Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạtđộng giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn (Trang 90 - 92)

giờ lên lớp

3.2.4.1.Mục tiêu

Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL giúp thu hút HS tham gia, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS khi tham gia hoạt động. Đối với hoạt động GDNGLL, GV là người đưa ra chủ đề, nội dung, đặt ra yêu cầu cần đạt, hướng dẫn HS cách tổ chức hoạt động và đánh giá kết quả thực hiện. HS giữ vai trò chủ thể tham gia hoạt động từ khâu chuẩn bị đến tổ chức thực hiện, rút kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động. Cần tránh việc lặp đi, lặp lại quá nhiều phương pháp nào đó dù phương pháp đó có hiệu quả trong phạm vi nhất định, dễ gây sự nhàm chán cho HS. Các hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL phải có tính đa dạng, phù hợp với nội dung từng hoạt động.

Hoạt động GDNGLL cần lôi cuốn nhiều HS cùng tham gia, các hoạt động phải mang tính tập thể nhưng đồng thời cũng giúp HS phát huy năng lực cá nhân. Đây là cơ hội GV có thể nhận thấy những điểm hạn chế và phát hiện HS có năng khiếu để có biện pháp giáo dục, bồi dưỡng phù hợp.

3.2.4.2. Nội dung

GDNGLL có thể coi là hoạt động giáo dục “mềm” vì tính đa dạng, phong phú của nội dung hoạt động. Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp luôn phải thay đổi để có thể vừa đảm bảo mục tiêu hoạt động đồng thời có thể khai thác và phát huy tốt nhất các nguồn lực thực hiện. Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, cá nhân và bộ phận phụ trách cân đối, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động sao cho đảm bảo tính khả thi và có thể đạt hiệu quả giáo dục cao.

Có nhiều hình thức GDNGLL như ở trên lớp học, ngoài sân trường, trong nhà đa năng, đi tham quan, dã ngoại, tổ chức hội thi, biểu diễn tiểu phẩm...

Các phương pháp có thể thực hiện đem lại hiệu quả như phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp trao đổi, thảo luận, phương pháp diễn đàn,

phương pháp trò chơi, hội thi. Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng, cần có sự kết hợp nhiều phương pháp trong quá trình thực hiện để giúp cho hoạt động có tính phong phú, sinh động, hấp dẫn lôi cuốn nhiều HS cùng tham gia.

3.2.4.3. Cách thực hiện

Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL (trong đó gồm có ban giám hiệu) cần có định hướng cho CB, GV hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động GDNGLL trong tuần, tháng, học kì, năm học. Để các hoạt động có tính thống nhất và hiệu quả, nhà trường nên tổ chức một số giờ tạm gọi là giờ “mẫu” như giờ sinh hoạt lớp theo định hướng giáo dục kỷ luật tích cực, hội thảo phương pháp học tập... cho GV chủ nhiệm, tổ trưởng chuyên môn cùng tham dự và rút kinh nghiệm. Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL tổ chức đi dự một số giờ sinh hoạt lớp của GV, các chương chình hội thảo, tọa đàm tại lớp để có ý kiến chỉ đạo, đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động. Để nâng cao chất lượng hoạt động, ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL nên tổ chức tập huấn cho GVCN lớp kỹ năng tổ chức các hoạt động; khuyến khích GV đề xuất hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động mới, động viên và tạo điều kiện để GV thực hiện tốt hoạt động.

Khối trưởng chủ nhiệm vừa là thành viên ban chỉ đạo đồng thời là những người được giao nhiệm vụ trực tiếp theo dõi các hoạt động của các lớp trong khối, có sự trao đổi, thống nhất với các GVCN về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức của hoạt động, giúp đỡ GV khi gặp khó khăn trong tổ chức hoạt động GDNGLL. Khối trưởng duyệt giáo án GDNGLL của GVCN trước khi thực hiện.

GVCN phải có định hướng về hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động ngay từ lúc xây dựng kế hoạch; cụ thể hóa hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL qua giáo án thực hiện hoạt động. Giáo án hoạt động GDNGLL cũng phải thể hiện các nội dung gần như một giờ dạy học trên lớp

có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, các hoạt động thực hiện trong giờ GDNGLL.

Tăng cường sân chơi trí tuệ phù hợp với đặc điểm tâm lý của HS trường chuyên. Với các chương trình như cuộc thi “Đường lên đỉnh Olimpia”, thi hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, tự nhiên và xã hội thực sự lôi cuốn và hấp dẫn HS. Các cuộc thi khoa học kỹ thuật như “Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng”, thi “Khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học” đem lại cho HS sự hứng thú, niềm say mê sáng tạo, mong muốn đem kiến thức đã học vận dụng vào thực tế cuộc sống.

Cần tăng cường các hoạt động giao lưu, mời các đối tượng tham dự phù hợp với chủ đề như: Anh hùng lượng vũ trang, bác sỹ, kỹ sư giỏi, các doanh nhân thành đạt, các tấm gương nghèo học giỏi để qua đó HS có thể hiểu biết hơn về thực tế xã hội, định hướng nghề nghiệp, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, noi gương các thế hệ đi trước phấn đấu học tập tốt.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)