Hoạtđộng mang tính giáo dục cao 

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn (Trang 56 - 119)

giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước (nội dung 1, 3, 4, 5).

Tuy nhiên có một số ít GV còn cho rằng nội dung 2 và 5 không quan trọng có thể do GV ở một số bộ môn như môn Toán ít nhận thấy hoạt động này giúp HS có thể củng cố và khắc sâu kiến thức, ít có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong các hoạt động tập thể. Đây là những quan điểm chưa đúng của GV cần thay đổi.

*Nhận thức của cha mẹ HS

22, 22%

29, 29% 15, 15%

35, 34%

Hoạt động ngoài giờ học, gắn với sở thích cá nhân

Hoạt động văn nghệ, thể dục thểthao, vui chơi, giải tríthao, vui chơi, giải trí thao, vui chơi, giải trí

Hoạt động của các đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ

Hoạt động mang tính giáo dụccao cao

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của cha mẹ HS về hoạt động GDNGLL

Hiểu biết về hoạt động GDNGLL của cha mẹ HS đã có những dấu hiệu tích cực. Có 35.34% cha mẹ HS cho rằng đây là hoạt động mang tính giáo dục cao. Tuy vậy vẫn còn nhiều cha mẹ HS coi hoạt động GDNGLL là hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, giúp các em giảm bớt căng thẳng sau giờ học.

Về tính cần thiết của hoạt động đã có 71% cha mẹ HS đều cho rằng đây là hoạt động cần thiết của nhà trường.

Bảng 2.7. Nhận thức của cha mẹ HS về vị trí, vai trò hoạt động GDNGLL TT Nội dung Mức độ quan trọng Không QT Tương đối QT QT Rất QT SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1

Là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của HS

3 15.0 6 30 8 40.0 3 15.0

2

Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức, hoàn

thiện kiến thức đã học trên lớp 2 10.0 9 45 7 35.0 2 10.0

3

Mở rộng và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể.

0 0.0 7 35 10 50.0 3 15.0

4

Rèn luyện và phát triển các kỹ năng tự thích ứng, hoàn thiện bản thân (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng lao động...)

0 0.0 5 25 7 35.0 8 40.0

5

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS khi tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội

2 10.0 8 40 6 30.0 4 20.0

6

Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tự hào về dân tộc, truyền thống nhà trường, niềm tin vào cuộc sống, tương lai; có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên, xã hội

0 0.0 6 31.58 6 31.58 7 36.84

Cộng chung 7 5.9 41 34.45 44 36.97 27 22.69

Bảng tổng hợp kết quả cho thấy nếu tính chung cả 6 nội dung có khoảng 60% cha mẹ HS đánh giá ở mức độ quan trọng và rất quan trọng. Đặc biệt ở nội dung 4 và 6, về vai trò của hoạt động GDNGLL đối với việc giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào tương lai có tới trên dưới 70% ý kiến đánh giá là quan trọng và rất quan trọng. Điều đó thể hiện cha mẹ HS bước đầu có nhận thức đúng đối về vai trò và vị trí của hoạt động GDNGLL. Tuy nhiên một số cha

mẹ HS vẫn coi nhẹ trò của hoạt động GDNGLL trong việc gắn kiến thức với thực tiễn, tác dụng đối với việc khắc sâu kiến thức hay phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em.

Đối với câu hỏi cha mẹ HS có muốn con em mình tham gia các hoạt động GDNGLL không và có muốn tham dự các hoạt động này không, có tới 77% số ý kiến trả lời là muốn. Và có 73% số ý kiến nhất trí sẵn sàng giúp đỡ nhà trường về thời gian và cả kinh phí cho các hoạt động GDNGLL. Như vậy nhiều cha mẹ HS đã có những hiểu biết về vị trí, vai trò hoạt động GDNGLL, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động. Một số cha mẹ HS đã khẳng định ngoài học kiến thức, HS cần phải học cả cách làm người như cách giao tiếp, ứng xử, biết phân biệt đúng sai, biết chia sẻ và giúp đỡ người khác. Đây chính là “lỗ hổng” trong giáo dục mà lâu nay cả nhà trường và gia đình quan tâm chưa đúng mức. Nhận thức của cha mẹ HS chính là cơ sở để nhà trường có thể huy động các lực lượng ngoài nhà trường hỗ trợ các hoạt động GDNGLL. Tuy vậy cũng cần thấy rằng có nhiều cha mẹ HS lo ngại khi con em tham gia các hoạt động GDNGLL sẽ mất thời gian, ảnh hưởng tới kết quả học tập.

