sinh trong thực tế.
3.2.3.3. Cách thực hiện
* Kế hoạch GDNGLL của nhà trường
Để kế hoạch mang tính khoa học, dân chủ và có tính khả thi cao, nhà trường cần huy động sự tham gia, đóng góp ý kiến của cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trường. Trên cơ sở chỉ thị nhiệm vụ năm học và các văn bản hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền, chương trình GDNGLL do Bộ GD ĐT quy định; căn cứ vào tình hình thực tế nhà trường và điều kiện kinh tế - xã hội địa phương, ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL xây dựng dự thảo kế hoạch hoạt động GDNGLL. Dự thảo kế hoạch được đưa lên trang thông tin điện tử nhà trường, lấy ý kiến đóng góp của cá nhân trực tiếp trong cuộc họp hội đồng, phiếu xin ý kiến bổ sung cho dự thảo kế hoạch. Bộ phận soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến, chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung cần thiết, phù hợp. Sau khi đã chỉnh sửa xong, bộ phận soạn thảo tiếp tục gửi xin ý kiến đóng góp của cán bộ, GV, nhân viên, hoàn thiện và ký quyết định ban hành.
Nội dung bản kế hoạch hoạt động GDNGLL của nhà trường phải đảm bảo đúng cấu trúc một bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, nghĩa là cũng có đầy đủ mục tiêu, nội dung, các giải pháp và nguồn lực thực hiện. Kế hoạch phải thể hiện được nội dung cụ thể thực hiện trong từng tuần, tháng với trách nhiệm cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận.
Đối với từng hoạt động cụ thể, cá nhân, bộ phận được phân công phụ trách sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức chuẩn bị và triển khai thực hiện sau khi đã được duyệt kịch bản.
* Kế hoạch của tổ trưởng chuyên môn
Theo sự phân công từ đầu năm, tổ chuyên môn có trách nhiệm thực hiện một số nội dung GDNGLL như sinh hoạt câu lạc bộ, tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày lễ hay theo chủ đề (kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam, kỷ niệm