* Nhận thức của HS

25, 25%

45, 45% 15, 15%

15, 15% Hoạt động ngoài giờ học, gắn với

sở thích cá nhân

Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí

Hoạt động của các đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ

Hoạt động rất cần thiết, mangtính giáo dục caotính giáo dục cao tính giáo dục cao

Biểu đồ 2.2. Nhận thức của học sinh về hoạt động GDNGLL

Cách hiểu của HS về hoạt động GDNGLL chưa đúng. 45,5% HS được hỏi coi GDNGLL là hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí. Chỉ có 15,15% ý kiến cho rằng đây là hoạt động cần thiết, mang tính giáo dục cao.

Về vai trò của hoạt động GDNGLL, có tới 25/55 ý kiến cho rằng hoạt động GDNGLL chủ yếu giúp các em có cơ hội được vui chơi giải trí.

Thực tế cho thấy với HS trường chuyên các em tập trung rất nhiều thời gian cho học tập. Nhưng nếu không phân bổ thời gian cho các hoạt động khác thì sẽ dễ đưa các em rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng về trí não, hạn chế phát triển về thể chất, thiếu các kỹ năng cơ bản, hạn chế hiểu biết về xã hội, khó hòa mình vào tập thể. Để làm thay đổi vấn đề này cần có sự thay đổi nhận thức trong đội ngũ CB, GV, CB đoàn, cha mẹ HS, có sự hỗ trợ, vào cuộc của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

2.2.1.2. Thực trạng về nội dung, hình thức thực hiện hoạt động GDNGLL

Những năm học trước đây do hoạt động GDNGLL chưa thực sự được quan tâm, nên số buổi tổ chức hoạt động còn ít, hình thức chưa phong phú, nội dung còn nghèo. Buổi tập trung đầu tuần là một ví dụ. Nhà trường tập trung đầu tuần vào tiết 1 ngày thứ hai, nội dung được lặp đi lặp lại trong các buổi gần giống nhau, sau phần nghi lễ chào cờ là nhận xét của GV chủ nhiệm thay mặt cho lớp trực tuần về các mặt nền nếp, học tập, xếp loại các lớp trong tuần, tiếp đó là triển khai công việc của thầy hiệu trưởng và sau đó là triển khai hoạt động của đoàn thanh niên. Nhiều HS cảm thấy nhàm chán, không muốn dự các giờ tập trung đầu tuần, ngồi trong hàng thiếu tập trung.

Những năm gần đây, nhất là từ năm học 2010 - 2011, nhà trường đã bắt đầu có sự thay đổi trong tổ chức các hoạt động GDNGLL. Đối với buổi tập trung đầu tuần, ngoài các nội dung triển khai của lớp trực tuần, Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, HS lớp trực tuần thực hiện một số nội dung hoạt động theo chủ đề dưới sự hướng dẫn của GV. Nhiều HS đã sáng tạo trong biểu diễn các tiểu phẩm, xây dựng các câu hỏi thi theo chủ đề, biểu diễn các tiết mục văn nghệ hấp dẫn thu hút sự chú ý của nhiều HS.

* Nội dung hoạt động GDNGLL

Qua khảo sát 55 CB, GV Trường THPT chuyên Chu Văn An về tính cần thiết của các nội dung GDNGLL được tổ chức thực hiện tại nhà trường, kết

quả như sau: trên 80% số ý kiến cho rằng các 6 nội dung được thực hiện ở nhà trường là rất cần thiết, riêng đối với nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, 100% ý kiến cho rằng cần thiết và rất cần thiết, trong đó ý kiến cho rằng rất cần thiết chiếm tới 62%. Hoạt động khoa học kỹ thuật, định hướng nghề nghiệp được cha mẹ HS rất quan tâm với 90% ý kiến ủng hộ trong đó ý kiến cho rằng rất cần thiết chiếm tới 43%. Kết quả trên cho thấy với sự xuống cấp về mặt đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên, vấn đề bức xúc của việc làm như hiện nay đã làm cho CB, GV quan tâm nhiều hơn tới những vấn đề này và mong muốn tìm giải pháp giải quyết những khó khăn đó.

Bảng 2.8. Ý kiến của CB, GV về kết quả thực hiện các nội dung của hoạt động GDNGLL

TT Nội dung Kết quả thực hiện Yếu Trung bình Khá Tốt SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Giáo dục đạo đức, pháp luật 0 2 3.6 11 20 42 76 2

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể

thao 0 1 1.8 28 51 26 47

3

Hoạt động khoa học kỹ thuật, định hướng

nghề nghiệp 1 1.8 12 22 24 44 18 33

4

Hoạt động vui chơi, giải trí (trò chơi, thi đố,

câu lạc bộ...) 0 11 20 23 42 21 38

5

Hoạt động lao động công ích, xã hội, bảo vệ

môi trường 1 1.8 14 25 22 40 18 33

6 Hoạt động nhân đạo, từ thiện 0 0 20 36 35 64

Cộng chung 0 2 3.6 11 20 42 76

Theo kết quả trên ta thấy, vẫn có ý kiến xếp loại yếu, một sô nội dung có số ý kiến xếp loại trung bình khá cao chiếm tỷ lệ trên 20% (nội dung 3, 4, 5), còn lại đều đánh giá ở mức độ khá, tốt. Một số nội dung được đánh giá cao như giáo dục đạo đức, pháp luật tỷ lệ ý kiến xếp loại tốt là 76%, hoạt động nhân đạo, từ thiện 64%, hoạt động lao động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể

thao gần 50%. Thực tế trong những năm gần đây, công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật được đẩy mạnh. Nhà trường đã thành lập Hội đồng phổ biến và giáo dục pháp luật, thực hiện việc triển khai các văn bản pháp luật tới CB, GV, NV và HS; tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật như tuyên truyền Luật giáo dục, Luật giao thông đường bộ, Luật phòng cháy chữa cháy, Luật phòng chống ma túy, Luật biên giới quốc gia... tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật, thi tìm hiểu truyền thống nhà trường, địa phương cho HS. Hoạt động từ thiện, nhân đạo được đẩy mạnh với nhiều hoạt động như: quyên góp quần áo ấm cho HS nghèo, HS vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, phong trào xây dựng “Hũ gạo tình thương” giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn để các em có điều kiện học tập tốt hơn. Nhà trường đã huy động được nguồn tài chính của các tổ chức cá nhân, các nhà hảo tâm để giúp đỡ các em HS bớt đi phần nào khó khăn.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong nhà trường được đẩy mạnh. Nhà trường phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức cho HS tham gia nhiều hoạt động như thi đấu bóng đá giữa các khối lớp, thi đấu cầu lông, cờ tướng, thi kéo co, thi “Giai điệu tuổi hồng”, thi “Tiếng hát tuổi trăng tròn”. tọa đàm “Khi Tôi 18”, tham gia các giải thể dục thể thao do ngành GDĐT và địa phương tổ chức.

Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và định hướng nghề nghiệp, nhà trường đã có những cố gắng nhất định. Nhiều GV, HS đã tham dự các cuộc thi như “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng”, “Sáng tạo kỹ thuật”, “Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học” đạt giải thưởng cao. Năm học 2010 - 2011 có 01 sản phẩm đạt giải nhì cấp tỉnh, năm học 2012 - 2013 có 04 sản phẩm khoa học đạt giải nhất, nhì, ba cấp tỉnh, 01 sản phẩm đạt giải nhì lĩnh vực và đạt giải khuyến khích chung cuộc cấp Quốc gia cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học. Tuy nhiên điểm yếu nằm ở chỗ nhà trường không dạy môn Hướng nghiệp cho HS, việc định hướng nghề nghiệp chưa thật tốt, nhiều HS còn lúng túng trong việc lựa chọn nghề nghiệp khi làm hồ sơ tuyển sinh.

Điểm hạn chế nữa cần khắc phục là công tác giáo dục môi trường, lao động công ích chưa được thực hiện tốt. Vẫn còn hiện tượng HS mang quà bánh vào lớp học gây mất vệ sinh. Việc trồng, chăm sóc cây xanh chưa đạt so với yêu cầu.

* Hình thức hoạt động GDNGLL

Để hoạt động GDNGLL lôi cuốn, hấp dẫn HS và đạt được mục tiêu giáo dục cần đa dạng hóa các hình thức và đổi mới phương pháp hoạt động GDNGLL.

Về khả năng thực hiện hoạt động GDNGLL nhìn chung các ý kiến đều cho rằng đây là những hình thức có thể thực hiện được và thực hiện thuận lợi. Đối với các hoạt động sinh hoạt cuối tuần và sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt câu lạc bộ, thi văn nghệ, thể dục thể thao được đánh giá cao với số ý kiến xếp ở mức thuận lợi và thực hiện được là 100%. Đối với hình thức hoạt động như chơi các trò chơi, diễn đàn, tham quan giao lưu dã ngoại có 21,8% số ý kiến số ý kiến cho rằng khó thực hiện. Đây chính là những băn khoăn, lo lắng của GV vì với hoạt động tham quan dã ngoại cần có nhiều thời gian hơn và liên quan đến kinh phí, việc đảm bảo an toàn cho HS hay hoạt động trò chơi, tham gia diễn đàn yêu cầu sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng và cũng đòi hỏi GV phải có phông kiến thức rộng.

Đối với HS, hơn 80% số ý kiến các em rất thích chơi các trò chơi, tham quan, dã ngoại, cắm trại, giao lưu, với những cá nhân thành đạt, những bạn HS ở các trường khác, tham gia sinh hoạt ở các câu lạc bộ, thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Đây là mong muốn của các em được học hỏi trong cuộc sống, xã hội, muốn được ra ngoài hòa mình với thiên nhiên, muốn được thể hiện năng lực của mình. Một số em bày tỏ quan điểm không thích cách tổ chức lao động vệ sinh như hiện nay, giờ sinh hoạt lớp chưa thật sự hấp dẫn các em, các em không thích hình thức diễn đàn theo chuyên đề. Điều này đặt ra yêu cầu GV cần giáo dục HS biết yêu lao động, trân trọng giá trị lao động, ý

thức giữ gìn vệ sinh, môi trường, phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động để cuốn hút các em tham gia.

Bảng 2.9. Ý kiến của CB, GV về kết quả thực hiện các hình thức của hoạt động GDNGLL TT Nội dung Kết quả thực hiện Yếu Trung bình Khá Tốt SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt cuối tuần 2 3.6 9 16 23 42 21 38

2 Thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao 0 0 2 3.6 26 47 27 49

3 Chơi các trò chơi 4 7.3 11 20 22 40 18 33

4 Sinh hoạt câu lạc bộ 0 0 3 5.5 24 44 28 51

5 Lao động vệ sinh, bảo vệ môi trường 4 7.3 10 18 22 40 19 35

6 Diễn đàn theo chuyên đề 4 7.3 14 25 22 40 15 27

7 Tham quan, dã ngoại, giao lưu 7 13 11 20 23 42 14 25

Cộng chung 21 5.5 60 16 162 42 142 37

Nếu đánh giá chung thì có 42% xếp loại khá, 37% xếp tốt. Kết quả đánh giá cho thấy nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức, có phương pháp tích cực để HS phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác khi tham gia hoạt động. Các hoạt động được đánh giá cao hơn là thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt các câu lạc bộ (Em yêu Toán học, Câu lạc bộ nói Tiếng Anh, Câu lạc bộ Hoa học trò). Thực tế cho thấy, Ban văn nghệ, thể thao nhà trường, CB phụ trách câu lạc bộ đã có nhiều phương pháp để thường xuyên duy trì hoạt động. Các cuộc thi “Biểu diễn thời trang”, thi “Tiếng hát tuổi trăng tròn”, “Giai điệu tuổi hồng”, thi đấu thể thao giữa các lớp được tổ chức tương đối tốt. HS hăng hái tham gia luyện tập để có

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn (Trang 56 - 119)